Thí sinh không chọn sư phạm vì mất niềm tin vào ngành giáo dục

Theo dõi VGT trên

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng nên dừng ngay việc đào tạo của các trường sư phạm có điểm chuẩn thấp. Thí sinh không chọn sư phạm vì mất niềm tin vào giáo dục.

Câu chuyện “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” một lần nữa lại làm nóng dư luận khi điểm chuẩn các trường cao đẳng, đại học sư phạm thấp ở mức 9, 10 và 12,75 (điểm quy chuẩn bằng mức sàn 15,5).

Nhiều nguyên nhân được nêu ra lý giải cho vấn đề này như lương giáo viên thấp, trường sư phạm “mọc lên như nấm” ở các địa phương dẫn đến “vơ vét” thí sinh, cũng như Bộ GD&ĐT chưa có bước đi rõ ràng, quyết liệt để cải thiện tình hình tồn tại nhiều năm. Zing.vn có cuộc trò chuyện với GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, xung quanh vấn đề này.

Thí sinh không chọn sư phạm vì mất niềm tin vào ngành giáo dục - Hình 1

GS Phạm Minh Hạc bày tỏ sự hoang mang, lo lắng về điểm chuẩn vào ngành sư phạm. Ảnh: X.T.

Hoang mang, lo lắng

- Thưa GS Phạm Minh Hạc, năm nay, điểm đầu vào của nhiều trường cao đẳng sư phạm ở mức 9, 10, bậc đại học là 12,75 (điểm quy chuẩn). Từng nhiều năm quản lý giáo dục, ông đán.h giá vấn đề này như thế nào?

- Việc xã hội quan tâm, lo lắng và cả bức xúc khi ngành sư phạm có điểm chuẩn quá thấp là dấu hiệu tốt. Bản thân tôi cũng rất hoang mang, lo lắng, bởi nền giáo dục không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề hệ lụy trong xã hội.

Chúng ta nên học tập đất nước nhỏ nhưng rất quan tâm đến giáo dục như Phần Lan. Họ thay đổi toàn diện giáo dục từ thế kỷ XXI và đạt kết quả cao. Các trường đại học Phần Lan chỉ chọn 10% thí sinh đăng ký ngành sư phạm.

Ở nước ta, điểm đầu vào ngành cao đẳng sư phạm là 9, đại học 12,75 (điểm quy chuẩn) thì quá thấp. Tôi thấy nhiều chuyên gia đề xuất điểm đầu vào ngành sư phạm ít nhất phải 20.

- Thưa GS, học sinh đạt 9 điểm/3 môn thi có thể trở thành giáo viên đạt chuẩn không?

- Học sinh đạt 9 điểm/3 môn thi, thậm chí đạt 1,5 điểm Toán đỗ sư phạm Toán, không thể trở thành giáo viên đạt chuẩn. Trừ một vài trường hợp rất đặc biệt, 1.000 người mới có một em học phổ thông kém, sau này trở thành giáo viên giỏi.

Riêng ngành sư phạm cần có đầu vào cao, vì đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo.

Theo kế hoạch, chiều nay, 16/8, Bộ GD&ĐT làm việc với lãnh đạo các trường về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm. Tham dự buổi họp có lãnh đạo các vụ, cục liên quan như Vụ Giáo dục Đại học, cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, hiệu trưởng tất cả các trường sư phạm.

Video đang HOT

Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 đối với các cơ sở đại học, trường sư phạm diễn ra ngày 11/8, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng không thể nói “điểm đầu vào sư phạm tụt dốc thảm hại”, vì có những trường sư phạm lấy điểm chuẩn cao, ngoài ra trong một trường sư phạm cũng có những ngành điểm chuẩn rất cao.

Trước hàng loạt vấn đề được cho là bất cập sau kỳ thi THPT quốc gia 2017, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng cần hết sức bình tĩnh, nhìn nhận, đán.h giá vấn đề một cách thấu đáo.

- Theo ông, đâu là nguyên nhân thí sinh không còn mặn mà với ngành sư phạm?

- Đi tìm câu trả lời đích đáng cho câu hỏi vì sao ngành sư phạm bị thất sủng rất khó, vì đây là vấn đề của cả hệ thống. Riêng việc đãi ngộ cho sinh viên sư phạm bây giờ không còn hoặc không đáng kể.

Nhiều học sinh không chọn sư phạm vì không tin tưởng vào ngành giáo dục. Những vấn đề như lương, đãi ngộ và xin việc đã được nhắc đến trong nhiều năm nhưng vẫn chưa giải quyết được.

