Thí sinh chọn khối thi đại học như thế nào?
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (29-4) là hạn chót nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Các trường ĐH, CĐ đều hồi hộp chờ thống kê số lượng thí sinh ĐKDT theo trường, theo ngành và theo khối thi.
Từ nhiều năm nay, thí sinh thi vào các trường ĐH, CĐ phải ĐKDT theo các khối thi quy định. Việc lựa chọn khối thi vào các trường ĐH, CĐ hoàn toàn do thí sinh tự quyết định. Hằng năm số thí sinh dự thi các ngành có thi môn năng khiếu (thể dục thể thao, văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật, nhạc họa, kiến trúc…) chiếm số lượng nhỏ, chỉ khoảng 5%, còn lại gần 95% thí sinh đều chọn thi theo các khối thi truyền thống là A (toán, vật lý, hóa học), A1 (chỉ bắt đầu có từ năm 2012, gồm toán, vật lý, ngoại ngữ), B (toán, sinh học, hóa học), C (văn, lịch sử, địa lý) và D (toán, văn, ngoại ngữ).
“Chia lưa” cho khối A
Tuy tỉ lệ thí sinh liên tục giảm trong nhiều năm liên tiếp gần đây, nhưng khối A vẫn là sự lựa chọn của phần lớn thí sinh. Khi chưa có khối thi A1, số lượng thí sinh thi khối A luôn chiếm hơn phân nửa tổng số thí sinh dự thi, và đó chính là lý do khối A được xếp thi riêng vào đợt 1 trong kỳ thi “ba chung”. Việc phần lớn thí sinh chọn thi khối A cũng là một “phản ứng tự nhiên”, vì số chỉ tiêu dành cho khối A hằng năm cũng chiếm tỉ lệ hơn 50% tổng số chỉ tiêu của các trường ĐH, CĐ.
Số lượng thí sinh thi khối A đang giảm dần, và giảm nhanh hơn khi có thêm khối A1 từ năm 2012. Như vậy, một hiện tượng chuyển dịch chung được ghi nhận liên tiếp trong hai năm qua là thí sinh đã chuyển dần từ chọn thi khối A (toán, lý, hóa) sang các khối thi có môn ngoại ngữ như A1 (toán, lý, ngoại ngữ) và D1 (toán, văn, ngoại ngữ). Tuy nhiên, một hệ quả bị kèm theo là tỉ lệ ảo của các khối A1 và D1 cũng tăng lên nhiều khi số thí sinh đã thi khối A1 (đợt 1) lại tiếp tục dự thi ở khối D1 (đợt 2) do có hai môn thi trùng nhau là toán và ngoại ngữ, giống như trường hợp khối A và khối B từ nhiều năm qua.
Liệu số lượng và tỉ lệ thí sinh chọn khối A1 và D1 tăng nhanh có phải là tác động của việc quy định ngoại ngữ là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở những năm trước đây hay không? Có lẽ câu hỏi này sẽ được trả lời trong bảng tổng kết số liệu ĐKDT tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 được công bố vào giữa tháng 5-2014, vì trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, môn ngoại ngữ cũng chỉ còn là môn tự chọn của học sinh.
Khối B ảo lớn, khối C liên tuc giảm
Video đang HOT
Tuy chỉ chiếm khoảng 14% tổng chỉ tiêu tuyên sinh, nhưng số thí sinh thi khối B khá đông (chỉ sau khối A) và ổn định, hằng năm chiếm khoảng 20-24% tổng số thí sinh. Lý giải điều này có lẽ là do khối A và khối B có 2/3 môn thi trùng nhau (toán và hóa học), và do có hai đợt thi nên thí sinh thi khối A ở đợt 1 thường sẽ tiếp tục tham gia thi khối B ở đợt 2 chỉ sau đó năm ngày.
Thống kê cho thấy liên tục trong nhiều năm vừa qua, trung bình mỗi thí sinh nộp khoảng 1,8 bộ hồ sơ ĐKDT tuyển sinh ĐH, CĐ trong cùng một năm. Có khoảng 40-60% thí sinh đã thi khối A và A1 ở đợt 1 tiếp tục dự thi khối B và khối D1 ở đợt 2. Chính vì vậy, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển ảo (trúng tuyển nhưng không đến làm thủ tục nhập học) ở khối B và D1 cũng khá cao.
Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh của khối C chỉ chiếm khoảng 7% tổng chỉ tiêu, và tỉ lệ thí sinh chọn thi khối C có khuynh hướng ngày càng giảm. Ngay cả những năm 2010 và 2012, khi toàn bộ các môn khối C (văn, lịch sử, địa lý) đều là các môn thi tốt nghiệp, tỉ lệ thí sinh dự thi khối C vẫn giảm chứ không hề tăng. Điều này làm cho suy luận về việc thí sinh chọn khối thi ĐH theo môn thi tốt nghiệp hoặc ngược lại chọn môn thi tốt nghiệp theo khối thi ĐH không được thuyết phục.
Theo Tuoitre
Khối thi tréo ngoe ngành học
Rất nhiều trường ĐH, CĐ tuyển sinh ngành kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật, thiết kế công nghiệp mà không có môn năng khiếu.
Thậm chí có trường còn tuyển cả khối C cho nhóm ngành này bên cạnh các khối A, A1, D1.
Trường ĐH Nam Cần Thơ tuyển sinh ngành kiến trúc với hai khối thi A và A1 bằng hình thức thi tuyển. Khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, trường này mới xét tuyển thêm các khối V và H. Trong khi đó, với ngành thiết kế công nghiệp, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn tuyển sinh hầu như đủ cả các khối thi ĐH như A (toán, lý, hóa), A1 (toán, lý, tiếng Anh), C (văn, sử, địa), V (toán, lý, vẽ), H (văn, vẽ, vẽ), D1 (toán, văn, tiếng Anh).
Học hóa thi lý, kiến trúc không cần năng khiếu
Tương tự, hàng loạt trường CĐ khác tuyển sinh ngành kiến trúc, thiết kế với khối A, A1, C, D1 bên cạnh các khối cơ bản là V và H. Đơn cử như Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị (Hà Nội), Trường CĐ Xây dựng 1 tuyển sinh ngành kiến trúc với các khối A, A1, V... Ở khu vực phía Nam, Trường CĐ Công nghệ thông tin hữu nghị Việt - Hàn cũng tuyển rất nhiều khối cho ngành kiến trúc, thiết kế đồ họa như A, A1, V, H. Trường CĐ Sư phạm Huế lại không tuyển cả những khối năng khiếu cho ngành thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất mà lại tuyển các khối A, D1, C. Trường CĐ Bách Việt tuyển sinh ngành thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất bằng các khối A, A1, C, D1. Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng) tuyển sinh ngành kiến trúc bằng các khối A, A1, V...
"Một người học không có năng khiếu khi học ngành này (kiến trúc), tôi thật sự không hiểu người học sẽ học thế nào" ThS Ninh Quang Thăng
Với các ngành đặc thù như sư phạm, có những trường tuyển rất... tréo ngoe. Chẳng hạn, Trường ĐH Bạc Liêu tuyển khối A1 cho ngành sư phạm hóa học bên cạnh khối A. Song song với khối C, Trường ĐH Thủ Dầu Một tuyển khối D1 cho ngành sư phạm lịch sử. Tương tự, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) tuyển sinh khối A1 cho ngành sư phạm hóa bên cạnh khối A; khối A, A1 cho ngành sư phạm sinh bên cạnh khối B. Các ngành sư phạm lịch sử, ngữ văn đều tuyển khối C và các khối D từ 1 đến 6. Một cán bộ Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chia sẻ: sư phạm là ngành đặc thù, liên quan đến các thế hệ học sinh sau này nên đòi hỏi phải có kiến thức vững vàng. Nếu ngành sư phạm hóa mà đầu vào không kiểm tra kiến thức về hóa thì khi vào học sinh viên sẽ gặp khó khăn vì chương trình đào tạo liên quan đến hóa, hóa nâng cao rất nhiều và nếu tốt nghiệp đi dạy cũng sẽ rất khó nâng cao chuyên môn.
Ở các nhóm ngành khác như sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, hóa học, rất nhiều trường tuyển cả khối A, A1 bên cạnh khối B. Thậm chí Trường ĐH Sao Đỏ còn tuyển cả khối D1 cho ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ kỹ thuật hóa học. Trường CĐ Lương thực thực phẩm (Đà Nẵng) tuyển khối A, A1, D1 cho các ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ kỹ thuật môi trường bên cạnh khối B. Nhóm ngành quản trị nhà hàng khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch lữ hành đa số được tuyển bằng khối A, A1, D1 nhưng cũng không ít trường tuyển cả khối C cho nhóm ngành này như ĐH Công nghệ TP.HCM, Khoa du lịch (ĐH Huế), ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, CĐ Kinh tế công nghệ TP.HCM... Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế) tuyển khối C cho ngành phát triển nông thôn.
Người học sẽ khó khăn
Việc tuyển sinh các ngành học cứng nhắc theo những khối thi A, B, C, D không phải là điều hay. Tuy nhiên, khi đã tuyển theo khối thi mà lại chọn những khối thi có mảng kiến thức không mấy liên quan hoặc trái ngược với chương trình đào tạo, theo nhiều chuyên gia, người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM - cho rằng với những ngành công nghệ sinh học, sinh học, hóa dược mà tuyển thí sinh ngoài khối B là hạn chế rất lớn đối với người học. Chương trình đào tạo ngành sinh học với kiến thức về sinh học rất nhiều. Thí sinh có kiến thức nền về môn sinh (thi ĐH khối B) sẽ có thuận lợi hơn trong việc học ĐH. Thí sinh khối thi khác có thể cũng học được nhưng rất khó để có thể đào sâu, nâng cao và tiếp cận cái mới.
Cùng quan điểm này, ThS Ninh Quang Thăng - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM - cho biết rất ngạc nhiên khi ngành kiến trúc tuyển sinh mà không có môn năng khiếu. "Kiến trúc là ngành đòi hỏi sự sáng tạo cao. Đó không thuần túy là kỹ thuật hay mỹ thuật mà là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và sự sáng tạo. Trước đây, trường tuyển khối V với các môn toán, lý và vẽ, như vậy là hơi thừa môn lý, thiếu môn khoa học xã hội nhưng vẫn đào tạo được. Nếu chỉ tuyển đơn thuần khối A, A1 mà không có môn năng khiếu thì không biết sẽ đào tạo thế nào bởi đòi hỏi đầu tiên của ngành này là sự sáng tạo. Không có năng khiếu về mỹ thuật thì sẽ rất khó khăn, bởi học ngành này suốt ngày sinh viên sẽ vẽ, các đồ án môn học cũng là vẽ. Đó không phải là bản vẽ kỹ thuật đơn thuần với các đường dọc, ngang mà là sự kết hợp giữa kỹ thuật và mỹ thuật" - ông Thăng nhấn mạnh.
Với các ngành học khác, chúng tôi thử tìm hiểu chương trình đào tạo ở các trường và nhận thấy với người học khối C khi theo học các ngành về quản trị hay phát triển nông thôn, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, ngành quản trị du lịch nhà hàng khách sạn tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, sinh viên sẽ phải học phần lớn môn học khối quản trị, chỉ có ít học phần thuộc khối xã hội. Các môn học như nguyên lý thống kê, kinh tế lượng, quản trị tài chính, quản trị chiến lược, quản trị nhân sự, toán cao cấp, thanh toán quốc tế, thương mại điện tử... sẽ là thử thách không nhỏ với người học khối C.
Tương tự, TS Lê Văn Phước - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế) - cũng xác nhận sinh viên khối C khi theo học ngành phát triển nông thôn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn sinh viên các khối khác. Tuy nhiên ông cũng giải thích khối thi do khoa đưa lên và trong chương trình đào tạo, bên cạnh các học phần chung về tự nhiên, rất nhiều học phần thiên về xã hội.
TS Trần Hữu Hoan - phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - cho rằng thí sinh giỏi khối A1 có thể học tốt môn hóa, khối A, A1 cũng có thể học tốt môn sinh, do vậy trường mở rộng khối thi để tăng cơ hội cho thí sinh lựa chọn.
Theo Tuoitre
TP.Hồ Chí Minh: Tuyển sinh lớp 1 không cần giấy chứng nhận mầm non Theo Sở GDĐT, năm học mới, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1 là 119.614 chỉ tiêu, huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 theo tuyến do Ban tuyển sinh quận, huyện quy định. Ảnh minh hoạ. UBND TP nhấn mạnh, không nhận trẻ sớm tuổi và trẻ trái tuyến ngoài quận, huyện, bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh từ 1.7,...