Thí sinh được điều chỉnh môn thi, cụm thi
Bộ GD-ĐT sẽ cấp quyền để các trường ĐH chủ trì cụm thi THPT quốc gia chỉnh sửa hồ sơ đăng ký dự thi cho thí sinh từ nay đến hết ngày 27.5, trong đó gồm cả thay đổi cụm thi và môn thi.
Thí sinh tự do nộp và chỉnh sửa hồ sơ đăng ký dự thi tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đây là một trong những nội dung đáng lưu ý trong buổi làm việc của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác tổ chức thi THPT quốc gia diễn ra tại UBND TP.HCM sáng 22.5.
Chỉnh sửa tại cụm thi ĐH hoặc nơi đăng ký dự thi
Tại buổi làm việc, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết cụm thi này đã nhận được 5 yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ của thí sinh (TS), trong đó có cả thông tin về cụm thi, môn thi. “Dù quy chế ghi rõ sau 30.4 không được phép chỉnh sửa môn thi và cụm thi, nhưng TS muốn thay đổi nguyện vọng, nếu có đơn và lý do chính đáng thì vẫn nên tạo điều kiện để được chỉnh sửa”, ông Dũng đề xuất.
Trước thực tế này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặt vấn đề nên chăng cho phép TS có nguyện vọng được điều chỉnh hồ sơ dự thi trước, thay vì đợi đến đúng ngày làm thủ tục dự thi (30.6) nhằm tránh dồn dập. Trả lời Phó thủ tướng, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thi vào 30.4, TS đã có khoảng thời gian 20 ngày để yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ thông qua tài khoản trực tuyến được cấp theo tuyến sở GD-ĐT.
Video đang HOT
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, bổ sung: “Đến thời điểm này, số TS muốn thay đổi nguyện vọng chắc chắn không nhiều. Với những trường hợp đặc biệt vẫn được phép điều chỉnh hồ sơ đăng ký dự thi đến hết ngày 27.5. Bên cạnh các sai sót về thông tin cá nhân, có thể điều chỉnh nguyện vọng cụm thi và môn thi”.
Về cách thức chỉnh sửa hồ sơ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng việc cho phép chỉnh sửa hồ sơ tại cụm thi do trường ĐH chủ trì sẽ không hợp lý vì TS phải di chuyển từ các địa phương khác. Ông Mai Văn Trinh khẳng định: “Có thể khai báo việc chỉnh sửa hồ sơ tại điểm đăng ký dự thi hoặc tại cụm thi do trường ĐH chủ trì mà TS đăng ký dự thi. Các điểm đăng ký dự thi có trách nhiệm chuyển dữ liệu chỉnh sửa về cho các cụm thi thực hiện và TS không cần phải di chuyển xa”. Về phía các cụm thi, ông Trinh cho biết, cụm nào có yêu cầu thì liên hệ Bộ để cấp quyền chỉnh sửa.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ cần sớm có công điện chính thức, thông báo rộng rãi tới TS về việc này.
Lo ngại về phần mềm tuyển sinh
Phần mềm tuyển sinh quốc gia cũng là băn khoăn của các trường tại buổi làm việc. Ông Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết phần mềm xét tuyển đang chạy thử nhưng tương đối phức tạp. Tương tự, đại diện Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng lo lắng nếu có bất cứ một trục trặc nào trong phần mềm tuyển sinh chung sẽ đều ảnh hưởng lớn đến công tác thi và xét tuyển trên toàn quốc.
Ông Mai Văn Trinh nói thêm, đến thời điểm này các cụm thi đã được cấp tài khoản để chạy phần mềm và mọi việc đang ổn định. Khó khăn trong việc nhập dữ liệu chỉ xảy ra với TS tự do, vì đối tượng này khai báo thông tin không chính xác. Còn quy trình xét tuyển, ông Trinh khẳng định sẽ đảm bảo cho phép TS điểm cao hơn trúng tuyển vào ĐH trước và xét tuyển dần cho đến khi hết chỉ tiêu.
Dù vậy, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn nhắc nhở không được để xảy ra trường hợp TS điểm cao vẫn trượt ĐH, dù chỉ một.
Những môn ít thí sinh dự thi có thể dồn lại
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đặt vấn đề sự chênh lệch số lượt TS đăng ký dự thi các môn tại cụm này rất lớn, môn cao nhất trên 16.000 trong khi môn thấp nhất chỉ hơn 1.000 TS. Nếu xếp TS ngẫu nhiên sẽ xảy ra tình trạng có những buổi số TS dự thi rất thấp. Vì vậy, cần cho phép các trường có thể gom TS vào các điểm thi nếu số lượng dự thi thấp. Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng cụm thi chỉ dồn phòng chứ không dồn địa điểm để tránh TS phải di chuyển xa. Trước các ý kiến này, ông Mai Văn Trinh cho hay các cụm có thể sắp xếp theo nguyên tắc dồn TS trong cùng điểm thi và phần mềm sẽ hỗ trợ việc này.
Theo TNO
Năm 2015 có 38 cụm thi THPT Quốc gia
Chiều 9/3, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã nêu lên một số điểm mới. Cụ thể, năm nay có 38 cụm liên tỉnh (ít nhất 2 tỉnh, thành phố) dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời có hơn 60 cụm thi tỉnh dành cho các thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp. Việc tổ chức ở các địa điểm theo quy trình giống nhau.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VGP
Học sinh được xét công nhận tốt nghiệp phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và một môn tự chọn trong số Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Kết quả 4 môn này được sử dụng xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh có thể đăng ký thêm các môn khác trong số tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển. Riêng học sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký môn thi phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.
Đề thi được bật mí sẽ theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: "Quy chế tuyển sinh tạo thuận lợi tối đa cho các em. Ngành giáo dục nhận khó khăn về phần mình".
Đến nay, Bộ GD-ĐT đã phê duyệt phương án tuyển sinh của 125 trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp của cụm tỉnh và liên tỉnh. Ngoài ra, 300 trường lấy kết quả thi tốt nghiệp ở cụm liên tỉnh.
Thí sinh sau khi biết kết quả mới đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ giúp các em có nhiều cơ hội, chủ động lựa chọn những khoa, ngành phù hợp với năng lực, sở thích của mình.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia tiết kiệm kinh phí cho ngân sách Trung ương, địa phương, các trường ĐH, CĐ và từng gia đình.
Đánh giá cao quá trình của Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng và ban hành Quy chế thi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: "Công tác chuẩn bị đổi mới thi cử đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản, tạo sự đồng thuận cao trong phương án tổ chức. Trong đó, học sinh và gia đình được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội. Từng bước hội nhập với cách thức tổ chức học và thi của các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, đổi mới những vẫn đảm bảo quyền cũng như nguyện vọng học tập và thi cử của mọi học sinh trong cả nước".
Theo Zing
Hà Nội dự kiến có 9 cụm thi Theo Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội Nguyễn Hữu Độ, thành phố dự kiến có 8 hội đồng thi do các trường đại học chủ trì và một hội đồng thi dành cho thí sinh chỉ thi tốt nghiệp do Sở chủ trì. Tại hội nghị phổ biến Quy chế thi THPT quốc gia và triển khai công tác chuẩn bị ngày...