Thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại vào phòng thi
Trong buổi thi môn Ngữ văn sáng 9/8, một thí sinh tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, bị đình chỉ vì mang điện thoại vào phòng thi.
Chiều 9/8, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết địa phương này có 112 thí sinh vắng mặt trong buổi thi môn Ngữ Văn. Một thí sinh tại điểm THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) bị đình chỉ do mang điện thoại vào phòng thi. Không có giám thị coi thi vi phạm quy chế thi.
Thí sinh dự thi tại huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Ảnh: Gia Hân.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đánh giá đa số điểm thi thực hiện đúng quy chế. Cán bộ, thí sinh dự thi chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Họ đều được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trước khi vào khu vực thi.
Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa lập 3 phòng đặc biệt cho 6 thí sinh dự thi tại THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc), Lương Đắc Bằng (huyện Hoằng Hóa) và Quảng Xương 4 (huyện Quảng Xương), do những em này có biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Video đang HOT
5 lỗi khiến thí sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ bị đình chỉ thi
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi nếu vi phạm 1 trong 5 lỗi.
Cụ thể, thí sinh đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;
Tính an toàn, bảo mật của kỳ thi năm nay được Bộ GD&ĐT siết chặt.
Thí sinh mang vật dụng trái phép vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi;
Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.
Ngoài điểm mới trên, các mức xử phạt khác đối với thí sinh vẫn duy trì. Cụ thể, thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó.
Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của môn đó. Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài...
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, một trong những giải pháp được Bộ GDĐ&T đưa ra để kỳ thi diễn ra nghiêm túc là thực hiện đối sánh, phân tích kết quả thi và kết quả học tập ở bậc THPT của thí sinh.
Ngoài việc làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể trong khâu phối hợp tổ chức kỳ thi, để phòng ngừa được gian lận, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tăng cường các giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là khâu thanh tra với sự tham gia của "ba cấp" gồm thanh tra của Bộ GDĐT, Thanh tra tỉnh và Thanh tra thuộc Sở GDĐT. Những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt và kinh nghiệm tổ chức thi của các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục được huy động tham gia công tác thanh tra, kiểm tra.
Một giải pháp nữa để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, khi phải chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các địa phương cho biết đã đưa ra nhiều giải pháp để kỳ thi diễn ra an toàn.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cũng nhấn mạnh, dù có nhiều giải pháp kỹ thuật, nhưng yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Dù quy chế chưa bắt buộc, nhưng kinh nghiệm là khi lựa chọn cán bộ, các địa phương nên phối hợp với lực lượng công an để xác minh, lựa chọn được những cán bộ tốt nhất tham gia tổ chức kỳ thi.
Về vấn đề an toàn và bảo mật đề thi, Bộ GD&ĐT yêu cầu đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ hay két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ.
Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi có thể ủy quyền bằng văn bản cho cán bộ phụ trách tổ hoặc nhóm vận chuyển giữ và bàn giao chìa khóa các thùng, hòm chứa đề thi cho các Trưởng Điểm thi.
Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.
Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày.
Có một cán bộ của trường đại học, cao đẳng làm nhiệm vụ tại điểm thi (Phó Trưởng Điểm thi hoặc thư ký) trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi.
Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng của cán bộ của trường đại học, cao đẳng được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi sau.
Ngoài ra, năm nay cán bộ đánh phách cũng phải được cách ly tuyệt đối từ khi thực hiện nhiệm vụ đánh phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 9 và 10/8. Chỉ còn 2 tháng nữa để chuẩn bị, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT cần tiếp tục chỉ đạo các nhà trường dạy học, ôn tập theo chương trình, hướng dẫn của Bộ GDĐT bảo đảm chất lượng, để học sinh yên tâm, tự tin dự thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chủ yếu tập trung kiểm tra kiến thức cơ bản, giảm các câu hỏi khó và mức độ khó của đề thi.
'Căng mình' chuẩn bị phương án thi tốt nghiệp THPT trong dịch COVID-19 Sở Giáo dục và đào tạo một số tỉnh, thành đang cấp bách chuẩn bị phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong tình huống dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Học sinh Đà Nẵng xếp hàng nhận giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT sáng 28-7 - Ảnh: Đ.C Quảng Nam: địa điểm thi chuẩn bị đầy đủ...