Ở tuổ.i lập nghiệp, xây dựng gia đình (từ 22 đến 27), người trẻ cần lo toan cho cuộc sống. Học sinh chọn ngành sư phạm, khi ra trường các em có lương thấp không nuôi nổi bản thân với 2 triệu đồng/tháng, thậm chí không có khả năng xin việc, thì đương nhiên sẽ không ai mặn mà.

Ngành sư phạm ngoài lương cũng không có thu nhập thêm. Trường hợp giáo viên ở thành phố lớn có thu nhập cao chỉ là con số quá ít trong tổng số giáo viên trên cả nước. Đi thăm một số nước, tôi thấy ở Việt Nam lương giáo viên mới nghèo như vậy, mức 5-10 triệu đồng/tháng, về hưu thì chỉ còn vài triệu đồng. Cũng chỉ có Việt Nam mới xếp lương của giáo viên vào lương hành chính sự nghiệp, nên giáo viên không có động lực phát triển.

Trước đây, năm 1990, khi còn đương nhiệm, tôi từng làm việc với Ngân hàng Thế giới. Họ đề xuất tách lương của nhà giáo ra khỏi lương của hệ thống hành chính. Giáo viên nên có một chế độ lương riêng, phù hợp và xứng đáng với năng lực của mình.

- Bộ GD&ĐT nên nhìn thẳng vào thực tế và thực hiện những vấn đề cấp bách trước tình hình đầu vào sư phạm hiện nay như thế nào?

- Bộ GD&ĐT cần có báo cáo, kiến nghị, đề xuất những chính sách phù hợp với Chính phủ để cải thiện các vấn đề trong ngành sư phạm. Vấn đề cấp bách ngay bây giờ là dừng đào tạo những nơi quá kém, mặc dù họ đã tuyển sinh, không nên để tình trạng này tiếp diễn.

Câu “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” có từ nửa thế kỷ trước, khi tôi còn công tác tại ĐH Sư phạm Hà Nội. Thời bấy giờ ngành giáo dục cũng đã có những thay đổi để sư phạm đạt chuẩn là 24, 25 điểm. Ngày đó, ngành sư phạm có sức hút không kém ngành công an và quân đội bây giờ.

Thí sinh không chọn sư phạm vì mất niềm tin vào ngành giáo dục - Hình 2

Mức trúng tuyển vào nhiều trường đại học sư phạm kém ĐH Y Hà Nội (ngành Y đa khoa) đến gần 14 điểm. Nhiều trường cao đẳng sư phạm ở địa phương “loanh quanh” mức 9, 10 điểm mà vẫn không có thí sinh nhập học. Tranh vẽ: Hữu Nhân.

Không để các trường sư phạm tùy ý tuyển sinh

- Hiện nay, hầu như tỉnh nào cũng có trường đại học đào tạo giáo viên THPT. Ở Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, dù điểm chuẩn “hạ giá” xuống còn 9 điểm/3 môn, có ngành chỉ một em trúng tuyển. Theo GS, việc đào tạo sư phạm hiện nay còn những gì bất cập?

- Thực tế cho thấy nhiều trường sư phạm “vơ bèo vạt tép” nên dẫn đến chất lượng giảm. Hiện nay, nhiều trường sư phạm có tình trạng đào tạo thừa giáo viên. Số lượng đào tạo của các trường cao đẳng ở địa phương, văn bằng hai, từ xa chiếm số lượng lớn.

Bộ GD&ĐT rà soát, quy hoạch lại, không để các trường đào tạo tùy ý, không nên để học viên tìm mọi cách để theo học, cốt lấy chứng chỉ nghề nghiệp để xin việc. Bộ GD&ĐT có thể đóng cửa những trường không chất lượng.

- Phải chăng đã đến lúc tự các trường phải nghĩ cách cứu chính mình để hút thí sinh?

- Các trường không thể tự thay đổi được, ít nhất họ phải có đủ sinh viên, lấp đầy chỉ tiêu mới được hưởng ngân sách từ Nhà nước.

Trong nhà trường, những giáo viên tâm huyết vẫn dạy hay và chịu khó đổi mới dù lương thấp. Nhưng đó là câu chuyện của cá nhân, vấn đề tổng thể cần vai trò của Nhà nước.

Nhà nước nên khuyến khích phát triển trường tư để tăng số lượng giáo viên làm việc trong trường tư thục hưởng mức lương xứng đáng. Số lượng trường tư hiện nay quá ít, chưa đến 15% số trường công.

Chúng ta phải có đường lối đổi khác để phát triển giáo dục, riêng Bộ GD&ĐT hay địa phương không làm nổi.

