Thí sinh cần tỉnh táo trước ‘bẫy’ điểm sàn
Bộ GD&ĐT vừa công bố ngưỡng đảm bảo đầu vào khối ngành sức khỏe và đào tạo giáo viên.
Cùng với đó, các trường đại học trên cả nước cũng có thông báo về điểm sàn năm 2022. Thí sinh cần phân biệt rõ điểm sàn và điểm chuẩn để sáng suốt khi lựa chọn nguyện vọng xét tuyển.
Học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học 2022. (Nguồn: Kinh tế & Đô thị)
Một số trường ĐH khác cũng đưa ra mức điểm sàn xét tuyển 2022 như: ĐH Kinh tế quốc dân là 20 điểm; ĐH Ngoại thương là 23,50 điểm đối với trụ sở chính Hà Nội và cơ sở II TP Hồ Chí Minh và 20 điểm tại cơ sở Quảng Ninh (tính 3 môn thi); ĐH Thương mại là 20 điểm (tính 3 môn thi), Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông lấy mức điểm sàn từ 21 điểm (với cơ sở phía Bắc) và từ 19 điểm (với cơ sở phía Nam); ĐH Bách khoa Hà Nội công bố mức điểm sàn chung cho cả 9 tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 với điểm thi tốt nghiệp THPT là 23 điểm.
Tránh trường hợp thí sinh còn mơ hồ, nhầm lẫn giữa điểm sàn và điểm chuẩn, PGS.TS Nguyễn Viết Thái- Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, ĐH Thương mại phân tích: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) không phải là điểm chuẩn trúng tuyển. Điểm sàn là mức điểm để nhận hồ sơ xét tuyển, còn điểm chuẩn được hiểu là mức điểm trúng tuyển mà thí sinh đủ điều kiện làm thủ tục xác nhận nhập học để trở thành sinh viên của trường.
GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc đảm bảo chất lượng hàng năm là điều kiện cần; tức là phải có khả năng tối thiểu để quy định đầu vào; còn về sau các trường trên cơ sở nền tảng này có thể lấy các điểm chuẩn cao hơn nhiều so với điểm sàn đã đặt ra. Điểm sàn là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Ví dụ, ngưỡng điểm sàn năm ngoái đặt ra của khối ngành sư phạm là 19 điểm; trong khi đó ngành tiếng Anh của trường ĐH Sư phạm Hà Nội lấy 28 điểm, hoặc Toán tiếng Anh lấy 27,7 điểm.
Nhấn mạnh vào yếu tố điểm sàn, PGS. TS Lê Hoằng Bá Huyền – Phó Hiệu trưởng ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) dặn dò: Thí sinh cần lưu ý: Điểm sàn là mức tối thiểu; tùy theo chỉ tiêu, uy tín, thương hiệu từng trường, tùy nhu cầu và thực tế đăng ký nguyện vọng của thí sinh, các trường sẽ xác định được mức điểm chuẩn.
Điểm chuẩn khả năng giữ ổn định
“Tôi nghĩ điểm chuẩn năm nay có thể tương đương hoặc cao hơn năm ngoái một chút, đặc biệt với một số ngành như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Với trường ĐH Hồng Đức, điểm chuẩn năm nay có thể rơi vào từ 22 đến 27-28 điểm, tùy từng ngành. Đây chỉ là dự báo còn thực tế phụ thuộc vào rất nhiều biến số cũng như sự lựa chọn của các em”- Phó Hiệu trưởng ĐH Hồng Đức Thanh Hóa Lê Hoằng Bá Huyền cho biết.
Tuy ngưỡng đảm bảo đầu vào khối ngành sức khỏe do Bộ GD&ĐT đưa ra là 19-22 điểm nhưng PGS.TS Lê Đình Tùng- Trưởng phòng Quản lý đào tạo đại học- ĐH Y Hà Nội quả quyết: Chỉ thí sinh đạt điểm cao tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 ở tổ hợp B00 Toán- Hóa- Sinh mới nên mạnh dạn lựa chọn, đăng ký vào trường ĐH Y Hà Nội. Đối với những ngành thấp hơn ở ngưỡng điểm trên 26 điểm hoặc trên 23 điểm, thí sinh cần thận trọng sắp xếp nguyện vọng cho phù hợp.
Phân tích phổ điểm xét tuyển theo các khối thi, GS.TS Hoàng Anh Tuấn- Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội & nhân văn (ĐHQGHN) trao đổi: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay không có nhiều biến động. Những ngành xét tuyển có tổ hợp môn Tiếng Anh có thể điểm chuẩn giảm so với năm trước nhưng về cơ bản, phổ điểm đẹp và thuận lợi cho thí sinh xét tuyển ở tất cả tổ hợp.
