Thí sinh 15 tuổi được cả nước chú ý khi đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học
Ngụy Tư Hành (Đồng Lăng, tỉnh An Huy, Trung Quốc) đã đạt số điểm rất cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay.
15 tuổi là độ tuổi của những học sinh bước vào năm đầu của cấp 3. Tuy nhiên, cậu thiếu niên Ngụy Tư Hành sống tại Đồng Lăng, tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã đạt số điểm rất cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, với tổng điểm 665 (122 điểm tiếng Trung, 133 điểm môn toán, 144 điểm Tiếng Anh và 266 điểm môn khoa học tự chọn), xếp thứ 893 toàn tỉnh.
Ngụy Tư Hành (15 tuổi)
Ngụy Tư Hành sinh ra ở Đồng Lăng vào tháng 8/2006. Cha của cậu thiếu niên 15 tuổi là ông Ngụy Vĩ, từng là giáo viên tiếng Anh ở một trường cấp 2 ở Đồng Lăng, thành tích của Ngụy Tư Hành có được ngày hôm nay không thể thiếu công lao của cha.
Ngụy Vĩ đã thuyết phục vợ cho con trai học vượt 3 lớp
Ngay từ khi cậu bé còn nhỏ, Ngụy Vĩ vừa đọc sách vừa dạy con nhận mặt chữ, và nói với con bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
Trong vài năm sau đó, Ngụy Vĩ dạy con trai học Hán ngữ, viết hàng vạn chữ trong các bài thơ cổ, học thuộc mấy chục bài tiếng Anh. Mỗi tối trước khi đi ngủ, Ngụy Vĩ đọc cho con nghe vài trang ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’.
Khi Tư Hành lên 4 tuổi, Ngụy Vĩ cho con theo học tại trường tiểu học Đồng Lăng 701. Khi Hành học tiểu học, thành tích của cậu bé tiến bộ rất nhanh, Ngụy Vĩ đã thuyết phục vợ cho con trai học vượt 3 lớp.
Video đang HOT
Khi Ngụy Vĩ học cao học, ông dành thời gian đi thăm chợ sách cũ và thu thập sách giáo khoa cấp 2 cho con. Vào những ngày nghỉ hoặc không có lớp học, ông sẽ ở nhà kèm con học và nói chuyện với con bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
Ngụy Vĩ tiết lộ hai vợ chồng đã huấn luyện con trai tham gia nhiều cuộc thi viết và diễn thuyết khác nhau để rèn luyện lòng dũng cảm và chí khí cho con.
Cho con nghỉ cả học kỳ khi học cấp 2 để bố dạy
‘Giáo dục không phải là truyền lửa, mà là thắp sáng ngọn lửa’. Ngụy Vĩ nói rằng những lời nói của triết gia người Hy Lạp Sokrates có ảnh hưởng rất lớn đến ông.
Kể từ khi Hành được 2 tuổi, ông bố đã cho phép con trai mình tiếp xúc với kinh kịch Bắc Kinh, một thể loại ca kịch của Trung Quốc. Trước khi hoàn thành bậc tiểu học, Hành đã có chứng chỉ đàn piano.
Ngụy Vĩ nói: ‘ Hầu hết thời gian con trai tôi nghỉ ở nhà, do đó tôi dạy con để có thể cân bằng giữa tài năng và học tập’.
Khi Hành còn nhỏ tuổi, trong các kỳ nghỉ đông, hè và cuối tuần, ông bố thường thức dậy lúc 4 giờ sáng, nấu bữa trưa và cho vào hộp cách nhiệt. Sau đó đưa con trai đi xe buýt hơn một tiếng đồng hồ để học năng khiếu tại Cung thiếu nhi ở thành phố Đồng Lăng.
Trong thời gian đợi xe buýt và trong giờ nghỉ trưa ở Cung Thiếu nhi, ông bố sẽ cho con trai đọc Đạo Đức Kinh, quyển sách do triết gia Lão Tử viết. Ngoài ra là Đệ Tử Quy, cuốn sách dựa trên lời dạy cổ xưa của triết gia Trung Quốc Khổng Tử nhấn mạnh những điều kiện tiên quyết cơ bản để trở thành một người tốt và những hướng dẫn để sống hòa hợp với người khác.
Ngụy Vĩ nói: ‘Khi con trai tôi học trung học cơ sở, tôi xin cho cháu nghỉ cả học kỳ và tôi dạy cháu ở nhà sau giờ làm’. Ông bố cho biết, trong giảng dạy, ông rất coi trọng phương pháp truyền đạt, truyền cảm hứng, đánh giá cao và động viên, kết quả là Hành đã đạt hạng 6 trong kỳ thi cuối học kỳ.
Trước kỳ kiểm tra đầu vào trung học phổ thông, vì điểm kiểm tra hàng tháng của Hành thuộc hàng top ở trường trung học cơ sở số 10 Đồng Lăng nên cuối cùng em đã được nhận vào lớp chuyên của trường trung học phổ thông số 3 Đồng Lăng.