Nỗi lo phần chìm của ‘tảng băng’ sẽ gây tai họa

Chia sẻ trên Facebook cá nhân, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH FPT, dẫn số liệu của Bộ GD&ĐT cho hay trong số 33.261 sinh viên đang học ở ĐH Sư phạm Hà Nội, hệ chính quy khoảng 9.000 đến 10.000 em, còn lại là tại chức và văn bằng 2. Tương tự các trường đại học sư phạm khác, ví dụ ĐH Sư phạm Huế có chỉ tiêu mỗi năm hơn 1.000, quy mô đào tạo rất lớn (9.353).

Từ phân tích đó, TS Lê Trường Tùng băn khoăn, ngoài điều đáng lo về chất lượng đầu vào trường sư phạm (phần nổi của tảng băng), chất lượng đào tạo bằng tại chức, văn bằng 2 (phần chìm của tảng băng) còn đáng lo hơn.

Chia sẻ với Zing.vn về vấn đề này, PGS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, cho hay việc đào tạo văn bằng 2, tại chức không sai, nhưng chỉ nên đào tạo khi cả nước thiếu giáo viên. Trong tình trạng cả nước thừa nhiều giáo viên như hiện nay, các trường không nên đào tạo tràn lan.

“Nếu các trường chỉ lo đến &’nồi cơm chung’ của mình mà đào tạo thừa, không chú ý đến chất lượng, là điều nguy hiểm. Các trường cao đẳng, đại học sư phạm phải biết đến chất lượng của giáo viên ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của đất nước”, PGS Trần Xuân Nhĩ nói.

Nguyên thứ trưởng GD&ĐT nêu quan điểm một giáo viên sẽ dạy 35 năm với 35 thế hệ. Nếu một người thầy dốt, hậu quả rất khôn lường và không dám tưởng tượng đến. Một người thầy dốt sẽ không thể đào tạo ra thế hệ trò giỏi, thậm chí sẽ làm hỏng một dân tộc, gây tai họa cho đất nước.

Theo Zing

3 điểm/môn cũng trúng tuyển: 'Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm'

Năm nay, dù chỉ 3 điểm/môn trúng tuyển ngành sư phạm, nhiều thí sinh vẫn không nhập học.

3 điểm/môn cũng trúng tuyển: Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm - Hình 1

Những ngày qua, nhiều người đau sót khi nhắc đến sự ví von: "Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, qua loa Sư phạm" và "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Năm nay, không ít thí sinh bất ngờ khi nghĩ mình trượt đại học lại có "cửa" ngồi ghế giảng đường, dù chỉ đạt 12,75 điểm (quy đổi bằng 15,5).

3 điểm/môn cũng trúng tuyển: Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm - Hình 2

15,5 điểm là mức tối thiểu thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học, cũng là mức trúng tuyển của nhiều trường đào tạo sư phạm chính quy.

3 điểm/môn cũng trúng tuyển: Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm - Hình 3

Sư phạm từng là ngành có điểm đầu vào cao trong số những nghề "hot". Nhưng những năm gần đây, mức trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn, thậm chí 3 điểm/môn cũng đỗ trường cao đẳng sư phạm.

3 điểm/môn cũng trúng tuyển: Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm - Hình 4

Mức trúng tuyển vào nhiều trường đại học sư phạm kém ĐH Y Hà Nội (ngành Y đa khoa) đến gần 14 điểm. Nhiều trường cao đẳng sư phạm ở địa phương "loanh quanh" mức 9, 10 điểm mà vẫn không có thí sinh nhập học.

3 điểm/môn cũng trúng tuyển: Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm - Hình 5

Nhiều câu hỏi đặt ra: "Đạt 3 điểm môn Toán sao có thể trở thành giáo viên dạy Toán? Hơn nữa, thi THPT quốc gia năm nay phần lớn là bài thi trắc nghiệm, nhiều em may mắn có thể khoanh ngẫu nhiên được 2,5 điểm rồi".

3 điểm/môn cũng trúng tuyển: Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm - Hình 6

PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, và nhiều chuyên gia giáo dục nói "không thể bình tĩnh được" và điểm chuẩn ngành sư phạm báo hiệu cuộc cải cách giáo dục toàn diện sẽ thất bại. Bộ GD&ĐT cần có biện pháp khắc phục kịp thời thay vì kêu gọi bình tĩnh.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trương Mỹ Lan xin lại 2 túi Hermes bạch tạng, nữ trang chục carat để làm kỷ niệm
13:42:41 27/09/2024
Sốc khi thấy tài khoản tăng lên 5 tỷ đồng, cô gái đến ngân hàng xin sao kê, tìm người trả lại thì được khẳng định: Số tiề.n này là của cô!
12:10:01 27/09/2024
Hoa hậu Ý Nhi về nước, rạng rỡ khoác tay bạn trai ở sân bay
14:13:01 27/09/2024
Hằng Du Mục tuyên chiến một nhân vật sau kiếp nạn Tôn Bằng, tế thẳng lên MXH
13:37:13 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ
14:57:12 27/09/2024
An Dĩ Hiên lộ diện sau 2 năm ở ẩn
15:13:19 27/09/2024
Bạn trai Nam Em thất đức, xem việc ủng hộ vùng lũ như trò đùa, CĐM phán hết cứu
14:45:00 27/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

HOT: Kỳ Duyên - Minh Triệu tái ngộ hậu drama, khoảng cách như "một vòng Trái đất"!

