Thí sinh bức xúc vì bị “nhốt” trong phòng dù hết 2/3 thời gian thi
Sau khi làm xong bài thi ngữ văn, dù đã hết 2/3 thời gian thi nhưng các thí sinh không được ra khỏi trường mà buộc phải ở lại phòng chờ trong trường khiến nhiều thí sinh và phụ huynh bức xúc.
Chiều 25-6, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã nhận được phản ánh về việc các thí sinh làm bài thi hết 2/3 thời gian môn thi tự luận ngữ văn nhưng không được ra ngoài tại một số điểm thi.
Thí sinh dự thi tại Trường THPT Hồng Đức không được ra ngoài dù hết 2/3 thời gian
Theo ông Khoa, về quy định các thí sinh làm bài thi tự luận hết 2/3 thời gian thì có thể nộp bài, đề thi và giấy nháp để ra ngoài. Còn đối với các môn thi trắc nghiệm, các thí sinh phải đợi hết thời gian làm bài mới có thể ra khỏi điểm thi. “Tuy nhiên, một số điểm thi đã không cho thí sinh ra ngoài là chưa đúng. Sau khi nhận phản ánh, sở đã nhắc nhở những điểm thi này” – ông Khoa cho biết thêm.
Trả lời câu hỏi những điểm thi đó do giáo viên trường nào làm giám thị, ông Khoa cho biết sẽ kiểm tra lại.
Trước đó, theo ghi nhận của phóng viên tại điểm thi điểm thi như ở Trường THPT Hồng Đức, Trường THPT Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) có rất nhiều thí sinh làm xong sớm môn thi ngữ văn nhưng không được ra ngoài dù đã hết 2/3 thời gian thi theo quy định.
Video đang HOT
Cụ thể, tại điểm thi Trường THPT Hồng Đức, thí sinh làm bài xong đã nộp bài, đề và giấy nháp nhưng không được ra ngoài mà được giám thị hướng dẫn vào ngồi chung trong một phòng, đợi khi trống đánh hết giờ mới cho ra bên ngoài. Tương tự, tại điểm thi Trường THPT Buôn Ma Thuột, các thí sinh làm xong ra ngồi ghế đá bên trong sân trường đợi trống đánh, cổng mới mở để cho ra về.
Trao đổi với phóng viên, một thí sinh cho biết đề thi tương đối dễ, chỉ mất 2/3 thời gian là đã làm xong. Sau khi nộp bài, thí sinh này muốn ra khỏi trường để tâm lý thoải mái và ôn tập chuẩn bị cho môn thi kế tiếp nhưng lại không được nên khá áp lực.
Còn theo một phụ huynh, quy định môn thi tự luận làm hết 2/3 thời gian là được ra khỏi điểm thi là rõ ràng, đơn giản như vậy nhưng không hiểu sao giám thị không nắm, gây ức chế cho thí sinh.
Trước đó, sáng cùng ngày, kiểm tra công tác tổ chức thi và làm việc với Ban chỉ đạo, Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2019 tại cụm thi Đắk Lắk, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã lưu ý về việc tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh. Theo Bộ trưởng, kỳ thi phải diễn ra nghiêm túc, an toàn, các cán bộ an ninh, giám thị phải xử lý đúng quy chế nhưng phải nhẹ nhàng, tránh tình trạng nặng nề, ảnh hưởng đến tâm lý của các thí sinh. “Những vấn đề này năm nào cũng xảy ra. Giám thị nhẹ nhàng khi xảy ra tình hình ấy. Xử lý nghiêm túc nhưng không làm ồn ào, ảnh hưởng đến các thí sinh khác” – Bộ trưởng nhắc nhở và nhắc lại các giám thị phải nắm rõ quy chế, ai vi phạm thì yêu cầu nhà trường phải xử lý nghiêm.
Cao Nguyên
Theo nguoilaodong
Thí sinh khuyết tật mang theo khát vọng nghị lực vào bài ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia
Đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2019 được đánh giá khá gần gũi với học sinh đặc biệt là ở câu nghị luận xã hội với yêu cầu bàn luận về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Câu nghị luận này còn trở nên đặc biệt và gần gũi hơn đối với những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Tại điểm thi Trường THCS Colette (quận 3), lực lượng công an, cán bộ coi thi, đội tình nguyện đã nhiệt tình giúp sức cho những học sinh đặc biệt dự thi tại trường từ việc đi lại, đưa đón đến nước uống. Sau 120 phút làm bài thi môn Ngữ Văn, thí sinh Mai Ngọc Hoàng Hải là một trong những thí sinh khuyết tật được các bạn tiếp sức mùa thi lên phòng thi hỗ trợ đưa xuống dưới sân trường. Tuy hơi mệt nhưng thí sinh Hoàng Hải đến từ Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề đào tạo việc làm cho người khuyết tật TP Hồ Chí Minh cũng phấn khởi cho biết, đề thi khá hay và tự tin làm được 70%.
