Thí sinh lo điểm thi, phụ huynh hỏi đầu ra
Nhiêu thi sinh thây hoang mang va không biêt nên thi vào khoa nào, trường nào. Trong khi phu huynh đăt câu hoi học ngành này sẽ làm được gì, cơ hội việc làm nhiều không?
Lo lắng về kỳ thi tuyển 2016, Trần Huyền Trang – học sinh THPT Cao Bá Quát, huyện Quốc Oai – đã đi từ Hà Tây đến ĐH Bách khoa Hà Nội từ sớm để dự buổi tư vấn tuyển sinh.
Dù đã đặt cho bộ phận tư vấn hàng loạt câu hỏi về điểm đầu vào, cách xét tuyển của các trường… Trang vẫn thấy hoang mang và không biết nên thi vào khoa nào, trường nào.
Học sinh còn thiều thắc mắc, hoang mang trước kỳ thi tuyển sinh sắp tới. Ảnh: Ngân Giang.
Trăm mối lo đầu vào
Video đang HOT
Chung tâm trạng, Nguyễn Minh Hiền, học sinh THPT Nhân Chính, tâm sự muốn thi vào khoa Tin học Xây dựng, ĐH Xây dựng. Điểm chuẩn năm 2015 là 28.25, môn Toán hệ số 2. Với chỉ tiêu năm nay là 100 sinh viên, Hiền không biết điểm trúng tuyển liệu có tăng.
“Em không dám đánh liều nộp hồ sơ vào trường, chỉ khi nắm chắc các thông tin em mới dám quyết định. Em mong các thầy cô và ban tuyển sinh sẽ giải đáp thắc mắc này”, Hiền nói.
Nhiều thí sinh lại muốn được biết hướng đào tạo, các môn học của trường. Đỗ Linh Chi, học sinh lớp 12 THPT Nguyễn Trãi cho hay, em muốn đăng ký ngành Dược sĩ của Học viện Y học cổ truyền. Em có thắc mắc về chương trình học của ngành, khả năng học lên cao, cơ hội đi thực tập.
Nguyễn Thị Huyền My, thành viên Ban Tư vấn tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, học sinh tìm đến bàn tư vấn thường mong được giải đáp các câu hỏi về cách xét tuyển, điểm đầu vào, chương trình học ra sao, đào tạo thế nào.
“Nhiều bạn muốn tìm hiểu về khả năng du học sau khi học xong, khoa và trường có liên kết với trung tâm giáo dục nào ở nước ngoài không, và bằng tốt nghiệp do trường trong nước hay quốc tế cấp”, Huyền My cho biết.
Ra trường cơ hội việc làm nhiều không?
Trong khi đó, đối với phụ huynh, câu hỏi được đưa ra nhiều nhất là học ngành này sẽ làm được gì, cơ hội việc làm nhiều không? Khác với học sinh, cha mẹ các em thường nhìn vào thực tế, và yêu cầu được cung cấp thông tin về đầu ra.
“Học điều dưỡng thì làm được gì?” là câu hỏi của bà Trịnh Thị Hà dành cho bàn tư vấn của trường Đại học Y Hà Nội. Bà Hà muốn biết con gái mình sau 4 năm học Cử nhân Điều dưỡng có được phân công hay xin việc dễ không, mức lương ra sao.
Công tác tại ĐH Giao thông Vận tải nhưng cô Trương Tuyết Mai lại cho con lựa chọn ngành học theo sở trường và sở thích. Dù vậy, phụ huynh này cho hay rất quan tâm đến học phí, cơ hội tìm việc sau khi tốt nghiệp cho con trai đang học THPT Trần Hưng Đạo.
Thành viên bàn tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội tư vấn chọn ngành học cho một phụ huynh. Ảnh: Ngân Giang.
Xác định ngành học rồi mới tìm trường
Trước thắc mắc của học sinh và phụ huynh, PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay điều quan trong nhất của việc xét tuyển vào đại học là các em phải xác định muốn học ngành gì, sau đó tìm trường, và tìm hiểu phương án xét tuyển.
“Cốt lõi là thí sinh xác định được ngành nghề yêu thích, phù hợp với năng lực, hoàn cảnh. Sau đó, các bạn hãy tìm trường có ngành học tương ứng, thu thập thông tin về các trường. Việc đánh giá được sức học cũng rất quan trọng, giúp điều chỉnh việc học và xác định bậc học, trường học”, ông Điền giải thích.
Rồi ông tư vấn, vì nhu cầu ngành nghề ở mỗi địa phương khác nhau nên các phụ huynh hãy đặt câu hỏi: “Trong những năm tới ngành nào thu hút nhân lực? Con em mình sẽ làm việc và sinh sống ở đâu?”.
Ngày hội Tư vấn tuyển sinh- Hướng nghiệp 2016 do báo Tuổi Trẻ TP HCM tổ chức ngày 13/3 tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây là dịp để thí sinh nắm bắt được thông tin toàn cảnh về ngành, nghề của các trường. Học sinh, phụ huynh được trực tiếp trao đổi, đặt câu hỏi với đại diện trường đại học, cao đẳng mình quan tâm.
Theo Zing