Thí sinh đi tìm bò quên giờ thi, giáo viên vượt suối đến “ứng cứu”
Gia đình bị mất bò nên nam thí sinh dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 là người đồng bào thiểu số ở huyện Đakrông (Quảng Trị) đã lên rừng tìm, quên luôn giờ thi.
Thí sinh được đến tận nhà đón. Ảnh: PN
Thầy giáo Nguyễn Phương Nam – Bí thư Đoàn Trường THPT Đakrông cho biết, Đội tình nguyện Tiếp sức mùa thi của đoàn trường THPT Đakrông vừa thở phào nhẹ nhõm, khi đưa một thí sinh đến giờ thi đúng lúc.
Trước đó, 7h15 ngày 25.6, khi các thí sinh đã vào phòng thi tại điểm thi Trường THPT Đakrông, thì phát hiện thí sinh Hồ Văn Lích (SN 2000, ở thôn Chân Rò, xã Đakrông) vắng mặt. Nhà của Lích cách điểm thi khoảng 8km, qua 1 con suối.
Thí sinh được đưa đến trường. Ảnh: PN
Nhận thông tin, đội tình nguyện Tiếp sức mùa thi của Đoàn Trường THPT Đakrông đã cử 3 tình nguyện viên cơ động bằng xe máy đến tìm thí sinh. Khi đến nơi thì em Hồ Văn Lích đang đi tìm bò bị mất, mọi người nhanh chóng tìm được em và đưa đến điểm thi kịp giờ thi.
Video đang HOT
Được biết, địa điểm thi này phần lớn là học sinh người đồng bào thiểu số có hoàn cảnh rất khó khăn, vì vậy Đoàn Trường THPT Đakrông đã đi vận động kinh phí để tặng bút, thước, hỗ trợ 70 suất ăn sáng, 40 suất cơm trưa, nghỉ trưa cho thí sinh.
HƯNG THƠ
Theo Lao động
Phụ huynh mong đợi điều gì ở kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019?
Sáng nay (25/6), gần 900.000 học sinh bắt đầu bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, đây là kỳ thi quan trọng mở ra những cánh cửa tương lai tiếp theo cho các em. Do đó không chỉ có các sĩ tử thấp thỏm, lo lắng mà các bậc phụ huynh cũng hồi hộp không kém, ai ai cũng đặt niềm tin và kỳ vọng vào một kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Phụ huynh thấp thỏm lo lắng hướng ánh mắt về phía phòng thi
Có mặt tại cụm thi trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, ngay từ sáng sớm nhiều thí sinh dù nhà rất gần nhưng vẫn được bố mẹ đưa tới trường thi bởi với thí sinh và phụ huynh đó là cách giúp họ yên tâm, vững tin để làm bài thật tốt.
Sau khi các thí sinh bước vào phòng thi, nhiều phụ huynh đã trở về nhà, trong số đó một số người chọn cách ngồi nghỉ, đợi con ngay bên ngoài cổng trường.
Cùng chung tâm trạng với những lo âu, mong muốn sát sườn như lo cho sức khỏe của con, mong đề thi vừa sức, thí sinh bình tĩnh, tự tin làm bài, đa phần các phụ huynh còn trông đợi nhiều hơn vào một kỳ thi THPT Quốc gia không có gian lận trong coi thi và chấm thi.
Phụ huynh Đặng Đình Đạt (quận Hà Đông) cho biết, đây là lần thứ 2 đưa con tham dự kỳ thi THPT Quốc gia, cảm xúc trong lần này vẫn giống như lần đầu tiên, không chỉ con lo lắng mà chính bố mẹ cũng áp lực rất lớn.
"Vợ chồng tôi đều tạo điều kiện tốt nhất cho con để ôn tập, cũng như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Điều đầu tiên vợ chồng tôi muốn tạo cho con một tâm thế thực sự vững vàng trước khi bước vào phòng thi, không muốn gây một áp lực gì, tôi luôn nhắc nhở con "với bố mẹ đỗ điểm cao hay không, không quan trọng, chỉ cần con nỗ lực".
Phụ huynh mong muồn kỳ thi THPT Quốc gia năm nay sẽ diễn ra thật nghiêm túc tạo sự công bằng cho tất cả các thí sinh
Tuy nhiên ở kỳ thi này, chúng tôi mong muốn ngành giáo dục phải đảm bảo coi thi, chấm thi cho thật minh bạch, tạo ra sự công bằng giữa các thí sinh. Cách đây nhiều năm trước khi đưa con lớn của tôi đi thi tình trạng tắc đường, vất vả hơn hôm nay nhiều.
Việc Bộ giáo dục tổ chức một kỳ thi như này là rất tốt nên cần kiểm soát chặt chẽ tránh để tình trạng một số người lợi dụng để tạo ra tiêu cực. Kỳ thi này là một trận chiến thực sự, thí sinh nào nỗ lực sẽ được đi tiếp còn không các em sẽ bị rớt lại, đó là điều đương nhiên".
Cùng chung niềm mong muốn đó phụ huynh Phạm Thị Tuyết cho hay: "Chắc hẳn ai cũng mong con mình sẽ đỗ Đại học, tôi chỉ hy vọng con làm bài thật tốt nếu đỗ được vào trường theo sở thích, nguyện vọng của con thì tốt nhưng nếu không được thì cũng không sao, tôi không muốn tạo nhiều áp lực cho con.
Qua theo dõi trên các phương tiện truyền thông, kỳ thi năm ngoái đã có quá nhiều gian lận trong thi cử, tạo ra sự thiệt thòi cho thí sinh, có những em bị trượt oan, tại kỳ thi năm nay tôi chỉ mong có sự minh bạch và công bằng".
Phụ huynh Phạm Thị Tuyến bày tỏ chỉ mong kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, con làm bài theo năng lực, kiến thức bản thân đã tích lũy, dù kết quả thi của con như thế nào thì chị vẫn hài lòng
Bên cạnh đó hiện nay vẫn còn một số thiết bị công nghệ cao, tinh vi hơn mà thí sinh có thể mang vào phòng thi để sử dụng do đó các phụ huynh mong muốn giám thị coi thi sẽ đủ kinh nghiệm, kỹ năng để phát hiện những trường hợp đó, đảm bảo sự công bằng cho tất cả thí sinh.
"Theo tôi, phụ huynh cần nhìn thẳng vào sự thật, nếu con mình học yếu, trung bình cần tư vấn giúp con chọn con đường khác, chứ không bắt buộc phải là con đường đỗ vào một trường Đại học danh tiếng và tìm mọi cách, bằng mọi giá để con phải vào học trường đó cho bằng được.
Tuy nhiên đó chỉ là suy nghĩ của một số ít người còn đa phần tôi nghĩ ai cũng mong con thi bằng năng lực, sự tích lũy kiến thức mà con đã trang bị cho bản thân mình, tôi cũng mong và đặt niềm tin vào một kỳ thi nghiêm túc, công bằng", phụ huynh Nguyễn Hữu Nguyên (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết.
Nguyễn Hoa
Theo laodongthudo
Đề văn THPT Quốc gia 2019: Thí sinh than khó với "Ai đã đặt tên cho dòng sông" Sáng 25/6, sau khi kết thúc giờ làm bài môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019, một số thí sinh cho biết đề thi không quá khó với tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vào đề thi. Kết thúc bài thi vào sáng nay 25/6, nhiều em cho biết đề...