Thí sinh Hoàng Hải chia sẻ câu nghị luận xã hội rất phù hợp với hoàn cảnh với của chúng em.
Theo Hải, với câu hỏi nghị luận xã hội đưa vào đề nói về hành trình theo đuổi khát vọng và ý chí nghị lực rất gần gũi với hoàn cảnh của mình nên Hải rất thích. "Em đã lấy dẫn chứng cụ thể từ những bạn đang học cùng trường với em. Dù các bạn bị khuyết tật nhưng lúc nào cũng có mong muốn học hỏi, tìm kiếm được công việc để mưu sinh có ích cho bản thân và xã hội. Để thực hiện được ước muốn khát vọng đó thì tụi em phải có ý chí và nghị lực để vượt qua được hoàn cảnh của mình", Hoàng Hải chia sẻ.
Thí sinh Hoàng Hải cũng cho biết thêm, năm nay Hải dự thi vào ngành giáo dục đặc biệt của trường ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh với mong muốn học xong vừa có thể kiếm được việc làm nuôi sống bản thân vừa có thể giúp được những bạn đồng cảnh ngộ.
Đôi bạn thân bị teo cơ cũng rất phấn khởi với đề thi văn năm nay.
Tại điểm thi này thí sinh Lâm Thị Kim Bông và Trần Thị Kim Luyến đôi bạn thân cùng là học viên Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề đào tạo việc làm cho người khuyết tật TP Hồ Chí Minh, cả hai thí sinh đều bị teo cơ do di chứng của bệnh sốt bại liệt từ nhỏ. Dù ngoại hình kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng hai em luôn lạc quan, nỗ lực vươn lên. Thí sinh Lâm Kim Bông cho biết "Đề thi năm nay khá gần gũi. Em nghĩ mình làm được trên điểm trung bình. Nguyện vọng của em là thi vào ngành Giáo dục đặc biệt Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh".
Đánh giá về đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia năm nay, thầy Phan Thế Hoài, giáo viên Ngữ Văn một trường THPT ở quận Bình Tân cho hay, về nội dung, phần đọc hiểu khá dễ dàng, học sinh trung bình có thể làm được 2,25-3 điểm. Câu Nghị luận xã hội yêu cầu học sinh bàn luận về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống được gợi ra từ phần đọc hiểu. Câu hỏi này tương đối quen thuộc vì học sinh đã được luyện tập ở trên lớp. Học sinh có lực học trung bình có thể làm từ 1-1,25 điểm.
Câu Nghị luận văn học yêu cầu cảm nhận về hình tượng sông Hương ở đoạn thượng nguồn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là câu hỏi khá quen thuộc vì học sinh cũng đã được luyện tập nhiều. Câu hỏi phụ mang tính phân loại khá hay khi đề yêu cầu thí sinh nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Học sinh khá, giỏi mới có thể làm trọn vẹn ý phụ này. Nhìn chung, đề văn năm nay tương đối nhẹ nhàng nhưng vẫn có tính phân loại, phù hợp cho việc xét tuyển đại học. Dự đoán phổ điểm dao động từ 5,75-6,25.
Đánh giá về đề thi Ngữ Văn THPT Quốc gia 2019, thầy Nguyễn Mạnh Thắng, giáo viên Văn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thủ Đức nhận xét. Đề thi năm nay đều nằm trong phần kiến thức cơ bản, không nâng cao nên rất dễ để đạt điểm. Nếu học sinh học mức độ trung bình khá thì khả năng được 5-6 điểm trở lên chiếm tỷ lệ trên 80%. Những học sinh khá giỏi cũng sẽ đạt điểm cao nhiều.
Trong đề thi năm nay, tôi thấy các câu hỏi ở phần khá hay. Đặc biệt là câu 4 phần đọc hiểu về hành trình theo đuổi khát vọng của con người. Hay phần Làm văn ra mang tính thời sự cao, đặt vấn đề trọng tâm của xã hội đó là vấn đề nhân cách, điều mà học sinh cần phải quan tâm trong cơ chế thị trường hiện nay.
Tin, ảnh: Đan Phương
Theo Báo Tin tức
TP.HCM: Thí sinh thoải mái bước vào thi môn Toán Tại điểm thi Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (Quận 1, TP.HCM), các thí sinh tới sớm, tranh thủ trao đổi bài với bạn bè và sẵn sàng cho môn thi Toán. Thí sinh tự tin bước vào thi môn Toán Trước giờ thi môn Toán, thời tiết tại TP.HCM khá nắng nóng. Nhiều em phải "đội" nắng tới trường thi và không...