Thi lớp 10 giữa mùa dịch, TP.HCM triển khai nhiều giải pháp
Xét nghiệm sàng lọc cán bộ coi thi, thực hiện khai báo y tế hằng ngày đối với những người có liên quan đến kỳ thi…
Ảnh minh họa
Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản về việc hướng dẫn tại các điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021 giữa tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Theo đó, cán bộ coi thi phải có mặt tại điểm thi lúc 6 giờ 30 (buổi thi sáng) và 12 giờ 30 (buổi thi chiều). Học sinh có mặt tại điểm thi từ 7 giờ đến 7 giờ 30 (buổi thi sáng) và 13 giờ đến 13 giờ 30 (buổi thi chiều). Thí sinh sẽ di chuyển thẳng lên phòng thi để thực hiện quy chế thi.
Các điểm thi phải chuẩn bị tờ khai y tế gửi cho lãnh đạo điểm thi, cán bộ coi thi, nhân viên và học sinh thực hiện trong buổi sinh hoạt đầu.
Việc khai báo y tế thực hiện theo từng ngày, có thể thực hiện tại nhà, trước khi vào điểm thi. Nếu có vấn đề về sức khoẻ phát sinh phải bổ sung khai báo y tế và báo ngay cho trưởng điểm thi để xử lý.
Các điểm thi phải sử dụng hội trường hoặc phòng làm việc lớn nhất làm nơi tập huấn coi thi, phân công coi thi, thu bài từng buổi thi. Phòng làm việc thông thoáng. Luôn nhắc nhở việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đặc biệt là tại các thời điểm tiếp xúc như điểm danh, nhận đề thi…
Các điểm thi phải thông tin phương án ra vào điểm thi, việc phân luồng đo nhiệt độ, rửa tay sát khuân, phòng chống dịch cho phụ huynh và học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.
Video đang HOT
Thí sinh thi ở phòng thi dự phòng phải đảm bảo giãn cách theo quy định và trưởng điểm thi chú ý bổ sung các trang thiết bị phòng dịch.
Trong ngày 1-6, trưởng điểm thi phải sinh hoạt nội dung coi thi, triển khai phương án phòng chống dịch, kiểm tra cơ sở vậy chất, hướng dẫn các quy định phân luồng, phòng chống dịch cho thí sinh…
Thí sinh ki vào điểm thi sẽ được đo nhiệt độ, rửa tay khử khuẩn, được nhân viên hướng dẫn lên thẳng trên phòng thi và ngồi vào từng phòng riêng biệt. Cán bộ coi thi sẽ thực hiện khai báo y tế trong buổi đầu và hướng dẫn việc khai báo vào các ngày thi sau.
Cũng trong sáng nay để chuẩn bị cho kỳ thi, TP.HCM đã tiến hành xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho 20% cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ công tác cho kỳ thi. Theo đó, trong lần xét nghiệm này có khoảng 3.000 người được lấy mẫu xét nghiệm.
Trước đó, TP.HCM cũng đã tiến hành xét nghiệm sàng lọc dịch COVID-19 cho 100% thành viên làm nhiệm vụ thi ở các ban ra đề, in sao đề và làm phách trước khi được cách ly làm nhiệm vụ thi.
Kỳ thi vào lớp 10 năm nay diễn ra ngày 2 và 3-6 với 83.324 thí sinh đăng ký dự thi. Toàn TP có 140 điểm thi, trong đó có 10 điểm thi lớp chuyên và tích hợp.
Kỳ thi có 13.517 cán bộ, giáo viên nhân viên làm công tác thi cùng 3.530 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia chấm thi chính thức.
Thi tốt nghiệp THPT 2021: Sẽ thanh tra đột xuất những nơi 'có vấn đề'
Điểm đặc biệt trong công tác thanh tra năm 2021 đó là chuẩn bị lực lượng, các điều kiện cần thiết để thành lập các đoàn thanh tra/kiểm tra đột xuất ở tất cả khâu của kỳ thi; Dự phòng cả tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh; khi có thông tin phản ánh tiêu cực, sai phạm trong việc tổ chức kỳ thi hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GDĐT.
Ảnh minh họa.
Phân rõ trách nhiệm
Năm 2021, việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT tiếp tục được giao cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng ở các khâu từ tổ chức đăng ký dự thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả thi và phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Câu hỏi đặt ra là làm sao để đảm bảo tổ chức thi nghiêm túc, chặt chẽ nhưng không căng thẳng? Bên cạnh công tác phổ biến quy chế thi cho cán bộ coi thi và thí sinh cần được tổ chức nghiêm túc, tránh để xảy ra trường hợp vi phạm quy chế vì lơ là, chủ quan... thì vai trò thanh/kiểm tra là rất quan trọng.
