Thí sinh chưa nộp lệ phí xét tuyển đại học cần lưu ý gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo, mặc dù thời hạn nộp lệ phí xét tuyển đại học 2022 đã kết thúc, nhưng vẫn tạo điều kiện để thí sinh tiếp tục hoàn thành việc nộp lệ phí.
Thí sinh tham dự ngày hội xét tuyển đại học 2022. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Theo thống kê, kết thúc thời gian thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến, số nguyện vọng đã thực hiện thủ tục thanh toán trực tuyến đạt 97% tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học.
Trước đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, mặc dù đến 17 giờ ngày 31/8 là hạn cuối thanh toán trực tuyến, nhưng hệ thống đã kéo dài thời gian mở đến 17 giờ ngày 4/9.
Trên cơ sở dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh trên hệ thống, từ ngày 4/9, các cơ sở đào tạo đã tải dữ liệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển (bao gồm cả các thí sinh đã nộp lệ phí xét tuyển và các thí sinh chưa nộp lệ phí đăng ký xét tuyển) để tiếp tục thực hiện quy trình xét tuyển theo kế hoạch. Bộ sẽ có phương án tạo điều kiện cho thí sinh tiếp tục hoàn thành trách nhiệm về lệ phí tuyển sinh theo quy định, không để thí sinh mất cơ hội xét tuyển.
Theo các trường đại học, thí sinh chưa nộp lệ phí xét tuyển cần chú ý nộp bổ sung để tránh cơ hội đáng tiếc. Thời điểm này, các em cần chú ý theo dõi thông tin trên các trang thông tin điện tử của trường đại học mình đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Lưu ý, trước 17 giờ ngày 30/9 xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.
Nếu điểm thi của thí sinh cao hơn hoặc bằng so với điểm chuẩn ngành đăng ký tại trường đại học thì sẽ đậu đại học. Trong trường hợp điểm thi thấp hơn điểm chuẩn, thí sinh sẽ không đỗ vào ngành học đăng ký. Lúc đó thí sinh có thể tham khảo thêm đợt xét tuyển bổ sung.
Video đang HOT
Hơn 300.000 thí sinh bỏ đăng ký nguyện vọng, điểm chuẩn đại học có biến động?
Con số hơn 300.000 thí sinh từ bỏ đặt nguyện vọng xét tuyển đại học đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Dựa vào con số thống kê của Bộ GDĐT, nhiều ý kiến băn khoăn về mức điểm chuẩn của các trường có được giữ ổn định...
Thí sinh không đăng ký nguyện vọng do đâu?
Theo thống kê của Bộ GDĐT, sau một tháng mở chức năng đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, từ ngày 22/7 đến 17h ngày 20/8, cả nước có hơn 616.000 thí sinh đăng ký, còn 325.716 thí sinh không đăng ký, chiếm 34,6% tổng thí sinh, giảm gần 180.000 so với năm 2021.
Sau khi nhận được nhiều phản hồi của thí sinh về việc sai sót thông tin, Bộ GDĐT quyết định mở lại cổng đăng ký xét tuyển. Tính đến 17h ngày 23/8, hệ thống ghi nhận thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng và khoảng 75.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Như vậy, cả nước có hơn gần 316.000 thí sinh không nhập nguyện vọng xét tuyển vào đại học. Con số này là bất ngờ không nhỏ, thu hút nhiều ý khác nhau của dư luận xã hội.
Các chuyên gia cho rằng cần sớm xác định nguyên nhân hơn 300.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học để rút kinh nghiệm, định hướng cho mùa tuyển sinh năm sau.
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc 1/3 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học là tín hiệu tốt. Hiện, nước ta đang thiếu thợ, nhất là thợ lành nghề. Thực tế này khiến nhiều thí sinh lựa chọn đi vào học nghề trực tiếp thay vì học đại học theo hình thức.
