‘Thí sinh đi thi ĐH – CĐ, không phải để chống tiêu cực’
“Việc ghi âm, thu hình nếu cần thiết thì thuộc trách nhiệm của lực lượng khác chứ không phải nhiệm vụ của thí sinh”, đại diện Sở GD – ĐT Nam Định nói về quy định để cho mang thiết bị vào phòng thi.
Chiều 22/1, tại Hà Nội, Bộ GD – ĐT và lãnh đạo các trường ĐH, CĐ trên cả nước đã tham gia Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2013. Trong hội nghị, quy địnhcho phép thí sinh mang máy ghi âm, máy quay không có khả năng phát sóng vào phòng thi được các đại biểu bàn luận sôi nổi.
Đa số đại biểu phản đối
Đây là quy định đã được Bộ GD – ĐT ban hành và thực hiện trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 sau sự kiện sai phạm ở trường THPT Dân lậpĐồi Ngô (Bắc Giang) gây chấn động dư luận. Tuy nhiên, quy định này đa phần bị các đại biểu phản đối.
Đại diện Sở GD – ĐT Nam Định bày tỏ: “Thí sinh đi thi là để tập trung làm bài chứ không phải để chống tiêu cực. Việc ghi âm, thu hình nếu cần thiết thì là trách nhiệm của lực lượng khác chứ không phải nhiệm vụ của thí sinh”.
Đại diện của Sở GD – ĐT tỉnh Nam Định.
Đồng tình với quan điểm này, một lãnh đạo của ĐH Mỹ thuật công nghiệp cho rằng: “Nếu chúng ta không đủ khả năng để kiếm tra được thiết bị đó có khả năng phát sóng hay không sẽ gây khó khăn cho đội ngũ làm công tác tuyển sinh”.
Ông Trần Hữu Nghị – hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng cũng yêu cầu Bộ GD – ĐT nên cân nhắc lại quy định này. Theo ông việc cho thí sinh mang mang máy quay phim, ghi âm không có khả năng phát sóng vào phòng thi, vừa tốn công, tốn sức và không giải quyết được bất kỳ vấn đề gì. Có thể thí sinh khi không làm được bài, sẽ mang ra quay phá rối trật tự phòng thi.
Video đang HOT
Ông Trần Hữu Nghị – hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng.
Tại ĐH Dân lập Hải Phòng trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, trường cho phép mở camera ở tất cả các phòng thi để kiểm soát.
Ông Trần Hữu Nghị cũng nhận thấy rằng việc trang bị cho máy camera giám sát tại tất cả các phòng thi là điều ngoài khả năng. Nhưng việc Bộ cho phép các em tự do quay phim, ghi âm mà không kiểm soát được còn gây cho xã hội nhiều nghi ngờ hơn.
Đại diện của ĐH Sư Phạm Nghệ thuật Trung ương nhận định quy định này vừa có mặt tốt và mặt hạn chế. Bởi đối với trường có khả năng kiểm soát thiết bị đó không phát sóng thì hoàn toàn tốt. Khi đó giám khảo và giám thị sẽ phải nghiêm túc, không dám làm điều gì sai trái.
Vị lãnh đạo này đề nghị: “Tôi nghĩ Bộ nên có quy định dựa trên điều kiện của các trường. Những trường không kiểm soát trường thì nên tùy hiệu trưởng quyết định. Trong năm vừa qua trường chúng tôi không ai có đủ khả năng nhìn cái máy ghi âmấy biết là chỉ thu mà không phát, do đó trường chúng tôi cũng thống nhất thí sinhkhông mang vào phòng thi”.
Một vị khác lại nhấn mạnh Bộ không nên chạy theo dư luận xã hội, chỉ vì vụ Đồi Ngô mà gây sức ép cho ngành. Bởi Bộ đang đẩy quả bóng rất nặng về cho các trường.
Bộ GD kiên quyết tiếp tục thực hiện quy định
Sau khi tiếp nhận rất nhiều ý kiến phản đối từ các đại biểu, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải trình: “Khi chúng ta quy định không được mang các thiết bị này vào phòng thi, nhưng thí sinh vẫn mang vào, sau đó còn phát tán lên mạng đã gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng tiêu cực là việc chúng ta phải đối mặt bởi vấn đề này đã tồn tại, phát sinh nhưng không được quản lý. Hơn nữa, chúng ta phải có sự thích ứng với môi trường giáo dục đào tạo có kỹ thuật công nghệ rất phát triển”.
Việc để các em học sinh tự ý mang máy quay phim và phát tán lên mạng đã đẩy Bộ GD – ĐT vào thế bị động. Quy định này thực chất giúp Bộ chủ động trong việc quản lý các kỳ thi quan trọng của đất nước.
Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Vũ Luận.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Thực tế vẫn còn một bộ phận giám thị, lãnh đạo các hội đồng thi, vi phạm quy chế, thoái hóa biến chất … Biểu hiện ở sai phạm Đồi Ngônếu không phải học sinh phát hiện thì ai sẽ làm điều đó. Và vì vậy trong phòng thi chúng ta cũng phải dựa vào đại bộ phận học sinh đứng đắn để chống tiêu cực này”.