Sao việt

18:09:28 27/09/2024
Dù 2 người đẹp không còn chúng mình có nhau khi xuất hiện nữa nhưng không biết vô tình hay cố ý mà Kỳ Duyên và Minh Triệu lại được xếp ngồi gần nhau.

Shipper làm việc quần quật tới nửa đêm, tháng thu nhập hơn 123 triệu đồng

Netizen

18:02:26 27/09/2024
Nam shipper trên hòn đảo Ulleung trở nên nổi tiếng sau khi video ghi lại quá trình làm việc vất vả của anh lan truyền khắp mạng xã hội.

Bắt giam kẻ cướp giật chuyên nhắm vào phụ nữ ở TPHCM

Pháp luật

17:58:35 27/09/2024
Ngày 27/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 8 vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Mã Chí Cường (SN 2001, ngụ quận Tân Bình) về tội Cướp giật tài sản.

Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 'cháy vé' sau 1 tiếng mở bán

Nhạc việt

17:44:57 27/09/2024
Tính đến 12h (sau đúng 1 tiếng mở bán), chỉ còn 2 hạng vé còn sót lại là XVIP3 và Tinh Tú. Tuy nhiên số lượng vé cũng chỉ còn rất ít.

Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể

Tin nổi bật

17:34:57 27/09/2024
Lực lượng tìm kiếm tại thôn Làng Nủ đã tìm thấy th.i th.ể chị Hoàng Thị Quyến trong vụ lũ quét tang thương xảy ra vào rạng sáng 10/9.

Cấp phát thuố.c thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ

Sức khỏe

17:31:12 27/09/2024
Bộ Y tế và Hội Thầy thuố.c trẻ Việt Nam vừa đưa hơn 100 bác sĩ của nhiều bệnh viện lớn đến khám bệnh và cấp thuố.c miễn phí cho trên 1.200 người dân xã Mường Chiềng (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau m...

Triệu Lệ Dĩnh ngồi không vực dậy cả ngôi làng, cục diện hoa 85 thay đổi từ lâu

Sao châu á

17:27:37 27/09/2024
Sau khi giành giải Thị hậu Phi Thiên, tên tuổ.i của Triệu Lệ Dĩnh càng lên như diều gặp gió. Nhưng ít ai biết rằng, cô nàng từng ngồi không cũng nuôi sống cả một ngôi làng.

ĐTCL mùa 11: Học cách "làm trùm" meta 14.8 với đội hình Thuật Sĩ - Sứ Thanh Hoa sát thương cực lỗi

Mọt game

17:22:53 27/09/2024
Tại bản 14.8 vừa qua, Riot Games đã ra tay giảm sức mạnh một loạt đội hình reroll như Yone, Gnar... Ở chiều hướng ngược lại, một loat tướng 4 vàng lại nhận được buff vô cùng đáng chú ý.

Là "fan cứng" T1 nhưng nữ cosplayer gợi cảm bậc nhất thế giới cũng buông lời phũ cho HoL Faker

Cosplay

16:54:16 27/09/2024
Những ngày qua, từ khi gói Hall of Legends của Faker ra mắt, đã thu hút trọn vẹn sự chú ý của cộng đồng LMHT toàn thế giới. Đây là lần đầu tiên Riot áp dụng hệ thống Pass vào trong toàn bộ cõi LMHT

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 43: Như có bầu, Bảo Anh cài cắm nội gián trong quán cà phê của Thái?

Phim việt

16:48:15 27/09/2024
Trong lúc Lê và Pu nấu ăn, Như ngồi trên ghế nghỉ ngơi như thường lệ. Tuy nhiên, đột nhiên Như thấy buồn nôn và khó chịu vô cùng với mùi thức ăn mà Lê và Pu đang nấu.

Nên đặt tủ lạnh ở bếp, phòng khách hay phòng ăn?

Sáng tạo

16:47:55 27/09/2024
Vị trí đặt tủ lạnh ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong không gian sống, vì vậy nên đặt tủ lạnh ở bếp, phòng khách hay phòng ăn là nỗi băn khoăn của không ít người.