Thí sinh chọn học nghề thay vì lấy bằng ĐH ‘vớ vẩn’
Kết thúc xét tuyển ĐH – CĐ 2013, nhiều trường không tuyển nổi 50% chỉ tiêu tuyển sinh. Nhiều thí sinh lựa chọn học nghề thay vì vào các trường ĐH dân lập.
Kỳ thi ĐH – CĐ năm 2013, Nguyễn Thị Bích Hoà (An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình) không trúng tuyển vào ĐH Sư phạm Hà Nội với số điểm 16 (kém 2 điểm so với điểm chuẩn). Hoà nộp hồ sơ vào Trung cấp nghề Thái Bình, học ngành may thời trang.
Hoà cho biết: “Với số điểm này mình có thể đỗ vào rất nhiều trường ĐH dân lập nếu muốn, nhưng mình vẫn quyết định đi học nghề. Thà học nghề may để sau này có điều kiện có thể mở cửa hàng thời trang theo mơ ước còn hơn học lấy tấm bằng đại học “vớ vẩn” nào đó rồi sau không biết làm gì”.
Thi không đỗ các trường có uy tín, thí sinh nhanh chóng chuyển hướng đi học nghề.
Cũng giống như Hoà, cặp sinh đôi Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Khánh (Yên Thế, Bắc Giang) đều chọn con đường theo chú ruột học nghề mộc trong khi điểm thi ĐH năm 2013 vào ĐH Bách khoa của hai bạn là 15 điểm (Hùng) và 16 điểm (Khánh).
Bố của hai bạn Hùng và Khánh, bác Nguyễn Văn Vượng cho biết: “Nếu xét tuyển vào ĐH dân lập thì chắc 2 cháu cũng đỗ, nhưng gia đình không đủ tiền nuôi, học phí quá đắt. Vì vậy cả hai đứa đều quyết tâm học nghề. Khu này nghề mộc làm ăn rất tốt, chẳng mấy chốc có của ăn của để”.
Theo TS Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT): “Trước thực trạng khó tuyển sinh, một số trường đề nghị Bộ nhanh chóng cho xét tuyển bằng học bạ. Tuy nhiên, kể cả Bộ có cho các trường tự tuyển sinh hay chỉ xét tuyển thì vẫn sẽ có những trường phải giải thể vì không có người học. Trường nào gây dựng được uy tín, sinh viên ra trường có việc làm thì mới được xã hội công nhận”.
Theo TNO
Video đang HOT
Học nghề được bằng cao đẳng: Thêm cơ hội cho tương lai
Từ tháng 10, cao đẳng Bách Việt mở thêm hệ đào tạo cao đẳng nghề chính quy với 9 ngành học thiết thực, dễ tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong 5 năm tới đây, dự báo lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, sơ cấp nghề chiếm ổn định trên 50% thị trường lao động TP.HCM. Con số cho thấy cơ hội nghề nghiệp cho người lao động với bằng nghề không hề suy giảm, đặc biệt là lao động có trình độ tay nghề giỏi trong thực trạng xã hội "thừa thầy, thiếu thợ" hiện nay.
"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết"
Câu ví von của người xưa tuy không còn hoàn toàn chính xác trong thởi hiện tại với rất nhiều cá nhân đặc biệt trong xã hội giỏi một nghề mà biết nhiều nghề. Tuy vậy, với đa số người lao động, việc tạo dựng vững vàng một nghề phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động vẫn luôn là cần thiết.
Xem xét cơ cấu GDP Việt Nam từ 2010, có thể nhận thấy rất rõ ràng xu thế giảm tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong khi tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ lại tăng mạnh. Với cơ cấu GDP như vậy, nhu cầu lao động cho nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cũng tăng theo. Và để tham gia vào nhóm ngành này, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng như cán bộ tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp cho rằng người lao động cần có trình độ tay nghề giỏi để có cơ hội nghề nghiệp lớn hơn. Vậy thì học gì, ở đâu để đạt được trình độ mà doanh nghiệp cần?
Cao đẳng nghề: lựa chọn thiết thực cho người học
Cao đẳng nghề là hệ đào tạo đang được nhiều người học lựa chọn: được học ngành mình yêu thích mà không cần thi tuyển đầu vào, thời gian đào tạo tương đối ngắn, thời gian thực hành, thực tập nhiều, được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và được liên thông lên đại học. Để có một nghề tốt, người học nên xem xét đến các yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của nghề lựa chọn: chương trình, năng lực đào tạo của trường; Cơ sở vật chất, phương tiện thực hành thực nghiệm tại trường và doanh nghiệp nhận thực tập; Nhu cầu tuyển dụng thực tế của các doanh nghiệp cho các ngành đào tạo đó.