Về vấn đề này, điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT (kể cả điểm sau phúc khảo). Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin.
Điểm chuẩn sẽ tăng, giảm không đáng kể
Dựa vào con số thống kê của Bộ GDĐT, nhiều ý kiến băn khoăn về mức điểm chuẩn của các trường có được giữ ổn định?
PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, dự báo điểm chuẩn năm 2022 sẽ không tăng so với năm 2021.
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, năm nay, các trường có rất nhiều phương thức tuyển sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vẫn là chủ yếu. Vì vậy, các trường top đầu, các ngành "hot" sẽ không có nhiều biến động, tăng không nhiều và giảm không đáng kể. Vì vậy, thí sinh có thể sử dụng điểm chuẩn của năm 2021 để tham chiếu và dự đoán được.
ThS Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, ĐH Kinh tế - Tài chính (UEF) TP HCM tư vấn tuyển sinh cho thí sinh.
Trao đổi với phóng viên, ThS Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, ĐH Kinh tế - Tài chính (UEF) TP HCM nhận định số thí sinh nhập nguyện vọng năm nay giảm đáng kể so với năm trước, trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học khoảng 600.000. Vì vậy, mức điểm chuẩn của các trường sẽ ổn định. Trong trường hợp tăng, điểm chuẩn cũng sẽ tăng không đáng kể.
Trước những điểm mới của mùa tuyển sinh năm nay, ông Nguyên cho rằng, kế hoạch tuyển sinh của các trường đại học trong công tác triển khai, tư vấn, hướng dẫn cho thí sinh đã gặp những khó khăn nhất định vì bị động, chạy theo những thay đổi không biết trước của Bộ GDĐT.
Ông Nguyên cũng cho rằng, năm nay, thời gian thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng khá dài, hơn 1 tháng. Điều này đã ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch năm học của các trường đại học.
Không chỉ các trường bị ảnh hưởng, thí sinh và phụ huynh cũng gặp khó khăn với quy chế tuyển sinh năm nay. Trong đó, thí sinh phải thực hiện nhiều công đoạn khá mới như sử dụng tài khoản, dùng các mã đăng ký theo quy định để đăng ký trực tuyến, xác nhận nguyện vọng và nộp lệ phí trực tuyến, xác nhận nhập học trên hệ thống cổng thông tin xét tuyển chung của Bộ GDĐT.
Vì vậy, ông Nguyên bày tỏ mong muốn: "Năm sau, Bộ GDĐT sẽ có lộ trình kế hoạch hướng dẫn sớm hơn đến học sinh, các trường THPT, các cơ sở đào tạo và cộng đồng xã hội để thí sinh có thời gian hiểu rõ về quy trình kế hoạch và được hướng dẫn kịp thời hơn".
Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý
Thí sinh cả nước đã hoàn thành bước đăng ký nguyện vọng. Các em phải thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển trước 17h ngày 31/8.
- Từ 1/9 đến 17/9, các trường đại học tải dữ liệu từ hệ thống để xét tuyển và phối hợp xử lý nguyện vọng, lọc ảo.
- Trước 17h ngày 17/9, các trường công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
- Trước 17h ngày 30/9, các thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuvến đợt 1 trên hệ thống.
- Từ tháng 10 đến tháng 12, các đại học có thể tổ chức tuyển sinh các đợt bổ sung. Thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung sẽ thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của các trường.
Thí sinh phải hoàn tất lệ phí xét tuyển đại học trước 17h00 ngày 31/8 Trước 17h00 ngày 31/8, những thí sinh thuộc 16 tỉnh thành khu vực miền Nam đã nhập nguyện vọng lên hệ thống của Bộ GD&ĐT cần hoàn thành lệ phí xét tuyển trước đại học năm 2022. Để giảm tải cho hệ thống, Bộ GD&ĐT đã chia thành 6 vùng tương ứng với 6 mốc thời gian thanh toán. Trong đó, các tỉnh...