Video đang HOT
“Theo kinh nghiệm, tôi cho rằng điểm chuẩn sẽ không tăng, hoặc có tăng cũng không đáng kể so với năm ngoái. Đối với ĐH Kinh tế quốc dân, mức điểm chuẩn như năm ngoái đã quá cao. Năm 2021, ngành có mức điểm chuẩn thấp nhất vào ĐH Kinh tế quốc dân là 26,8, tức trung bình mỗi môn đã gần 9 điểm; còn ngành cao nhất lên đến 28,3, tức trung bình mỗi môn trên 9,5 điểm. Như vậy, theo dự đoán của tôi, với những ngành điểm chuẩn năm ngoái đã cao rồi thì năm nay cũng sẽ không cao hơn được nhiều”- PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo của Trường ĐH Kinh tế quốc dân dự đoán.
Để tăng cơ hội trúng tuyển, thí sinh cần so sánh điểm của mình với điểm chuẩn của năm 2021, từ đó mạnh dạn đăng ký 3 – 5 nguyện vọng vào trường mình yêu thích và mong muốn. Theo quy chế tuyển sinh hiện hành, trường hợp bị trượt các nguyện vọng này, các em cũng không bị ảnh hưởng quyền lợi ở các nguyện vọng sau. Với những thí sinh có mong muốn vào một ngành cụ thể của trường ĐH nào đó thì nên tận dụng tất cả cơ hội theo các phương thức để đăng ký nguyện vọng.
Các chuyên gia cho hay, thời điểm này rất quan trọng để đăng ký xét tuyển nên thí sinh cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để lựa chọn nguyện vọng sao cho phù hợp với sở thích, năng lực của mình trên cơ sở tham khảo nhiều kênh thông tin. Và dù có gần 1 tháng để đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng (từ 24/7 đến 17 giờ ngày 20/8) nhưng để tránh quá tải hệ thống thì sau khi tìm hiểu, các thí sinh nên đăng kí nguyện vọng sớm, tránh đổ dồn đăng kí vào những ngày cuối cùng.
Điểm sàn đại học 2022 được tính thế nào?
Điểm sàn năm nay không dao động nhiều so với năm trước và vẫn tăng hơn ở những ngành hot.
Hiện nay, hầu hết các trường đại học đang và tiếp tục công bố ngưỡng chất lượng đầu vào (điểm sàn) để làm căn cứ cho thí sinh (TS) đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến.
Đây là năm có nhiều thay đổi lớn trong tuyển sinh, khi Bộ GD&ĐT thực hiện lọc ảo chung khiến việc xác định điểm sàn ở các trường không phải dễ dàng.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nhiều trường tốp trên có điểm sàn tăng
Theo công bố mới nhất của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), trường sẽ nhận hồ sơ xét tuyển của những TS có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp đạt từ 23 điểm trở lên. Mức điểm sàn này áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo.
Đáng nói, mức công bố mới được trường điều chỉnh theo hướng tăng 1 điểm sau khi có kết quả thi do Bộ GD&ĐT công bố và đây là một trong ít trường có điểm sàn cao nhất hiện nay, mức này cũng cao hơn năm 2021 là 1 điểm nhưng cao hơn năm 2020 đến 4 điểm.
Tương tự, theo công bố của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, năm nay mức điểm nhận hồ sơ vào trường tối thiểu là 18 điểm, tăng 1 điểm so với năm 2021. Đây là mức đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và mức này cũng áp dụng cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm nay cũng có điểm sàn xét tuyển cho tất cả các ngành hệ đại trà là 19 điểm, tăng 0,5 điểm so với năm trước. Riêng các ngành chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế 2 2 có điểm sàn là 18 điểm. Tại Phân hiệu Quảng Ngãi, điểm sàn của tất cả các ngành là 17 điểm.
Tại khu vực phía Bắc, nhiều trường cũng đã công bố điểm sàn với mức khá cao. Như ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm sàn từ 20 điểm/tổ hợp xét tuyển.
Tại khu vực phía Bắc, nhiều trường cũng đã công bố điểm sàn với mức khá cao. Như ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm sàn từ 20 điểm/tổ hợp xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số).
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay cũng quy định điểm sàn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT khá cao khi lấy tới 23 điểm, áp dụng cho cả chín tổ hợp gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29.
Còn Trường ĐH Ngoại thương, năm nay, tại trụ sở chính Hà Nội và TP.HCM, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển ở các tổ hợp đều từ 23,5 điểm. Riêng bốn tổ hợp A00, A01, D01, D07 tại Cơ sở Quảng Ninh có điểm sàn là 20 điểm.