Học nghề tại Bách Việt: nhất nghệ tinh
Để đáp ứng nhu cầu thực của doanh nghiệp và người lao động, cao đẳng Bách Việt vừa mở thêm hệ đào tạo cao đẳng nghề để giải đáp bài toán lao động nghề chất lượng cao cho thị trường.
Căn cứ trên nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp nhiều năm qua có hoạt động hợp tác tuyển dụng với Bách Việt, nhà trường hiện có 9 nghề bậc lao động gồm: Kỹ thuật dược, Chế biến thực phẩm, Kỹ thuật xây dựng, Phiên dịch tiếng Anh thương mại, Quản trị khách sạn , Quản trị mạng máy tính, Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thiết kế đồ hoạ, Kế toán doanh nghiệp. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, phó Hiệu trưởng thường trực của trường cho biết chương trình đào tạo nghề tại Bách Việt được xây dựng với tiêu chí hàng đầu là "thiết thực, đổi mới - kịp thời đáp ứng những chuyển biến trên thị trường lao động", bước đầu đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, trường còn được biết đến với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu trong các trường đại học, cao đẳng tại thành phố HCM, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành, thực nghiệm tại trường của người học. Hoạt động của trường cũng gắn bó rất mật thiết với các doanh nghiệp thông qua việc kí kết hợp đồng thực hành, thực tập ngay tại doanh nghiệp trong suốt quá trình học cũng như giới thiệu việc làm ngay sau khi ra trường. Quá trình thực hành, thực tập tại trường cũng như doanh nghiệp được bố trí đủ dài để người học không còn bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc thực tế, tạo thuận lợi không nhỏ để họ được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau khi ra trường.
Từ cuối năm 2013, trường đã tiến xa hơn trong quan hệ với các doanh nghiệp khi chính thức đặt quan hệ hợp tác đào tạo và tuyển dụng với nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất.... Như vậy, người học tại trường nay có cơ hội được tham gia các sự kiện tư vấn hướng nghiệp, thực tập và tuyển dụng với định hướng nghề nghiệp rõ nét trong suốt quá trình học. Quá trình trao đổi, cọ xát trong môi trường doanh nghiệp quy mô cho phép người học có cái nhìn khá thực tế về nghề, từ đó xác định cho mình những kĩ năng còn thiếu để kịp thời bổ sung, hoàn thiện.
Ông Phạm Văn Đạt, trưởng phòng đào tạo và phát triển của khách sạn New World chia sẻ: "Chúng tôi tin rằng khi đặt vấn đề hợp tác đào tạo, tuyển dụng với doanh nghiệp, cao đẳng Bách Việt đã đưa ra một định hướng đào tạo thực tế, phù hợp với thị trường lao động. Tầm nhìn của Bách Việt giúp các doanh nghiệp bỏ qua đoạn đường "đào tạo lại lao động" vừa mất thời gian, vừa tốn kém cho họ".
Chương trình cao đẳng nghề tại cao đẳng Bách Việt:
1. Đào tạo 9 nghề: Kỹ thuật dược - Chế biến thực phẩm - Kỹ thuật xây dựng - Phiên dịch tiếng Anh thương mại - Quản trị khách sạn - Quản trị mạng máy tính - Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thiết kế đồ hoạ - Kế toán doanh nghiệp.
2. Kết hợp lý thuyết với thực hành rộng và sâu.
3. Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu thực hành nghề thường xuyên: phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy hiện đại.
4. Kí kết hợp đồng để thực hiện chương trình thực hành, thực tập, giới thiệu việc làm tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế (ngành Kỹ thuật dược), công ty, xí nghiệp và khu chế xuất (với các ngành khác).
5. Cho phép liên thông ngay lên đại học.
Đón xem chương trình tư vấn trực tuyến thêm cơ hội học cao đẳng - chương trình đào tạo cao đẳng nghề chính quy của cao đẳng Bách Việt vào lúc 16h30 ngày 30/10 trên truyền hình Bình Phước.
Liên hệ:
778/B1 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM
ĐT: (08) 6257 4595-6257 4597-0934 160770-0934 180770
www.bachviet.edu.vn, tuyensinh@bachviet.edu.vn.
Theo Tri Thức
Học phí Việt Nam lấy bằng của ĐH Nancy (Pháp) tại Thái Lan Trong xu thế hội nhập, rất nhiều bậc phụ huynh muốn con em được đào tạo trong môi trường giáo dục quốc tế và chuyên nghiệp nhưng ngại về chi phí. Nắm bắt được yếu tố này, trường Đại học DPU (Thái Lan) phối hợp với trường ĐH Nancy (Pháp) dành riêng cho sinh viên Việt nam học bổng 50% cho 4 năm...