Thí sinh 2k5, 2k6 cần ‘đa năng’ hơn để thích ứng với xu hướng tuyển sinh đại học mới
Hai trường top đầu là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân đã thể hiện sự tiên phong trong xu hướng tuyển sinh không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ngày 15/7, kỳ thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra với hơn 7.100 thí sinh tham dự.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc chủ động tạo ra một kỳ thi tuyển sinh đầu vào, ít phụ thuộc kết quả thi tốt nghiệp THPT là mong muốn từ lâu. Trong nhiều năm, trường đã xây dựng ngân hàng câu hỏi, công tác chuẩn bị và truyền thông để lần đầu tổ chức thi đánh giá tư duy vào năm 2020.
Theo ông Điền, các câu hỏi của đề thi tư duy được phân hóa theo các mức độ, nhưng chỉ dành 20% cho thông hiểu (mức dễ). So với mức 50-60% của đề thi tốt nghiệp THPT, ông Điền khẳng định đề đánh giá tư duy có độ phân hóa cao hơn, dành phần lớn nội dung cho mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo.
“Sẽ không có chuyện ‘mưa’ điểm 9, 10 thi tư duy, và điểm chuẩn không tràn lan ở mức 27″, ông Điền cho hay.
Các năm tới, phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được Đại học Bách khoa Hà Nội duy trì, chiếm khoảng 20-30% tổng chỉ tiêu. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh tại các vùng, miền, đặc biệt những em không thể tiếp cận, di chuyển tới địa điểm tổ chức thi tư duy.
Tuy nhiên, tại một số ngành cạnh tranh cao, thuộc các nhóm như Tự động hóa, Công nghệ thông tin, trường sẽ không tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp mà “khả năng cao” dành toàn bộ chỉ tiêu cho thi đánh giá tư duy.
“Trường phải chọn lựa gắt gao thì mới có nguồn sinh viên chất lượng, nhất là ở những ngành khó, tỷ lệ đào thải cao”, ông Điền nói.
Như vậy, theo thông tin Đại học Bách Khoa đã công bố, từ năm 2023 việc tuyển sinh những ngành hot như Công nghệ thông tin, Tự động hóa bằng có thể chỉ sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy.
Tính đến thời điểm hiện tại, sau Đại học Kinh tế Quốc dân thì Đại học Bách Khoa là trường thứ hai dự kiến vào năm 2023 sẽ không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Vậy tại sao các trường làm vậy, liệu đây có phải là xu hướng không, các thí sinh cần phải làm gì để thích ứng?
Về vấn đề này, trao đổi với Infonet, thầy giáo nổi tiếng Đinh Đức Hiền cho rằng các trường đại học được quyền tuyển sinh như thế.
Thầy giáo Đinh Đức Hiền
Video đang HOT
“Thứ nhất, hiện nay theo Luật giáo dục, các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, tự quyết định các phương thức tuyển sinh. Trong xét tuyển đại học thì ưu tiên số một là tuyển được các thí sinh phù hợp, nhất là các trường top đầu có tính cạnh tranh rất cao.
Thứ hai, đề thi tốt nghiệp hiện nay với mục đích chính là xét tốt nghiệp, phần lớn các trường vẫn có thể sử dụng để tuyển sinh nhưng độ phân hóa khó có thể đảm bảo giữa các năm để các trường top có thể sử dụng.
Do vậy họ muốn chủ động để tạo ra một kì thi tuyển chọn thí sinh phù hợp nhất với họ. Mặt khác việc tuyển sinh bằng các khối thi truyền thống diễn ra hàng chục năm nay đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự thay đổi liên tục của xã hội”, thầy Đinh Đức Hiền cho hay.
Cũng theo thầy Hiền thì mỗi thí sinh hiện nay cần “đa năng” hơn rất nhiều. Hơn nữa, chương trình GDPT mới hướng tới đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện. Do đó việc các trường tuyển sinh bằng các bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy là hoàn toàn phù hợp với xu thế nhu cầu xã hội và định hướng giáo dục quốc gia.
“Có lẽ trong những năm tới đây chúng ta sẽ thấy 3 xu hướng khá rõ: xu hướng thứ nhất các trường top đầu sẽ có những kì thi riêng, chỉ tiêu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT sẽ ngày càng giảm xuống, thậm chí sẽ không còn ở một số trường, một số ngành.
Xu hướng thứ hai là các trường top giữa sẽ duy trì cân bằng giữa chỉ tiêu bằng thi tốt nghiệp THPT và chỉ tiêu từ việc liên kết tuyển sinh bằng các kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Xu hướng thứ ba đối với các trường top dưới là xét tuyển học bạ, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp.
Rõ ràng sự đa dạng các kì thi sẽ tăng cơ hội vào đại học nhưng cũng mở ra nhiều thách thức rất lớn cho các thí sinh, với các thí sinh 2k5 và 2k6, những thế hệ cuối cùng của chương trình cũ sẽ gặp khó khăn nhất do quen với việc ôn thi cũ thì bây giờ sẽ phải học đa dạng hơn, việc ôn thi theo khối truyền thống hiện nay vẫn là ưu tiên vì việc này đã diễn ra trong 1-2 năm qua với các em.
Tuy nhiên, cần mở rộng môn học để tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội vào các trường ĐH. Thế hệ học sinh 2k7 là thế hệ đầu tiên theo chương trình mới, việc học ngay từ đầu đã được định hướng nghề nghiệp và chọn tổ hợp môn phù hợp do đó thế hệ này sẽ không còn bỡ ngỡ trước các kì thi.
Tuy nhiên hiện nay các kì thi riêng đều đánh giá kiến thức qua 3 năm học chứ không tập trung vào lớp 12 như thi tốt nghiệp nên chính vì thế việc học nghiêm túc ngay từ lớp 10 là hết sức cần thiết”, thầy Đinh Đức Hiền khuyên thí sinh.
Thí sinh thi đánh giá tư duy than khó nhưng không áp lực, tại sao?
Đây là chia sẻ của nhiều thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy do trường đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hôm nay 15/7.
Đề thi được một số thí sinh đánh giá khó và dài, yêu cầu tư duy nhiều thay vì đọc lướt đã có đáp án.
"Đánh lụi vì đề dài"
Đây là chia sẻ của thí sinh Vũ Quốc Huy, học sinh trường THPT Yên Mỹ Hưng Yên. Em lên Hà Nội từ ngày 14/7 cùng với bạn và tự thuê nhà trọ, tự đi thi.
Dù đã có sự chuẩn bị cho bài thi song khi đọc đề, em vẫn thấy "ngợp" vì nhiều câu khó, phải mất thời gian suy nghĩ mới ra đáp án chứ không thể đọc xong câu hỏi là biết luôn đáp án như đề thi tốt nghiệp THPT 2022 vừa qua.
"Em nghĩ nếu còn thời gian để đọc kỹ thì cũng có thể trả lời chắc chắn hơn nhưng vì đến phần cuối không kịp, em "đánh lụi" khoảng 10 câu mà hầu như không kịp đọc. Kinh nghiệm cho các cuộc thi sau này là cần phải tăng tốc phần đọc hiểu hơn" - Huy nói.
Thí sinh Nguyễn Thành Trung cho biết đề thi khá khó so với đề thi tốt nghiệp THPT 2022.
Kết thúc kỳ thi, trong khi đứng chờ người nhà tới đón, thí sinh Nguyễn Thành Trung, THPT Thuận Thành, Bắc Ninh cho biết sáng sớm em bắt xe lên thi và về trong ngày, không ở trọ, tuy nhiên cũng không thấy mệt.
Về đề thi, em đã ôn theo đề minh họa, tìm kiếm thêm đề thi trên mạng nhưng vì là câu hỏi tư duy nên với em, câu nào cũng mới, chưa gặp bao giờ. Tuy vậy, em vẫn có hy vọng với trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, khoa cơ khí.
Một hướng đi khác em cũng đang cân nhắc là ngành vật lý - khoa học cơ bản và kết quả thì vẫn phải chờ điểm thi được công bố mới tiếp tục đặt nguyện vọng xét tuyển đại học.
Đón con từ cổng trường phụ huynh của học sinh Hà Lê Quang Huy (Trường THPT Yên Mỹ, Hưng Yên) vui vẻ hỏi thăm con có mệt không, rủ con cùng đi ăn trưa và nghỉ ngơi chuẩn bị cho buổi thi chiều.
Hai cha con thí sinh Quang Huy chia sẻ với phóng viên báo Đại Đoàn Kết về kỳ thi.
"Sau thi, 2 bố con tôi sẽ tự đi xe về nên cũng không vất vả. Gia đình xác định cho cháu đi thử sức, thêm một trải nghiệm còn vẫn luôn định hướng cho con các trường vừa sức, không quá áp lực phải trường top trên" - phụ huynh này bày tỏ.