Muốn vậy, cần phân rõ nhiệm vụ, rõ thẩm quyền, rõ mục tiêu, rõ phương pháp, rõ trách nhiệm của mỗi đơn vị, tổ chức. Thực hiện thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, đúng pháp luật. Đồng thời, phối hợp chặt vẽ với Thanh tra Chính phủ triển khai công tác thanh tra, kiểm tra công tác thi tốt nghiệp THPT.
Thanh tra Chính phủ cử lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và có văn bản hướng dẫn Thanh tra các tỉnh. "Về phía Bộ GDĐT sẽ tổ chức thanh tra đột xuất đến tất cả những địa phương, những vùng, những khâu có vấn đề", ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT cho biết.
Hiện Bộ GDĐT đã ban hành Công văn 1952/BGDĐT-TTr hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Các Sở GDĐT căn cứ vào đó để tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi
Hướng dẫn 1952 đã chỉ rõ vị trí của các đoàn thanh tra, kiểm tra các cấp, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ, xử lý vi phạm, hồ sơ, tài liệu thu nhận của các đoàn thanh tra, kiểm tra và đặc biệt là thời hạn hoàn thành báo cáo, kết luận thanh tra, thông báo kết quả kiểm tra. Yêu cầu tổng kết, đánh giá đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2021, xử lý nghiêm vi phạm.
Chú trọng tập huấn trực tuyến
Yêu cầu đặt ra đối với những người được điều động tham gia công tác thanh tra, kiểm tra năm 2021 đó là phải được "test" đạt yêu cầu, đảm bảo nắm vững nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Dự kiến, sẽ kế thừa và sử dụng dụng tối đa đội ngũ cán bộ công chức, giảng viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục đã tham gia tập huấn, đã "test" và đã đi thanh tra, kiểm tra năm 2020 đồng thời bổ sung và nhấn những điểm mới, điểm cần chú ý của năm 2021. Đặc biệt huy động các trường khối ngành sức khỏe, các trường công an, quân đội điều động vào vùng/điểm thi có dịch, nguy cơ cao, có thí sinh diện F1 hoặc F2.
Bộ GDĐT đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH chuẩn bị nguồn lực phục vụ kiểm tra công tác coi thi theo yêu cầu của Bộ. Các sở GDĐT phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để các đoàn kiểm tra công tác coi thi thực thi nhiệm vụ. Thanh tra tỉnh cử cán bộ lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra thi của Sở GDĐT theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
Căn cứ kế hoạch tập huấn của Bộ và các tài liệu Bộ cung cấp, các Sở GDĐT tổ chức cho các đối tượng huy động tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi của Sở học tập quy chế, tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo hình thức (trực tuyến hoặc trực tiếp) phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả.
Về phía Bộ GDĐT, dự kiến tổ chức tập huấn trực tuyến cho tất cả các đối tượng, bao gồm tập huấn cho lãnh đạo Sở và cốt cán của Thanh tra Sở; thanh tra nội bộ và lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học; tất cả cán bộ giảng viên... về các công tác liên quan đến coi thi, chấm thi...
Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT 2021 đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt. Trong đó:
Về kiểm tra công tác chuẩn bị thi, năm 2021 thành lập 10 Đoàn kiểm tra tại 20 sở GDĐT (không trùng lặp với các đoàn của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia). Sẽ có 5 đoàn do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn và các thành viên Ban chỉ đạo kiểm tra tại địa phương trong suốt quá trình chuẩn bị và tổ chức thi.
Về kiểm tra công tác coi thi, năm 2021 thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 sở GDĐT. Trưởng đoàn và thành viên là lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các cơ sở GDĐH. Mỗi đoàn có ít nhất 2 cơ sở GDĐH tham gia. Mỗi điểm thi có 1 tổ kiểm tra, mỗi tổ từ 2 người trở lên tùy theo số phòng thi tại điểm thi theo nguyên tắc như năm 2020.
Về kiểm tra công tác chấm thi năm 2020 là thanh tra thì năm 2021 là kiểm tra: Thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 sở GDĐT. Mỗi đoàn có từ 3 - 4 người, kiểm tra trực tiếp tại 1 sở GDĐT trong suốt thời gian chấm thi.
Thanh Hóa tập trung cao độ cho kỳ "vượt vũ môn" Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 tại Thanh Hóa "chốt lịch" diễn ra trong 2 ngày 4 và 5-6. Thời điểm này các trường THCS trên địa bàn toàn tỉnh đang nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa nỗ lực tập trung hướng dẫn ôn thi cho học sinh, vừa đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch....