Thi Lịch sử tốt nghiệp THPT đợt 2 “dễ thở” hơn đợt 1, dự đoán sẽ nhiều điểm cao hơn
Theo các giáo viên, do bối cảnh của kỳ thi đợt 2, nên nhìn chung đề thi môn Lịch sử lần 2 “dễ thở” hơn lần 1.
Câu hỏi rõ ràng, tường minh, khoa học và đi thẳng vào nội dung cần trả lời nên học sinh sẽ thuận lợi hơn khi làm bài.
Nhận xét về đề thi môn Lịch sử thuộc bài thi Khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2, cô Đặng Ngọc Tú, Trường THPT Kim Liên, Hà Nội cho rằng, nhìn chung đề thi tường minh hơn so với đề thi đợt 1, nên điểm thi có thể cao hơn.
Xét về cấu trúc, đề thi lần 2 bám sát cấu trúc, ma trận như đề minh họa và đề thi lần 1 với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đó những câu hỏi ở mức độ nhận biết rất phù hợp với học sinh phổ thông, phương án đúng được thể hiện rất rõ và khác biệt hẳn so với các phương án còn lại. Tuy nhiên từ câu 36-40 đề đã có sự phân hoá để dành cho học sinh giỏi nắm chắc kiến thức.
Video đang HOT
Nội dung kiến thức cơ bản, bám sát SGK, các câu hỏi chỉ xoay quanh kiến thức cơ bản lớp 11,12 và đòi hỏi sự liên hệ, tổng hợp xâu chuỗi kiến thức như ở câu 39-40 của mã đề 315.
Tuy nhiên, cô Tú cũng cho rằng, do bối cảnh của kỳ thi lần 2 khác lần 1 nên nhìn chung đề thi môn Lịch sử lần 2 “dễ thở” hơn lần 1. Câu hỏi rõ ràng, tường minh, khoa học và đi thẳng vào nội dung cần trả lời nên học sinh sẽ thuận lợi hơn khi làm bài. Với đề thi này, cô Đặng Ngọc Tú dự đoán, trong đợt thi thứ 2 sẽ nhiều điểm cao hơn lần 1.
Còn theo các giáo viên thuộc Hệ thống giáo dục HOCMAi, đây là môn thi đầu tiên trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội có 97,5% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 2,5% câu hỏi thuộc lớp 11 (giảm 1 câu so với đề thi đợt 1), riêng với câu hỏi lớp 12, có 77% câu hỏi thuộc học kỳ I.
Đề thi đợt 2 có sự tương đồng với đề đợt 1 và đề thi tham khảo về độ khó, theo đó có 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu, trong đó các câu hỏi tập trung vào phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Các câu hỏi đều là những kiến thức cơ bản, hỏi về đặc trưng của các sự kiện lịch sử hoặc nét tiêu biểu của từng giai đoạn.
Giống như đề thi đợt 1, đề thi lần này cũng xuất hiện 1 câu hỏi thuộc về kiến thức thuộc chương trình giảm tải, nên nếu học sinh không chú ý hoặc chủ quan có thể bỏ qua nội dung này, đặc biệt xuất hiện dạng câu hỏi về mối liên hệ lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới ở mức độ cơ bản.
25% câu hỏi mức độ vận dụng, vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000, không có câu hỏi lịch sử thế giới thuộc nội dung này. Dạng bài chủ yếu xuất hiện trong phần này là dạng so sánh các giai đoạn lịch sử, tổng kết tìm ra điểm chung, hoặc rút ra bài học kinh nghiệm hoặc quy luật lịch sử. Đặc biệt, câu 37, 38, 39, 40 (mã 315) những câu hỏi này yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức lịch sử xuyên suốt từ 1919 đến 2000, đòi hỏi khả năng đánh giá, nhận xét./.
Bài thơ Tây Tiến vào đề Văn thi tốt nghiệp THPT đợt 2
Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 2 môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút với 6 câu hỏi.
Tiến sĩ Phạm Hữu Cường, giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn đợt 2 năm 2021 có cấu trúc và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng tương đương đề thi đợt 1 năm 2021. Đề thi đánh giá được năng lực người học, thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
Đề thi bám sát chương trình THPT, nhất là chương trình Ngữ văn 12. Độ dài các câu tương đối hợp lý. Yêu cầu về mức độ kiến thức và kỹ năng trong đề thi khá cơ bản, phù hợp với học sinh học lực trung bình và khá. Các câu trong đề nhìn chung được sắp xếp từ dễ đến khó, đảm bảo được việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Đề thi cũng ít câu hỏi mở, khả năng phân loại thí sinh chưa cao, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Ngữ liệu đọc hiểu tương đối hay và có tính thời sự, đề cập đến mối quan tâm chung của nhân loại. Trong đề thi các câu hỏi ở phần đọc hiểu khá cơ bản, không khó đối với học sinh học lực trung bình trở lên. Các em chỉ cần đọc kỹ văn bản, vận dụng các kỹ năng đọc hiểu thông thường là có thể hoàn thành tốt các câu hỏi này, Vì vậy, ở phần đọc hiểu, sẽ khá nhiều thí sinh đạt được từ 2 đến 2,5 điểm, thậm chí đạt điểm tối đa.
Theo thầy Cường, câu nghị luận xã hội không khó và khá quen thuộc, ít có khả năng khơi gợi hứng thú làm bài cho học sinh. Ở câu này, học sinh có học lực trung bình và khá có thể giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề bài, nên việc đạt được 1,5/2 điểm cũng là trong tầm tay.
Câu nghị luận văn học (câu 2, phần II) có thể khơi gợi được ít nhiều hứng thú làm bài của học sinh. Các em chỉ cần bám sát văn bản, vận dụng kĩ năng phân tích và năng lực cảm thụ văn học của mình là có thể hoàn thành được phần lớn yêu cầu của đề. Ở câu này, yêu cầu "nhận xét về càm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ" giúp phân hóa trình độ thí sinh.
Với đề thi này, phổ điểm chủ yếu mà học sinh đạt được sẽ vào khoảng 7- 8 điểm.
Xét đặc cách tốt nghiệp THPT cho thí sinh đợt 2: Khả thi! Bộ GD&ĐT chốt phương án thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vào ngày 6 và 7-8, đúng một tháng sau khi đợt 1 kết thúc, trong khi tình hình dịch COVID-19 trên cả nước diễn biến ngày càng phức tạp. Để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh (TS), Bộ GD&ĐT xây dựng hướng dẫn cụ thể cho...