Tài năng ngày càng nở rộ, nhờ sự dìu dắt của bố và chăm chỉ học hành nên cậu bé 15 tuổi sau cùng đã đạt thành tích cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học khiến ông bố vô cùng mãn nguyện.
Thí sinh đăng ký 99 nguyện vọng xét tuyển đại học: Tự gây khó cho bản thân!
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh có thể đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng nhưng theo các chuyên gia tuyển sinh, việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng sẽ gây khó cho chính bản thân thí sinh.
Hôm qua, 11/5, thông tin từ Bộ GD&ĐT cho thấy kết thúc ngày đăng ký nguyện vọng cuối cùng theo hình thức trực tiếp, theo đó, có thí sinh đăng ký 72 nguyện vọng, 80 nguyện vọng, đặc biệt có thí sinh đăng ký nhiều nhất lên đến 99 nguyện vọng. So với những năm trước thì kỷ lục của năm nay đã vượt rất xa (những năm trước nhiều nhất là 50 nguyện vọng).
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, việc thí sinh đăng ký quá nhiều nguyện vọng với các ngành khác nhau vào các trường đại học khác nhau là không cần thiết và không nên. Khi thí sinh đăng ký vào quá nhiều ngành khác nhau, sự tập trung vào ngành học, khối thi của thí sinh sẽ bị phân tán.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tại ngày hội tuyển sinh năm 2021 tại Hà Nội.
PGS. TS Đỗ Văn Dũng, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết, hiện nay, sự chênh lệch ngành nghề giữa các trường ĐH đang rất lớn. Có những ngành sinh viên học xong ra trường không xin được việc. Chính vì vậy, theo PGS. Đỗ Văn Dũng, thí sinh nên cân nhắc thật kỹ khi đăng ký nguyện vọng, chỉ nên đăng ký từ 10 nguyện vọng trở xuống. Mặc dù, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng, nhưng nếu có đăng ký đến 100 nguyện vọng thì lệ phí cũng chỉ mất 2,5 triệu đồng.
"Lệ phí đăng ký không tốn bao nhiêu, nhưng điều quan trọng nhất nếu đăng ký để bằng mọi giá đỗ được vào đại học, sau một thời gian học thấy không hợp phải thi lại, hay sau 4 năm ra trường rồi mới hối hận thì những thiệt hại về kinh tế, về thời gian không thể bù đắp được", PGS Dũng nhấn mạnh.
Chính vì vậy, theo PGS Dũng, đăng ký nhiều nguyện vọng với mục đích bằng mọi giá đỗ được vào ĐH là rất nguy hiểm và thật sự không nên.
TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, không nhất thiết phải đăng ký nhiều nguyện vọng như thế vì sẽ gây rối cho thí sinh. Ông cho rằng, chỉ nên đăng ký 5 nguyện vọng. Quan trọng là ở lần điều chỉnh nguyện vọng sau khi thí sinh thi xong. Vì lúc đó, thí sinh đã có điểm để lựa chọn.
Còn TS. Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học Viện Tài chính, thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng có thể là do tâm lý muốn vào học bằng được một trường ĐH nào đó nên đăng ký hết cả mã ngành của trường đó. Ngành học của nhiều trường ĐH hiện nay lên đến vài chục mã làm các em khó xác định. Các em chỉ cần đăng ký khoảng 3 , 4 trường là hết 99 nguyện vọng.
Do vậy, TS. Nguyễn Đào Tùng khuyên thí sinh cần xác định rõ lĩnh vực mình thích là kỹ thuật, kinh tế, hay nghệ thuật, ...sau đó tìm 3 trường mức độ cao, trung bình, trung bình thấp phù hợp với lực học của mình đăng ký sẽ giảm được số nguyện vọng. Bên cạnh đó cần có người hiểu tư vấn giúp em chọn nghề.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, khi cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, hầu hết các em trúng tuyển và nhập học với 2-3 nguyện vọng đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1. Số thí sinh trúng tuyển trong những đợt xét tuyển lần 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất ít.
Hiện nay thí sinh vẫn còn đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến đến ngày 16/5.
Theo hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức trực tuyến phải tự nhập các nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên Hệ thống và được thay đổi nguyện vọng đã đăng ký trong thời gian quy định (được kéo dài thời gian hơn so với đăng ký bằng phiếu).
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phiếu không được thay đổi nguyện vọng đăng ký sau khi điểm tiếp nhận nhập lên hệ thống và đã xác nhận; không thực hiện được đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến.
Không để thí sinh nào bị bỏ lại phía sau Quan điểm trên đã trở thành tinh thần chỉ đạo bao trùm và xuyên suốt. Ảnh minh họa/INT Trên hết, đó chính là mệnh lệnh từ trái tim của những người làm giáo dục, quyết tâm không để thí sinh nào không thể dự thi vì hoàn cảnh hoặc đường sá đi lại khó khăn. Tinh thần ấy đã và đang hiện hữu,...