Thi Olympic là sân chơi, “trường đời” mới lớn
“Tất nhiên các em đi thi mọi người đều mong được giải cao. Nhưng Olympic là sân chơi để HS thể hiện khả năng của bản thân nên có được huy chương đã là đáng mừng. Quan trọng là các em được trang bị nền tảng tốt để tự tin bước vào đời”.
4 thành viên trong đoàn dự thi Olympic Hóa học năm 2011 của Việt Nam, từ trái qua phải lần lượt là các em: Phạm Minh Đức, Võ Duy Việt, Trần Thị Ngọc Quý, Phạm Đăng Huy.
Chia sẻ trên của Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Phạm Văn Đại trong khoảnh khắc chờ ngoài sân bay Nội Bài đón học trò Phạm Minh Đức, lớp 12 của trường.
Năm nay Đức giành được HCĐ (toàn đoàn 4 em có 2 HCB, 2 HCĐ). Với thầy Bùi Văn Phúc, Hiệu phó nhà trường: “Điều đó quả hơi đáng tiếc vì khả năng của em tốt hơn, ít nhất phải được màu “bạc”. Song thi cử thì không biết như thế nào. Thành tích trên cũng là nỗ lực hết mình của em rồi”.
Bố Đức, chú Phạm Minh Bảo cho biết thêm: Hồi lớp 11 gia đình đã tính cho cháu đi nước ngoài song rồi lại thôi, để cháu tham gia kỳ thi này, sau đó đi cũng chưa muộn. Thế nên mãi tới cuối lớp 11, đầu lớp 12 em mới dành nhiều thời gian hơn “đầu tư” cho môn Hóa.
Khi niềm đam mê đã ngấm vào máu
Video đang HOT
Là thành viên nhỏ tuổi nhất trong đoàn nhưng việc giành được HCB của Phạm Đăng Huy, lớp 11, Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng không bất ngờ đối với cô chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy, kèm cặp môn Hóa cho em.
“Huy làm việc quyết đoán, đã đặt ra mục tiêu là nỗ lực hết mình để thành công” – Cô Trần Thị Thu Hằng, giáo viên chủ nhiệm lớp của Huy tâm sự: “Có lần em đi thi, cô treo giải nếu là tặng em vé xem phim. Vậy là Huy cố gắng và có được tấm vé từ tay cô trao tặng”.
Bố mẹ Huy đều là những người làm giáo dục, có thâm niên công tác, giảng dạy bộ môn Hóa học. Đến chị gái của em cũng là người rất giỏi bộ môn tự nhiên này. Nói như ông Nguyễn Xuân Trường, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hải Phòng: “Có lẽ niềm đam mê Hóa học từ gia đình đã ngấm vào người Huy tự khi nào”.
Bác Phạm Tuấn Hùng, Trưởng Phòng GD Trung học, Sở GD-ĐT Hải Phòng, bố em cho biết thêm: “Năm lớp 10 em được học bổng toàn phần của Singapore (học hết THPT) nhưng gia đình đã để cháu đi theo con đường mình hằng mơ ước là vào đội tuyển thi HSG quốc tế. Cháu cũng tâm sự sau này muốn gắn bó với ngành Hóa học mình yêu thích”.
Ngọc Quý chụp chung với thầy giáo đi cùng đoàn ở sân ba Nội Bài sáng 20/7
Cô gái nhỏ và ước mơ được giúp người
Năm nào cũng vậy, đoàn nào cũng thế, hầu hết các thí sinh ở khu vực phía Nam sau khi hạ cánh xuống Nội Bài lại phải vội vàng lên máy bay bay về địa phương mình. Đối với Võ Duy Việt, HS lớp 12, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định (HCĐ) và Trần Thị Ngọc Quý, HS lớp 12, Trường THPT Năng khiếu ĐHQG TPHCM cũng không là ngoại lệ.
Việt và Quý đều dễ để lại ấn tượng cho mọi người bởi nụ cười hiền khô và tính cách nhẹ nhàng. Là cô gái duy nhất trong đoàn nhưng Ngọc Quý không hề “lép vế” so với các chàng trai trong đoàn, hơn thế em còn xuất sắc giành HCB chung cuộc.
Thành tích học tập của Ngọc Quý thật ấn tượng với việc đạt giải Khuyến khích môn Toán và giải Toán trên máy tính Casio tỉnh Lâm Đồng, lớp 10 đạt HCV thi Hóa học cuộc thi Olympic 30/4, lớp 11 giải Nhất thành phố, Nhì quốc gia và HCV cuộc thi Olympic 30/4 môn Hóa học.
Vẫn có vẻ hơi tiếc vì nếu cố gắng kết quả còn cao hơn nhưng “như thế là em mừng lắm rồi”. Vừa xuống sân bay Nội Bài, định gọi điện cho mọi người đang đợi ở trong Nam nhưng điện thoại hết pin, Ngọc Quý vẫn chưa liên lạc được để báo tin.
Thấy mọi người ngoài Bắc ra đón đông, Duy Việt và Ngọc Quý cũng “đôi chút tủi thân” thôi. Nở nụ cười tươi với chiếc răng khểnh, cô bạn chia sẻ: “Sau này em muốn học để trở thành bác sĩ, giúp đỡ mọi người”.
Theo VNN
"Chiến sĩ nhí" háo hức tham gia "Học kỳ trong quân đội"
Sáng 2/7, 148 "chiến sĩ nhí" có mặt tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bình Định (số 86, Lê Duẩn, TP Quy Nhơn, Bình Định) tham gia lễ xuất quân chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2011.
Chương trình do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn Bình Định phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Sở GD-ĐT tổ chức trong 10 ngày từ 1/7 đến 10/7.
Đây là hoạt động rất ý nghĩa và thiết thực nhằm giáo dục thanh thiếu niên về ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, trang bị kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, tinh thần đoàn kết, kiến thức quốc phòng và tình cảm yêu thương, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Em Đào Cảnh Duy - tiểu đội 8 đại diện cho 148 chiến sĩ nhí chia sẻ cảm xúc.
Háo hức lên đường.
Chị Nguyễn Thị Hồng Phước - mẹ em Võ Phước Duy chia sẻ: "Cháu nó rất háo hức mọi hôm ngủ gọi không buồn dậy nhưng hôm nay tự động dậy từ sáng sớm để chuẩn bị hành trang trong lớp huấn luyện đặc biết này".
Mẹ con chia tay quyến luyến.
Em Đào Cảnh Duy cho biết: "Đây là lần đầu tiên chương trình "Học kỳ trong quân đội" được tổ chức tại Bình Định em nhận thấy khóa học sẽ mang lại cho em nhiều bổ ích. Cùng với nhiều bạn khác, em tình nguyện tham gia với mong muốn trưởng thành, hoàn thiện mình hơn".
Ngay sau buổi lễ các chiến sỹ lên đường dù thực hiện 10 ngày trải nghiệm cuộc sống quân ngũ trong sự chia tay quyến luyến của bố mẹ và người thân.
Theo Dân Trí
Olympia 11: Chơi vui vẻ hay 'một mất một còn'? Cùng về Hà Nội với tâm lí coi đây như "cuộc dạo chơi vui vẻ" nên Ngọc Oanh, Ngọc Huy và Bạch Nhật nói tất cả đều hoàn toàn thoải mái trước buổi thi chung kết. Còn với Bảo Lộc: "thà chiến thắng hoặc ra về không được gì". Sáng 17/6, VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với 4 thí sinh xuất sắc...