Mặc dù không nhận được sự đồng tình, nhưng Thứ trưởng Bùi Văn Ga thay mặt Bộ GD – ĐT quyết định vẫn tiếp tục thực hiện quy định này. Ông cho rằng các trường không nên phức tạp vấn đề, bởi kỳ thi tuyển sinh năm 2012, đã bắt đầu thực hiện quy định này nhưng không có thí sinh nào mang máy quay phim, máy ghi âm vào phòng thi.
Thử trưởng Bùi Văn Ga.
Thứ trưởng cho biết: “Quy định này của Bộ hướng tới tâm lý người làm công tác tuyển sinh phải nghiêm túc hơn và xã hội cũng có thể quản lý vấn đề này”.
AN HOÀNG
Theo Infonet
"Thí sinh đi thi chứ không phải đi quay"
Hầu hết ý kiến phản đối việc Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh mang máy quay, máy ghi âm vào phòng thi.
Tại hội nghị Thi và Tuyển sinh năm 2013, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh sẽ được áp dụng trong mùa tuyển sinh năm nay.
Nội dung "vấp" phải nhiều ý kiến tranh luận nhất là việc cho phép thí sinh mang máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền, không nhận được tín hiệu trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
Theo Bộ GD-ĐT, việc cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình không truyền tin vào phòng thi, nhằm tăng cường sự giám sát xã hội đối với công tác tổ chức thi, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các hành vi tiêu cực trong công tác coi thi, khuyến khích thí sinh, những người tham gia công tác tuyển sinh, quần chúng nhân dân phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm Quy chế, đã góp phần siết chặt hơn nữa kỷ luật phòng thi.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng quy định này gây khó cho hội đồng tuyển sinh tại các trường.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp nhận định: Cho phép mang máy quay, máy ghi âm không có chức năng phát cũng có nghĩa là tự làm khó cho giám thị. Thực tế, giáo viên không phải ai cũng đủ trình độ xác minh chức năng của thiết bị thời công nghệ hiện đại. "Chúng ta không nên chạy theo sức ép của dư luận mà thực tế cũng không giải quyết được vấn đề gì", ông Tuấn nói.
42 cán bộ, giáo viên, đã bị kỷ luật do dính líu đến vụ gian lận thi cử ở Hội đồng thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang)
Thừa nhận công dụng hạn chế tiêu cực khi cho phép mang máy quay, máy ghi âm vào phòng thi, nhưng ông Phạm Lê Hòa, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Nghệ Thuật TƯ cũng cho rằng hội đồng giám thị nhà trường khó có thể kiểm soát được."Trường chúng tôi thống nhất không cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng quay. Ngoài chuyện khó kiểm soát, hành vi quay phim, chụp ảnh trong khi thi cũng sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý thí sinh, ảnh hưởng chất lượng bài thi". Từ đây, ông Hòa đề nghị: Bộ GD-ĐT nên để hiệu trưởng mỗi trường tự quyết định những vật dụng mà thí sinh được phép mang vào phòng thi cho phù hợp với ngành đào tạo của trường.
Ngoài ra, hầu hết ý kiến đều không đồng tình với lý do "Thí sinh đi thi chứ không phải đi quay".
Lý giải cho quy chế này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, cho rằngđây chính là vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Dẫn lại vụ Đồi Ngô, mặc dù cấm nhưng vẫn không xử lý được, Bộ trưởng Luận khẳng định: "Đây không phải vẽ đường cho hươu chạy, cũng không phải vẽ ra việc khó để bắt các trường làm. Thực tế đang buộc chúng ta phải đối diện với những vấn đề phát sinh mà không quản lý được. Giả sử nếu không quy định, vụ đồi ngô lặp lại thì giải quyết ra sao?"
Theo Bộ trưởng, hiện tượng cán bộ giám thị, công an, thanh tra, thậm chí lãnh đạo hội đồng thi... vi phạm không còn là cá biệt. Việc cách ly khu vực thi sẽ trở thành tiếp tay cho tiêu cực,"nối giáo cho giặc" nếu nội bộ có thoái hóa biến chất."Tôi nghĩ để đấu tranh tiêu cực trong thi cử phải dựa vào thí sinh là chính. Cho phép thí sinh mang máy quay, ghi âm vào phòng thi, chẳng khác gì giăng lên trên đầu chúng ta sự kiểm soát vô hình buộc tất cả lực lượng tham gia kỳ thi phải thực hiện nghiêm túc.", Bộ trưởng nói.
Theo 24h
Vì sao Bộ trưởng cho học sinh mang ghi âm, máy quay vào phòng thi? Bộ trưởng Phạm Vũ Luận "trấn an" các trường tại Hội nghị thi, tuyển sinh 2013 bằng câu nói: "Chúng ta phải có sự thích ứng với môi trường giáo dục khoa học công nghệ phát triển". Tại Hội nghị thi, tuyển sinh 2013 tổ chức chiều 22/1, đại diện nhiều trường ĐH, CĐ và các Sở GD&ĐT trong cả nước bày tỏ...