Thí sinh cân nhắc trước khi làm hồ sơ dự thi
Trường dành thời gian cho học sinh suy nghĩ, cân nhắc, còn sĩ tử muốn tận dụng thời hạn cho phép để tham khảo thêm thông tin ngành nghề. Khoảng 10 ngày nữa một số trường mới bắt đầu nhận hồ sơ dự thi ĐH, CĐ.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngày 15/3, các trường THPT bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên, chưa có học sinh nào nào tới nộp hồ sơ, và các trường cũng chưa sẵn sàng làm việc này.
Hiệu trưởng THPT Đống Đa Nguyễn Tôn Vinh cho biết, trường vừa nhận được hồ sơ từ Sở GD&ĐT Hà Nội nên ngày 16/3 trường mới phổ biến những thông tin mới nhất của kỳ tuyển sinh để các em nghiên cứu, suy nghĩ cẩn thận trước khi lựa chọn trường và điền hồ sơ.
Tương tự, Hiệu phó THPT Kim Liên Nguyễn Xuân Lâm cho hay, trường đang chia hồ sơ về các lớp theo đăng ký và khoảng 10 ngày nữa bắt đầu thu hồ sơ.
Thí sinh hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự thi năm 2011. Ảnh minh họa: Hải Duyên.
Video đang HOT
“Trước khi học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, trường cùng với một số trường đại học đã tư vấn hướng nghiệp cho các em. Năm nay có nhiều điểm mới cần chú ý nên tuần trước trường đã in những thông tin này phát cho giáo viên để truyền đạt cho học sinh”, thầy Lâm nói.
Vị hiệu phó chia sẻ, năm nay mã ngành đào tạo của các trường đại học, cao đẳng đều thay đổi. Mỗi ngành có một mã chung cho tất cả trường cùng đào tạo. Mã ngành được quy định có 6 chữ số (chứ không phải 2-3 chữ số như trước) và có chữ C đứng ở đầu nếu là hệ cao đẳng, chữ D đứng đầu nếu là hệ đại học.
Cũng vì những thay đổi này nên khoảng 2 tuần nữa THPT Lương Thế Vinh mới bắt đầu thu hồ sơ đăng ký dự thi. Theo Hiệu trưởng Văn Như Cương, trường muốn dành thời gian để học sinh tìm hiểu kỹ thông tin, cân nhắc cẩn thận trước khi nộp hồ sơ.
Do thời hạn nộp tại trường kéo dài đến 16/4 nên Thành Trung (THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm) và các bạn trong lớp đều không vội vàng. “Trong một tháng chúng em có thể tìm hiểu kỹ hơn về những ngành hot hiện nay, cũng có thể tham dự các kỳ thi thử, biết được năng lực của mình để lựa chọn cho đúng”, Trung nói.
Bộ GD&ĐT quy định, ngày 15/3-16/4, học sinh lớp 12 nộp hồ sơ, lệ phí đăng ký dự thi tại trường. Thí sinh khác nộp tại địa điểm do các Sở GD&ĐT quy định. Các trường ĐH, CĐ tổ chức thi nhận hồ sơ ngày 17-23/4. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2. Phiếu số 1 do Sở GD&ĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết); 3 ảnh chân dung cỡ 4×6cm, 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh; Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Thí sinh có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi hoặc hệ cao đẳng của trường đại học, trường cao đẳng thuộc các đại học thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu đăng ký dự thi số 1.
Theo VNE
Chọn nghề theo sở thích hay nhu cầu?
Còn một tuần nữa học sinh (HS) lớp 12 bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ. Đây là giai đoạn nước rút để HS đưa ra quyết định chọn ngành, nghề dự thi phù hợp.
Sai lầm sẽ gây lãng phí lớn
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng: "Với những HS chọn ngành yêu thích trùng với ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, việc làm ổn định, lương cao... thì đó là sự thuận lợi. Ngược lại, việc lựa chọn học nghề nào không hề đơn giản". Hằng năm, lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế ở hệ ĐH và CĐ chiếm tới 40%. Thực tế này cho thấy những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao luôn có sức hấp dẫn HS.
Phần lớn các chuyên gia tư vấn khuyên rằng nhu cầu xã hội về một ngành nghề cụ thể chỉ có tính nhất thời. Có thể hiện nay xã hội đang có nhu cầu cao nhưng 4 hoặc 5 năm sau lại dư thừa vì các trường đào tạo ra quá nhiều. Vì vậy, để không phải hối tiếc vì sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, thí sinh khi cầm bút đăng ký dự thi hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai. Tiến sĩ Nghĩa cho rằng nếu chọn nghề sai lầm sẽ là sự lãng phí lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn nghề xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của bản thân sẽ bền vững hơn. "Giữa nghề yêu thích và nghề dự báo nhu cầu cao, nếu là tôi, tôi sẽ chọn nghề yêu thích bởi nếu giỏi nghề đó, dù nghề đó không thời thượng thì cũng rất dễ tìm việc làm và tự biến nó thành nghề có thu nhập cao" - tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa chia sẻ.
3 lời khuyên
Trong các buổi tư vấn mùa thi, nhiều chuyên gia tư vấn khuyên rằng trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ, thí sinh cần lưu ý 3 điều.
Trước hết phải xác định tầm quan trọng của việc chọn ngành: Đó là sở thích, sở trường, năng khiếu. Điều này quan trọng hơn là đặt ra câu hỏi thi trường nào, ngành nào dễ đậu, bởi cho dù có trúng tuyển nhưng nếu học ngành không thích thì chỉ là sự trú chân tạm bợ, không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Điều này sẽ khiến sinh viên không thể phát huy hết năng lực, sở trường của mình.
Điều thứ hai là phải biết lượng sức mình: Không nên chọn những nghề thật cao siêu mà năng lực của mình khó với tới. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, HS nên lượng sức để thi vào những trường vừa sức. Có nhiều tiêu chí để tham khảo như điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý...
Cuối cùng nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm. Khi chọn trường, HS cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe lời khuyên của những người đi trước vì đôi khi HS không đủ thông tin.
Theo TNO
Ngành hot vẫn dễ đậu Theo thống kê của Trường ĐH Luật TPHCM, trên 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, nếu làm tư vấn cho công ty nước ngoài thì thu nhập khoảng 800-2.000 USD, trong nước khoảng 3-5 triệu đồng/tháng. Một số ngành học thời gian gần đây thu hút đông thí sinh đăng ký dự thi do nhu cầu xã hội lớn, cơ hội...