Tuy nhiên, bên cạnh một số trường có điểm sàn cao và tăng hơn, nhiều trường có điểm sàn tương tự năm 2021, thậm chí giảm hơn.
Như Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM năm nay lấy điểm sàn từ 16 đến 20 điểm, giảm 1 điểm so với năm trước.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết năm nay do thời điểm công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp diễn ra trong thời gian TS đăng ký xét tuyển nên hầu như không có trường nào nắm được số lượng TS đăng ký để xác định điểm sàn như mọi năm. Do đó, điểm sàn năm nay trường ấn định tương tự năm trước để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Điểm sàn khối sức khỏe, sư phạm ra sao?
Tối 29-7, Bộ GD&ĐT đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên và khối sức khỏe.
Trong đó, nhóm ngành đào tạo giáo viên có mức điểm tương tự năm 2021, ở nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 19 điểm, cao đẳng của ngành giáo dục mầm non là 17 điểm. Riêng đối với ngành giáo dục thể chất, ngành sư phạm âm nhạc và ngành sư phạm mỹ thuật có điểm sàn tăng hơn 1 điểm, 19 điểm. Mức điểm này áp dụng đối với tổ hợp xét tuyển ba môn văn hóa, các tổ hợp xét tuyển khác thực hiện theo quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành.
Còn với khối ngành sức khỏe, Bộ GD&ĐT đã quyết định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm nay từ 19 đến 22 điểm, bằng với năm trước.
Trong đó, y khoa và răng - hàm - mặt là hai ngành có điểm sàn cao nhất ở nhóm ngành sức khỏe với 22 điểm. Ngành y học cổ truyền và dược học là 21 điểm, các ngành còn lại có điểm sàn là 19 điểm.
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn này, PGS-TS Lê Đình Tùng, Trưởng Phòng quản lý đào tạo đại học Trường ĐH Y Hà Nội, cho rằng điểm sàn của khối sức khỏe năm nay rất phù hợp khi dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn. Bao gồm: Phân tích tổng điểm của các môn toán, hóa, sinh thuộc tổ hợp B00 và so sánh với kết quả các năm 2020, 2021; phân tích, đánh giá mức độ khó, mức độ phân hóa của các môn toán, hóa, sinh năm 2022, điều kiện tổ chức học tập của bậc phổ thông trong tình hình dịch bệnh và tổng chỉ tiêu khối ngành này.
Đối với Trường ĐH Y Hà Nội, PGS-TS Lê Đình Tùng khuyên các em điểm cao thì cứ mạnh dạn lựa chọn, đăng ký vào trường trên cơ sở tổng điểm ba môn toán, hóa, sinh. Đối với những ngành thấp hơn ở ngưỡng điểm trên 26 điểm hoặc trên 23 điểm thì cần thận trọng sắp xếp nguyện vọng cho phù hợp.
Dựa vào điểm sàn này, TS Vũ Văn Thành, Phó Hiệu trưởngTrường ĐH Điều dưỡng Nam Định, lưu ý TS đăng ký nguyện vọng đầu tiên phải là ngành/trường mình yêu thích và muốn học nhất. Tuy nhiên, các em cần có điểm thi cao hơn điểm sàn để có cơ hội trúng tuyển.
Phía Bộ GD&ĐT cũng lưu ý đối với các ngành khác ngoài nhóm ngành sức khỏe, sư phạm, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định và chịu trách nhiệm giải trình.
Điểm sàn là điều kiện cần để TS có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường nhằm đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh.
Hơn 900.000 thí sinh xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có hơn 900.000 TS tham gia xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu đại học năm nay chỉ hơn 550.000 TS.
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, thời hạn để TS đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng trực tuyến trên hệ thống hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia là đến 17 giờ ngày 20-8.
Sau đó, từ ngày 21-8 đến 17 giờ ngày 28-8, TS phải xác nhận số lượng, thứ tự và nộp lệ phí trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển.
Hệ thống sẽ thực hiện lọc ảo từ ngày 4-9 đến 17 giờ ngày 15-9. Trước 17 giờ ngày 17-9, các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Hàng loạt phương thức xét tuyển, thí sinh như 'đứng giữa ngã ba đường' Nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn xét tuyển. Trong khi đó, trước ma trận các phương thức tuyển sinh, nhiều thí sinh đang lúng túng không biết lựa chọn phương thức nào để tăng tỷ lệ đỗ đại học vào ngành mong muốn. Điểm chuẩn vào các ngành hot, trường hot sẽ tăng nhẹ Thời điểm này, nhiều trường đại...