Còn Quang Huy thoải mái cho biết nếu điểm thi tốt thì em sẽ đăng ký vào trường ĐH Bách Khoa, khoa cơ điện tử, còn nếu không cũng có hơn 20 trường khác cũng khối kỹ thuật sử dụng kết quả thi này để xét tuyển. Ngoài ra, em cũng đang chờ kết quả thi tốt nghiệp để đăng ký xét tuyển với một nguyện vọng đã rất tự tin là trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.
"Bản thân tôi cũng đang làm trong ngành cơ điện tử nên hoàn toàn có thể nghề dạy nghề cho con nhưng tôi cũng xác định, nếu được đào tạo bài bản trong nhà trường thì con sẽ đi được xa hơn, vững hơn" - phụ huynh của thí sinh Quang Huy nói.
"Trải nghiệm và cọ xát là chính"
Là thí sinh đã trúng tuyển trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khoa Công nghệ thông tin Việt Nhật bằng phương thức xét tuyển tài năng, Nguyễn Tấn Đạt (học sinh lớp 12 trường THPT Yên Mỹ, Hưng Yên) cho biết mình tham dự kỳ thi để "cọ xát là chính".
Dù đã trúng tuyển trường ĐH Bách khoa Hà Nội với phương thức xét tuyển tài năng, Tấn Đạtvẫn tham dự kỳ thi để học hỏi.
"Lệ phí thi em đã đóng từ trước. Cũng đã có sự chuẩn bị cho kỳ thi này nên em vẫn quyết định đi thi. Tuy nhiên, do tối trước đó em cùng các bạn thuê trọ trong ký túc xá của trường, ngủ không quen như ở nhà nên buổi sáng, em làm bài thi chưa phát huy được hết năng lực của mình" - Đạt chia sẻ.
Thí sinh đến từ Hưng Yên này cũng cho biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 em tự chấm được khoảng toán 9, lý 8, hóa 9,25, tổng 26,25 điểm trong khi các nguyện vọng em thích mọi năm đều lấy trên 27 điểm nên em xác định sẽ không sử dụng điểm thi tốt nghiệp để đăng ký xét tuyển vào đại học.
Em cũng tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội song số điểm cũng không quá cạnh tranh (115 điểm) nên em cũng sẽ tập trung vào duy nhất 1 nguyện vọng đã đỗ.
"Sau đây, em sẽ lên mục tiêu cụ thể để học tiếng Anh, tiếng Nhật, học trước các môn đại cương ở trường đại học thông qua sự giúp đỡ của các anh chị khóa trước và dành thời gian rảnh để nghiên cứu khoa học" - Nguyễn Tấn Đạt tự tin chia sẻ.
Trong khi đó, thí sinh Lương Anh Huy, học sinh trường THPT Thăng Long, Hà Nội cho biết em với khối A, đặc biệt là môn toán là sở trường của em nên em làm bài khá tốt. Không chỉ vì cảm giác yên tâm khi thi đấu trên "sân nhà", Huy cho rằng em đã có sự chuẩn bị rất kỹ cho kỳ thi này.
Đánh giá của Huy là đề thi này so với đề của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội với môn toán, kiến thức phủ rộng hơn ở cả 3 lớp 10-11-12 với độ khó đều nhưng cũng không quá khó so với dân khối A.
"Nguyện vọng 1 của em là trường ĐH Sư phạm Hà Nội, khoa Toán, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Còn nguyện vọng 2 là trường ĐH Bách khoa Hà Nội, căn cứ vào thực tế điểm thi được công bố sắp tới" - Huy cho biết và em cũng đặt quyết tâm học tốt môn tiếng Anh trong những năm đại học do em tự nhận thấy, mình vẫn chưa tự tin với môn học này, trong khi xung quanh nhiều bạn khác đã vào đại học yêu thích bằng phương thức xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp học bạ...
Phần tự luận mã đề 102, đề Toán đánh giá tư duy.
Do kỳ thi đánh giá tư duy của trường ĐH Bách khoa Hà Nội diễn ra sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 nên các thí sinh đều có tâm trạng vui vẻ, không quá áp lực khi tham gia kỳ thi bởi đã có những phương án dự trù khác cho hướng đi phía trước của mình.
Dự kiến, ngày 24/7, trường ĐH Bách khoa sẽ công bố điểm thi của các thí sinh cùng với thời điểm công bố điểm thi tốt nghiệp THPT.
Phối hợp chỉ đạo tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký ban hành công văn số 2563/BGDĐT-QLCL gửi Chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2022. Cô trò Trường THPT Ban Mai - Hà Đông, Hà Nội ôn tập trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Thực...