Thí sinh được sửa sai sót trong hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia đến ngày 25/4
PGS. TS Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ 20/4-25/4, những thí sinh nào thấy sai sót trong hồ sơ thì có quyền được điều chỉnh và trong thời gian này các em không được thay đổi môn thi và đăng ký điểm thi.
Ảnh minh họa
Theo ông Nghĩa, sau khi điều chỉnh, nếu còn sai sót thì đến ngày làm thủ tục dự thi, thí sinh được điều chỉnh tiếp. Tuy nhiên, thí sinh lưu ý, không được điều chỉnh môn thi, địa điểm thi và nguyện vọng xét tuyển.
Đặc biệt, sau khi biết điểm thi, từ ngày 19/7 đến hết 28/7, các thí sinh được phép điều chỉnh một lần nguyện vọng xét tuyển của mình với 2 phương thức trực tuyến hoặc bằng Phiếu ĐKXT. Cụ thể:
Điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến: thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Thí sinh lưu ý, phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT.
Điều chỉnh bằng Phiếu ĐKXT: thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định.
Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.
Video đang HOT
Thí sinh lưu ý, ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại. Điểm thu nhận hồ sơ phải yêu cầu thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trong thời gian quy định và đề nghị điều chỉnh sai sót, nếu có.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT): Cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm nay hoàn toàn giống năm 2017
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 có một số điểm mới, do đó thí sinh cần đặc biệt lưu ý để không xảy ra những sai sót không đáng có. Theo PGS.TS Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT), đây sẽ là một kỳ thi công bằng và sòng phẳng; thí sinh cần chủ động ôn tập kiến thức từ lớp 11 đến lớp 12 và ghi nhớ các mốc thời gian quan trọng, để có tâm thế tốt nhất bước vào kỳ thi sắp tới.
Ảnh minh họa/internet
* Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đang đến gần, PGS.TS có lưu ý gì về các mốc thời gian quan trọng cho các thí sinh, để các em chủ động trong việc đăng ký dự thi và xét tuyết đại học, cao đẳng năm nay?
- PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Hiện nay vẫn là thời gian các em đăng ký dự thi THT quốc gia. Tuy nhiên, có nhiều mốc thời gian quan trọng thí sinh tuyệt đối không được bỏ qua.
Thứ nhất, từ 1/4 đến hết 20/4. Đây là thời gian các em phải nộp đăng ký dự thi và phiếu xét tuyển đại học, cao đẳng. Từ 20/4-25/4, những em nào còn sai sót thì có quyền được điều chỉnh và trong thời gian này các em không được thay đổi môn thi và đăng ký điểm thi.
Đối với thông tin liên quan đến xét tốt nghiệp thì các em được phép điều chỉnh cho đến ngày 25/5. Nếu có sai sót thì một lần nữa các em sẽ được điều chỉnh trước ngày thi (ngày làm thủ tục thi), trừ điều chỉnh môn thi, điểm thi và nguyện vọng xét tuyển.
Thứ hai, sau ngày 11/7, các em sẽ biết điểm thi và sau ngày 18/7, các em biết được ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành sư phạm. Sau khi biết điểm thi, các em được phép điều chỉnh một lần nguyện vọng xét tuyển của mình và điều chỉnh bằng 2 phương thức:
Một là điều chỉnh bằng trực tuyến, thời gian điều chỉnh từ ngày 19/7 đến hết 28/7. Từ ngày 28/7 đến hết 30/7, các em được điều chỉnh sai sót một lần nữa khi mà đã đăng ký rồi. Các em có thể điều chỉnh bằng phiếu rồi nộp tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, tức là các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thứ ba, một mốc thời gian quan trọng nữa đó là, thời điểm các em biết được kết quả xét tuyển đợt 1 tức là sau ngày 6/8. Trong thời gian từ 6/8 đến 12/8, các em phải đến xác nhận việc học vào trường bằng cách nộp phiếu điểm vào trường đó. Nếu em nào không nộp thì thì nhà trường không gọi và coi như không xác nhận việc học.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Cấu trúc đề thi năm nay hoàn toàn giống năm 2017
* Theo quy định của Bộ GD&ĐT thì năm nay là năm đầu tiên Kỳ thi THPT quốc gia có kiến thức của lớp 11. Hiện nhiều phụ huynh lo lắng vì cho rằng đề thi năm nay sẽ "nặng". Vậy PGS có lời khuyên gì cho các thí sinh trước khi bước vào kỳ thi quan trọng này?
- PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Từ năm 2016, Bộ GD&ĐT đã sớm công bố cấu trúc đề thi của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có cả nội dung kiến thức lớp 11 và lớp 12. Như vậy, trước đó các em học lớp 11 (nay là học sinh lớp 12) đã biết được điều này từ rất sớm và sẽ chủ động học tập, hệ thống hóa kiến thức từ trước chứ không phải bây giờ mới biết và bắt tay vào việc học.
Một điểm nữa các em cũng hoàn toàn biết trước đó là: Cấu trúc đề thi năm nay hoàn toàn giống năm 2017. Tức là có khoảng 50-60% kiến thức cơ bản và các em hoàn toàn có thể đỗ tốt nghiệp. Đồng thời đủ điều kiện để xét tuyển vào các ngành nghề của các trường đại học, cao đẳng.
Tất nhiên, đề thi cũng sẽ có cả các câu hỏi thuộc phần kiến thức nâng cao dành cho những thí sinh giỏi, xuất sắc. Vấn đề đặt ra các em sẽ tham dự một kỳ thi công bằng và rất sòng phẳng. Tức là nếu đề khó thì tất cả sẽ cùng khó, còn nếu đề thi dễ thì tất cả thí sinh đều được dễ "ăn điểm".
* Năm nào cũng vậy, mặc dù đã được các giám thị nhắc nhở nhưng vẫn có rất nhiều thí sinh mắc lỗi trong phòng thi. Trước Kỳ thi THPT quốc gia 2018, ông có lưu ý gì cho các thí sinh để tránh những lỗi không đáng có ngay trong phòng thi?
- PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Khi trong phòng thi, các em cần đặc biệt lưu ý đó là: Chỉ được phép mang vào phòng thi những vật dụng theo quy chế. Chẳng hạn như: Bút chì, bút mực, thước....
Đối với máy tính, các em chỉ được mang máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ. Các em cần nghiên cứu kỹ quy định của Bộ GD&ĐT về những loại máy tính được mang vào phòng thi.
Đặc biệt các em phải lưu ý tuyệt đối không được mang điện thoại di động vào phòng. Đây là lỗi mà năm nào cũng có em mắc phải, và hàng năm có hàng trăm thí sinh vi phạm lỗi này. Vì thế các em hết sức lưu ý để không phải lỡ dở kỳ thi chỉ vì lỗi không đáng có này.
Xin cảm ơn PGS!
Minh Phong (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Du học, coi chừng không được công nhận bằng cấp Tốt nghiệp các chương trình du học ngắn ngày hoặc đào tạo từ xa, nhiều người ngã ngửa khi bằng cấp của mình không được công nhận. Nhiều người Việt Nam tham gia khóa học 'tiến sĩ ngắn ngày' tại Hong Kong - Ảnh: N.T. PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho...