Thí sinh được xét tuyển nhiều lần
Năm nay, theo dự kiến, Bộ GD-ĐT sẽ không giới hạn số đợt xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Vì thế, thí sinh (TS) có cơ hội đăng ký vào nhiều trường và không hạn chế nguyện vọng.
Được nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến Bộ chỉ quy định mức điểm sàn, không quy định về số đợt xét tuyển và mốc thời gian xét tuyển mỗi đợt. Các trường được tổ chức trên nguyên tắc điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn và không vượt chỉ tiêu đã xác định. Các trường có thể tuyển nhiều đợt đến khi đủ chỉ tiêu. TS sẽ được cấp một giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng bản sao của giấy này để đăng ký vào nhiều trường khác nhau. Khi trúng tuyển và quyết định nhập học tại một trường nào đó, TS mới phải sử dụng bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi để nộp cho trường.
Để tránh kéo dài thời gian xét tuyển và gọi vượt chỉ tiêu, Bộ cần nới rộng biên độ về chỉ tiêu cho các trường, có thể quy định gọi vượt tối đa là 15% để đảm bảo các trường không bị vi phạm quy chế Ông Lê Trọng Thắng Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất
Hầu hết các trường ĐH đều ủng hộ chủ trương này. Bà Lê Thị Thủy – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, khẳng định: “Đây là một chủ trương hợp lý vì nên để các trường tự chủ trong xét tuyển. Bộ GD-ĐT chỉ nên kiểm soát chất lượng đầu vào bằng việc quy định mức điểm sàn”. Cùng quan điểm này, ông Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất, cho rằng phương án này rất thuận lợi cho TS và các trường. TS được thỏa mãn về cơ hội xét tuyển và chọn được trường phù hợp với nguyện vọng. Các trường khó tuyển có thể tuyển nhiều đợt để đủ chỉ tiêu. Ông Trần Hữu Nghị – Hiệu trưởng Trường ĐH DL Hải Phòng, lập luận: “Bộ giao cho các trường tự chủ trong xét tuyển là hợp lý. Điều quan trọng là đầu ra, các trường phải đạt chuẩn”.
Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương này, điều băn khoăn là các trường ĐH phải đối mặt tỷ lệ TS ảo rất cao. Ông Lê Hữu Lập – Phó giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông, lo ngại: “Các trường khó có thể biết trước có bao nhiêu TS nộp hồ sơ sẽ đến nhập học, vì vậy không biết gọi nhập học bao nhiêu cho vừa”. Ông Lê Trọng Thắng cũng dự báo: “Các trường có thể bị vượt chỉ tiêu do không chủ động về số lượng nhập học. Có thể thời gian tuyển sinh sẽ bị kéo dài vì phải tuyển nhiều lần”.
Video đang HOT
Năm nay, dự kiến các trường được xét tuyển nhiều đợt.
Tìm cách khắc phục
Dự báo số lượng TS ảo sẽ cao nhưng hầu hết các trường được hỏi ý kiến đều cho rằng có thể khắc phục được. Ông Lê Hữu Lập cho biết các trường có thể đặt ra một mốc thời gian nhất định cho việc xét tuyển. Phải có hạn cuối cùng để TS chủ động lựa chọn vì việc xét tuyển cũng cần phải kết thúc để khóa học bắt đầu. Để tránh rủi ro, các trường có thể gọi làm nhiều đợt nhưng quy định thời hạn cho TS nộp hồ sơ. Ví dụ sau vài ngày nhận giấy báo nhập học mà TS không đến thì các trường có quyền gọi tuyển đợt khác cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Ông Lê Trọng Thắng đề xuất: “Để tránh kéo dài thời gian xét tuyển và gọi vượt chỉ tiêu, Bộ cần nới rộng biên độ về chỉ tiêu cho các trường. Theo quy định hiện nay, các trường không được vượt quá 10% chỉ tiêu. Năm nay, có thể quy định tối đa là 15% để đảm bảo các trường không bị vi phạm quy chế”. Ông Thắng cũng cho biết: “Kinh nghiệm tuyển sinh nhiều năm, các trường bao giờ cũng phải gọi vượt chỉ tiêu nhưng số lượng đến nhập học cũng ít khi đạt. Vì vậy, Bộ nên nới rộng biên độ này trong năm đầu tiên thí điểm mô hình mới để các trường không phải kéo dài thời gian xét tuyển. Sau đó, Bộ có thể điều chỉnh vào các năm tiếp theo”.
Thêm nhiều ngành học mới PGS-TS Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết năm 2012 trường mở thêm 2 ngành học mới bậc ĐH gồm: dược (50 chỉ tiêu); kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro (30 chỉ tiêu). Trường ĐH Tài chính Marketing cũng mở thêm 3 ngành học mới tuyển sinh khối A và D1, gồm: kinh doanh quốc tế (với các chuyên ngành: thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh quốc tế); kinh doanh bất động sản (với các chuyên ngành: kinh doanh bất động sản, quản trị bất động sản); quản trị khách sạn (với các chuyên ngành: quản trị khách sạn – nhà hàng, quản trị dịch vụ giải trí, quản trị kinh doanh lữ hành).
Theo TNO
Các trường top trên sẽ ra đề như thế nào?
Có thể thi quanh năm, dựa theo các chuẩn của nước ngoài, hoặc thi khối D kết hợp với môn chuyên ngành - PGS Nguyễn Văn Nhã, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất.
Đề thi nhẹ nhàng, đánh giá được tố chất thí sinh
Nếu không có gì thay đổi, dự kiến năm 2012, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tiến hành đổi mới kỳ thi vào trường này - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, Trưởng ban Đào tạo trường này cho biết.
Hiện nay, nhà trường đang tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi dựa theo các chuẩn GMAT, GRE, SAT... của nước ngoài. Theo ông Nhã, có nhiều phương án đổi mới thi được đưa ra nhưng trường phải làm cẩn thận, sau đó mới nhân rộng.
Có thể tất cả các thí sinh đều thi chung một khối D (là khối được đánh giá là đòi hỏi thí sinh khá toàn diện) với những câu hỏi rất cơ bản, sau đó sẽ thi một môn chuyên ngành. Hoặc đề thi sẽ ra theo các chuẩn GMAT, SAT, GRE...của nước ngoài, kết hợp với phỏng vấn - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho hay.
Với cách ra đề như vậy, theo nhiều chuyên gia giáo dục của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH FPT, thí sinh sẽ không phải nhồi nhét những kiến thức cao siêu như "tích phân", "vi phân"...mà lại đánh giá được tố chất của thí sinh. Vì thế, các em sẽ không phải luyện thi nặng như trước, mà có nhiều thời gian học ngoại ngữ và các kiến thức xã hội ngay từ bậc phổ thông.
Mặt khác, cách ra đề như vậy sẽ khiến các trường thi quanh năm, chứ không tập trung vào một khoảng thời gian nhất định, tránh được cảnh ùn tắc ở Thủ đô. TS Nguyễn Xuân Phong, ĐH FPT còn cho biết, thi như thế, thí sinh dễ chuyển đổi ngành nghề khi thấy mình không phù hợp.
Chuyển đổi giữa các khối, các trường thế nào?
Ủng hộ việc các trường tốp trên tự chủ tuyển sinh, Đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, có thể thi chung theo cách thức đổi mới như trên và ứng với mỗi nhóm ngành, có thể nhân hệ số các môn khác nhau. Ví dụ ngành Công nghệ thông tin thì nhân hệ số môn Toán - Tư duy logic cao hơn các môn khác. Như thế, thí sinh cũng dễ chuyển đổi các ngành, để lựa chọn nghề phù hợp với mình nhất.
"Tuy nhiên, việc chuyển đổi giữa các trường phải cần sự điều tiết chung của Bộ GD&ĐT. Vì thí sinh khi thi đề riêng của ĐH Quốc gia Hà Nội, nếu không đỗ thì các trường khác sẽ công nhận kết quả thi thế nào?" - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, Trưởng ban Đào tạo trường này phân tích.
Trước mắt, nếu tách thi riêng thì kỳ thi vào các trường "tốp trên" có thể thi khác ngày với kỳ thi chung, để đảm bảo nhiều lựa chọn cho thí sinh - Đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất.
Theo VTC
Bộ GD-ĐT: Kiểm tra bài thi của tất cả các thí sinh trúng tuyển Bộ GD-ĐT yêu cầu, sau kỳ thi tuyển sinh, hiệu trưởng các trường ĐH giao cho Phòng hoặc Ban chức năng tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả các thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các bài thi của từng thí sinh. Cụ thể, các đơn vị thực hiện quy chế...