Thí sinh có được dùng kết quả thi THPT quốc gia 2019 để xét tuyển đại học 2020 không?
Năm nay không còn kỳ thi THPT quốc gia mà thay vào đó là kỳ thi tốt nghiệp vậy các thí sinh tự do có được bảo lưu kết quả thi năm ngoái để xét tuyển ĐH năm nay và số lượng nguyện vọng có bị giới hạn?
Nhiều thí sinh tự do thắc mắc các em tham dự Kỳ thi THPT quốc gia 2019, năm nay muốn xét tuyển đại học thì có được bảo lưu kết quả thi của năm ngoái để xét tuyển đại học năm nay hay không?
Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Quy chế tuyển sinh hiện hành quy định các trường ĐH được phép (nhưng không bắt buộc) sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi THPT, THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển. Và nội dung này phải được quy định rõ trong đề án tuyển sinh của trường. Vì vậy thí sinh quan tâm và có nguyện vọng tham gia ĐKXT bằng kết quả thi THPT Quốc gia những năm trước nên tìm hiểu thông tin tuyển sinh xem các trường có vận dụng chính sách này trong tuyển sinh hay không.
Năm 2020, Dự thảo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vẫn cho phép thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT được tham dự kỳ thi năm nay, trên cơ sở đó để có thể lấy kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ”.
Năm nay không còn kỳ thi THPT quốc gia với mục đích “2 trong 1″ như mọi năm. Vậy cách thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển có giống như năm ngoái hay không?
Video đang HOT
Vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay về cơ bản vẫn ổn định như năm trước, đồng thời Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục hỗ trợ thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh, cụ thể:
Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ các trường trong xét tuyển đợt 1 đối với các trường có sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Đối với thí sinh xét tuyển vào các trường bằng phương thức này sẽ được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi trên một Phiếu và nộp tại các điểm tiếp nhận do sở GD&ĐT quy định (thông thường là nơi thí sinh đang theo học)”..
Thí sinh được một lần đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến (online) hoặc bằng phiếu nộp tại Điểm tiếp nhận sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đã xét tuyển, trúng tuyển và nhập học (đã nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi) bằng các phương thức xét tuyển khác trước ngày xét tuyển đợt 1 thì không được tham gia xét tuyển đợt 1.
Về việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học quy định: Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT một lần trực tuyến (online) hoặc bằng phiếu điều chỉnh và nộp tại Điểm tiếp nhận sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đã xét tuyển, trúng tuyển và nhập học (nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi) bằng các phương thức xét tuyển khác trước ngày xét tuyển đợt 1 thì không được tham gia xét tuyển đợt 1.
Tuyển sinh ĐH 2020: Có bao nhiêu phương án, liệu có thêm hình thức xét tuyển mới?
Không còn kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh ĐH có nhiều thay đổi. tTnh đến thời điểm này có bao nhiêu hình thức xét tuyển được các trường đề xuất?
Bạn đọc đặt câu hỏi, tính đến thời điểm này có bao nhiêu hình thức xét tuyển được các trường đề xuất và dự báo liệu có thêm những hình thức xét tuyển không?
Trả lời: PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết, Hiện nay một số cơ sở giáo dục ĐH như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH Ngoại thương, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Công nghệ TP.HCM... đã dần công bố các phương án tuyển sinh của mình. Các trường còn lại đều đang cân nhắc lựa chọn phương án hợp lý nhất.
Tuy nhiên, phổ biến vẫn là những phương thức đã sử dụng trong 3 năm qua: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học bạ THPT, kết quả kiểm tra đánh giá năng lực (riêng của một số trường ĐH tổ chức), sử dụng điểm các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; thi học sinh giỏi Quốc gia; thi văn hóa, kiểm tra các môn năng khiếu; phỏng vấn... Tới đây, việc tuyển sinh qua bài viết luận của thí sinh, qua hồ sơ năng lực, hồ sơ dự tuyển của thí sinh... của các trường cũng sẽ ngày càng phổ biến hơn theo xu thế tuyển sinh ĐH trên thế giới.
Theo khảo sát của Vụ Giáo dục ĐH và qua báo cáo của các trường gửi về, hầu hết các trường đều vẫn căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, dù tỉ trọng thí sinh trúng tuyển qua hình thức này có thể giảm đi so với năm trước (nếu năm ngoái có 62% thí sinh trúng tuyển thông qua sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, thì năm nay tỉ lệ này dự báo sẽ khoảng 50%).
Việc trường lựa chọn hình thức xét tuyển nào là quyền tự chủ của các trường, nhà trường có trách nhiệm giải trình trước xã hội, trước người học, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, phù hợp với lĩnh vực ngành nghề đào tạo. Nhưng dữ liệu để tuyển sinh phải là kết quả học tập, kết quả thi đã được đánh giá, ghi nhận của cơ quan/tổ chức có uy tín, hoặc được Bộ GD&ĐT công nhận.
Bạn đọc, thí sinh có thắc mắc, nhu cầu tư vấn tuyển sinh vào các trường ĐH năm 2020, xin gửi câu hỏi về cho chuyên mục Giáo dục Báo Tiền phong điện tử theo địa chỉ hộp thư: online@baotienphong.com.vn.
NGHIÊM HUÊ
Tuyển sinh đại học 2020 vẫn có thể 'gói gọn' trong năm Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, dù chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, việc tuyển sinh của các trường vẫn có thể "gói gọn" trong năm 2020. Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học năm 2019 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Chiều 23.3, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH,...