Thí sinh diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển cần lưu ý gì?
Thí sinh diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm trong năm 2019 cần lưu ý gì?
- Ông Phạm Như Nghệ , Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT): Công văn 796 về hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm 2019 quy định thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trong năm 2019 phải gửi hồ sơ về sở GD-ĐT trước ngày 20-5. Các sở sẽ chuyển hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đến các trường.
Trước 17 giờ ngày 18-7, các trường tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT và gửi kết quả về các sở để thông báo cho thí sinh.
Đến trước ngày 23-7, thí sinh trúng tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển phải xác nhận nhập học tại trường.
Tất cả các trường, dù xét tuyển theo phương thức nào cũng phải tuân thủ đúng theo lịch tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Những thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển sau thời hạn trên không xác nhận nhập học, thì các trường có quyền từ chối. Nếu thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học, thì sẽ không thể tham gia xét tuyển vào các trường khác.
Theo SGGP
Sẽ miễn học phí mầm non, THCS, SV sư phạm không còn được miễn học phí
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết dự thảo Luật giáo dục sửa đổi quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập.
Dự thảo luật này cũng có nhiều điểm mới liên quan đến chính sách bồi dưỡng nhân tài, tín dụng với sinh viên sư phạm, cán bộ quản lý...
Miễn học phí trước năm 2020
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết dự thảo quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập.
Dự thảo quy định trước mắt ưu tiên thực hiện chính sách này đối với người học ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước.
Chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi trường dân lập, tư thục; học sinh tiểu học trường tư thục sẽ thực hiện ngay sau khi Luật giáo dục có hiệu lực và miễn học phí trước năm 2020.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết sẽ thực hiện chính sách nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non.
Bắt đầu từ 1-1-2026, Chính phủ sẽ thực hiện lộ trình đào tạo, bồi dưỡng đối với các nhà giáo chưa đạt chuẩn.
Sinh viên sư phạm không còn được miễn học phí
Theo bộ trưởng Bộ GD-ĐT, quy định không thu học phí của sinh viên ngành sư phạm theo Luật giáo dục hiện hành đã không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn; số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí lớn nguồn nhân lực.
"Nếu thu học phí của sinh viên sư phạm giống như các ngành học khác thì nhà trường sẽ có thêm nguồn thu để bù đắp chi phí đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện khác để bảo đảm chất lượng giáo dục", bộ trưởng nói.
Do đó, dự thảo luật bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những trường hợp người học không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục. Mặt khác sẽ tiếp tục nghiên cứu để đề xuất các chính sách nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: TTXVN
Sẽ có trường năng khiếu ở khối phổ thông
Nhằm bồi dưỡng phát triển nhân tài, dự thảo Luật giáo dục sửa đổi bổ sung quy định theo hướng trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phối hợp với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục phổ thông, quy chế tổ chức và hoạt động cho trường chuyên, trường năng khiếu.
Theo infonet
5 năm tới, không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học trình độ trung cấp, cao đẳng Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay cả nước còn gần 160.000 giáo viên tiểu học cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn trong thời gian khoảng 5 năm. Theo đó, trong thời gian này, Bộ GD&ĐT đề xuất không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ TCSP hoặc CĐSP. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến thời điểm...