Thi năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non: Bí quyết “tỏa sáng”
ThS Võ Đình Vũ – Phó Trưởng phòng Đào tạo – Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM chia sẻ về những lưu ý cần thiết dành cho thí sinh chuẩn bị dự thi năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non (GDMN) năm 2020.
Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi năng khiếu ngành GDMN – Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM năm 2019. Ảnh: TL
Ngành GDMN phải thi năng khiếu khối M gồm các môn: Kể chuyện – Đọc diễn cảm và Hát – Nhạc. Qua quan sát của ThS Võ Đình Vũ, nhiều thí sinh vẫn rối bời khi thi năng khiếu, mặc dù đã chuẩn bị nội dung rất kỹ. Nguyên nhân do các em chưa có kinh nghiệm, tâm lý ứng thí.
Đặc thù của môn năng khiếu sẽ có 8 – 10 thí sinh được gọi vào dự thi mỗi đợt. Thí sinh có 15 – 20 phút để chuẩn bị. Giám khảo sẽ gọi từng thí sinh lên theo số báo danh. Mỗi bạn có từ 5 – 7 phút để thể hiện phần năng khiếu của mình. Với cách sắp xếp này, thí sinh có cơ hội xem, rút kinh nghiệm từ người thi trước. Vì thế, hãy chú ý quan sát những bạn đi trước để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng đừng vì thế mà sao nhãng bài thi của mình.
Lưu ý trong phần thi này, thí sinh chỉ có khoảng 3 phút để “tỏa sáng” trước giám khảo. Thầy cô chỉ đánh giá khả năng mà bạn thể hiện trong thời gian ít ỏi đó nên cần bình tĩnh, tập trung tối đa, phát huy tốt nhất khả năng của mình.
Video đang HOT
Thí sinh thi năng khiếu ngành GDMN – Trường CĐ Sư phạm Trung ương năm 2019. Ảnh: TL
N ội dung thi Hát – Nhạc: Thí sinh tự chuẩn bị 1 bài hát (bất cứ thể loại nào trừ cải lương, tuồng cổ, chèo, hò), các bài hát phải được phép lưu hành, có thể hát cả bài, hoặc một đoạn do cán bộ chấm thi năng khiếu yêu cầu. Thí sinh nên chọn sẵn cho mình một bài hát phù hợp với chất giọng, thuộc lời. Để đề phòng bất trắc, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn vài bài hát phụ. Tốt nhất nên chọn ca khúc ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, Đảng và Bác Hồ, không nên chọn bài hát thiếu nhi.
Nội dung thi Kể chuyện – Đọc kể diễn cảm: Thí sinh sẽ bốc thăm 1 mã đề, tương ứng với 1 câu chuyện bất kỳ hoặc bài thơ, đoạn văn… Sau khi bốc đề, thí sinh có 10 – 15 phút để đọc và học thuộc 1 đoạn hội thoại trong câu chuyện đã bốc thăm được. Ở phần này, thí sinh lưu ý chỉ học thuộc đoạn hội thoại từ 2 nhân vật trở lên.
Theo kinh nghiệm của ThS Võ Đình Vũ, thí sinh phải chú ý đừng để mắc lỗi từ địa phương cũng như để ý phát âm những âm “nặng” và “nhẹ” như ch,tr,s.x… Những lỗi phát âm như vậy bị trừ điểm rất nặng. Ngoài ra, nhiều bạn có thói quen trong lúc ngồi chờ thì trò chuyện với mọi người xung quanh để tăng tự tin. Nhưng khi thi năng khiếu mầm non, điều này không nên chút nào. Nó có thể làm bạn mất giọng khi vào thi. Trước và trong những ngày thi nên hạn chế nói nhiều.
Ngoài nhiệm vụ thể hiện rõ phần thi, các thí sinh cũng nên chú ý đến trang phục dự thi. Bởi trang phục là một phần để cứu điểm cho bài thi, chứng tỏ gu thẩm mỹ của mỗi thí sinh, cách lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh cụ thể. “Hãy coi kỳ thi như một bài kiểm tra thường ngày của bạn. Chuẩn bị kỹ và thi hết mình, các bạn sẽ thành công”, ThS Võ Đình Vũ có lời khuyên gửi đến các thí sinh.
Có cần thiết cho trẻ học chữ trước lớp 1?
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với học sinh lớp 1. Mặc dù vậy, nhiều phụ huynh vẫn cho con đi học chữ để đảm bảo trẻ "đọc thông, viết thạo" trước khi vào lớp 1. Điều này có thực sự cần thiết?
Trong chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT đều có nội dung làm quen chữ cái, trẻ không cần thiết học thêm bên ngoài. Trong ảnh: Học sinh Trường mầm non Hoa Sen trong giờ tập tô chữ. Ảnh: H.Yến
* "Đến hẹn lại lên"
Sau khi nghỉ học do dịch Covid-19, Trường mầm non Hoa Sen (TP.Biên Hòa) chỉ còn 130/151 trẻ lớp lá đi học. Trong đó, một vài trường hợp trẻ về quê ở với ông bà hoặc chuyển nơi ở mới, số còn lại không nêu rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nhiều năm, các giáo viên ở đây đều cho rằng những học sinh này nghỉ học ở trường mầm non để tập trung cho việc học chữ trước khi vào lớp 1.
"Năm học nào cũng vậy, cứ qua Tết là trường lại bị giảm sĩ số học sinh lớp lá. Các con được cha mẹ cho đi học chữ trước khi vào lớp 1"- cô Trần Thị Hạnh, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Khác với Trường mầm non Hoa Sen, Trường mầm non Trảng Dài không bị giảm sĩ số học sinh lớp lá. Nhưng theo cô Tăng Thị Lan, Phó hiệu trưởng nhà trường, điều này không có nghĩa là phụ huynh không cho con đi học chữ. Họ chọn giải pháp cho con đến các trung tâm luyện chữ hoặc học thêm ở nhà giáo viên sau khi tan học ở trường.
Nếu chỉ dừng lại ở việc học, nhận biết 29 chữ cái tiếng Việt thì chuyện đi học chữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ không có nhiều điều đáng bàn, bởi lẽ, làm quen với chữ cái là một trong những nội dung học tập ở trường mầm non theo chương trình của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, việc học chữ trước khi vào lớp 1 này lại đi xa hơn: dạy bé ghép vần, đọc bài, luyện viết vào vở ô li; thậm chí với môn Toán, trẻ còn được học cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100... Điều này là hoàn toàn trái với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Dù vậy, cứ "đến hẹn lại lên", năm nào phụ huynh có con sắp vào lớp 1 cũng "đua" nhau tìm chỗ cho con học trước chương trình.
Theo ông Nguyễn Minh Kiếm, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ 1 (Sở GD-ĐT): "Hiện nay, các trường học ở Đồng Nai đã chọn xong SGK. Trên cơ sở sĩ số học sinh của năm học vừa qua, chúng tôi đã dự kiến số lượng sách cho NXB in sách. Ngoài ra, các trường cũng sẽ đăng ký số lượng trực tiếp với Công ty Sách và thiết bị trường học. Chậm nhất đến ngày 15-8, SGK sẽ in kịp để tới tận tay phụ huynh, học sinh".
* Học ở trường mầm non là đủ
Theo chương trình của Bộ GD-ĐT, ở bậc học mầm non, trẻ đã được làm quen với chữ cái và phép toán trong phạm vi 10. Theo đó, trẻ sẽ được học chữ cái thông qua các hoạt động như: tập đồ, sao chép, nhận diện chữ cái... Đối với môn Toán, các bé sẽ được làm quen với phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 dưới dạng câu hỏi "thêm, bớt"... Đây là nền tảng cho bé học theo kịp chương trình ở lớp 1.
Nếu giáo viên ở mầm non đảm bảo dạy đúng chương trình của Bộ GD-ĐT và giáo viên bậc tiểu học không dạy "lướt" thì các bé hoàn toàn có thể bắt nhịp được với chương trình mới mà không gặp khó khăn.
Riêng năm học này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian năm học buộc phải rút ngắn lại. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn hướng dẫn công tác tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD-ĐT tại tài liệu Hướng dẫn giáo viên mầm non chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1, cơ sở giáo dục mầm non thống nhất, hướng dẫn giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục cốt lõi, cần thiết, ưu tiên tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ em đạt những kiến thức, kỹ năng cần thiết, chuẩn bị cho trẻ em có tâm thế tốt để vào học lớp 1.
Để thực hiện tốt điều này, các trường mầm non chủ động tạo môi trường chữ, môi trường số trong và ngoài lớp học cho trẻ tiếp xúc, làm quen. Chẳng hạn, trong lớp học, ngoài giờ tập tô chữ cái, trẻ còn được chơi trò nhận diện - nối chữ trong giờ hoạt động tự do. Tranh ảnh, trang trí ở trong và ngoài lớp học đều có chữ cái để trẻ tiếp cận, học mọi lúc, mọi nơi.
Ông Nguyễn Minh Kiếm, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ 1 (Sở GD-ĐT) cho rằng, học sinh không cần phải học trước chương trình lớp 1. Vì nếu được học trước thì khi vào học chính thức trẻ sẽ có tâm lý chủ quan, không chịu suy nghĩ, không còn ham học. Đồng thời, bài học sẽ trở nên nhàm chán đối với trẻ, khiến trẻ không còn hứng thú với việc học.
"Chương trình mới được thiết kế theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của trẻ. Do vậy, sự hứng thú trong học tập là rất quan trọng"- ông Kiếm cho hay.
Việc học chữ trước khi vào lớp 1 ban đầu có thể mang đến thuận lợi cho cả giáo viên, phụ huynh lẫn học sinh (giáo viên, phụ huynh không phải vất vả, học sinh học nhẹ nhàng hơn...) nhưng về lâu dài sẽ tác động xấu đến ý thức học tập của trẻ. Việc trẻ được dạy đọc, viết trước cũng sẽ khiến cho trẻ có tâm lý chủ quan, giảm hứng thú tiếp cận bài học khi chính thức bước vào năm học mới.
Điểm sáng giáo dục vùng cao Mong muốn cho những trẻ em vùng cao nhạy bén, linh hoạt từ cấp học đầu đời, các giáo viên Trường Mầm non Húc Động (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) luôn nỗ lực, cố gắng, đổi mới phương pháp dạy và học để đem lại môi trường giáo dục tốt nhất cho những trẻ em nơi đây. Một giờ học tiếng Việt...