Thi lại ĐH cần chuẩn bị những gì?
Những thông tin liên quan đến đến kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 được các bạn học sinh gửi về và đã được trả lời cụ thể.
Hỏi: Cho em hoi, em là sinh viên năm thứ 2 của trường CĐ, năm nay em muốn thi ĐH lại thì phải làm hồ sơ như thế nào? Em có cần xin xác nhận của trường hay không, nếu xin thì được trường chấp nhận không? Em có cần xin xác nhận của địa phương em đang thường trú không? (xukamoney113@yahoo.com.vn)
*Trả lời:
Theo thông tin mới nhất mà Ban tư vấn nắm được thì về cơ bản quy chế tuyển sinh năm 2011 sẽ không có nhiều sự thay đổi so với các năm trước. Riêng về quy định nộp hồ sơ và đối tượng dự thi thì sẽ khó có sự điều chỉnh.
Theo quy định, sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn dự thi lại thì phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Chỉ khi có xác nhận của nhà trường đồng ý cho em thi lại thì hồ sơ ĐKDT mới hợp lệ.
Tuy nhiên nếu em quyết định thôi học trước thời điểm làm hồ sơ ĐKDT thì không cần phải xin xác nhận. Lúc đó em sẽ trở thành một thí sinh tự do và sẽ nộp hồ sơ theo ĐKDT theo quy định của tuyển Phòng, Sở GD-ĐT hoặc trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Đối với việc xin dấu thì dù em thuộc diện được nhà trường đồng ý cho thi lại hoặc là thí sinh tự do đều cần xin xác nhận của địa phương, nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú.
Em đang học ĐH ở HN, theo điều kiện chuyển trường trong Quy chế của Bộ GD-ĐT thì em được phép chuyển hồ sơ sang đại học khác ở Ninh Bình. Em muốn chuyển năm thứ 2 ở HN sang năm đầu ở Ninh Bình vậy có hợp quy định không? (maituoithotoisacngot@yahoo.com)
Em nên lưu ý ở điểm này, hiện nay ở hệ thống đào tạo ĐH đang chuyển dần sang đào tạo theo tín chỉ nhưng vẫn có trường đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên dù học theo hình thức nào thì điều kiện để được chuyển trường đều như sau. Cụ thể:
Video đang HOT
Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
- Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập.
- Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học.
- Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
- Sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi
thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh.
- Sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến.
- Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khoá; Sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
Thủ tục chuyển trường:
- Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường.
Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của sinh viên như: năm học và số học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
Như vậy việc em được có được chuyển từ năm thứ hai ở trường ĐH chuyển đi sang năm thứ nhất của trường ĐH chuyển đến hay không là do hiệu trưởng trường em chuyển đến quyết định dựa vào chương trình đào tạo mà em đã học.
Em là một thí sinh tự do đang làm việc ở TPHCM. Năm nay em muốn dự thi lại ĐH thì cần chuẩn bị những gì? Những điểm lưu ý đặc biệt khi làm hồ sơ ĐKDT ra sao? (nguyenthuha201193@yahoo.com)
Về cơ bản thì quy trình chuẩn bị không khác nhiều so với năm đầu em dự thi. Trước tiên em cần phải tham khảo những thông tin về ngành nghề, phương thức tuyển sinh, khối dự thi…của các trường trong cuốn cẩm nang “Những điều cần biết…”. Cuốn cẩm nang này sẽ được phát hành vào khoảng đầu tháng 3 hàng năm.
Sau khi tham khảo đầy đủ thông tin em phải mua một bộ hồ sơ ĐKDT và điền theo yêu cầu của mẫu sau đó xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú. Hoàn thành xong khâu này em có thể nộp hồ sơ theo tuyển Phòng, Sở GD-ĐT nơi mình đang cư trú hoặc nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ theo đúng thời gian quy định. Ngoài ra nếu em đang ở TPHCM thì có thể nộp hồ sơ ĐKDT tại Văn phòng đại diện của Bộ GD-ĐT ở TPHCM.
Về phần hồ sơ thì em chỉ cần lưu ý một số điểm chính sau: Về mã trường THPT em nên tham khảo lại để tránh việc Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh nhưng vẫn dùng lại của các năm trước. Về mã đơn vị ĐKDT thì cần phải đặc biệt lưu ý đến mã dành cho thí sinh tự do và mã dành cho thí sinh vãng lai.
Mã đơn vị ĐKDT dành cho thí sinh tự do áp dụng cho những thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nhưng lại có hộ khẩu thường trú ở địa phương đó. Mã vãng lai áp dụng cho những thí sinh ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nhưng lại không có hộ khẩu thường trú tại đây.
Ngoài ra khi nộp hồ sơ ĐKDT tại Văn phòng đại diện của Bộ hoặc trực tiếp các trường ĐH, CĐ sẽ có những mã quy định riêng. Em có thể tham khảo trực tiếp các quy định về mã đơn vị ĐKDT ở phần cuối cuốn “Những điều cần biết… năm 2011″.
Em nghe thông tin năm 2011 sẽ có nhiều thay đổi trong tuyển sinh. Chẳng hạn như một số trường sẽ tuyển sinh riêng, quy trình thi sẽ khác với mọi năm…Vậy thực hư thông tin này như thế nào? (sakuzai1106@yahoo.com)
Em không cần phải lo lắng về vấn đề này. Bộ GD-ĐT đã khẳng định, kì thi năm 2011 sẽ không có nhiều thay đổi so với các năm trước. Các trường vẫn tiếp tục thi theo hình thức “3 chung” (chung đề, chung đợt và chung kết quả thi).
Riêng đối với phần quy chế tuyển sinh thì có thể sẽ thay đổi một số quy định để đảm bảo tính chặt chẽ hơn mà thôi.
Theo Dân trí
Sở GD-ĐT xác nhận các điều kiện mở ngành
Khi xây dưng xong đê an mơ nganh đao tao, cơ sơ đao tao gưi 1 bô hô sơ đên Sơ GD-ĐT đê nghi Sơ kiêm tra thưc tê va xac nhân các điều kiện mở ngành cua cơ sở đào tạo.
Đây là một trong những điểm mới quan trọng được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo về việc quy định điều kiện, hô sơ va quy trinh mơ nganh đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc, trình độ cao đăng vừa được công bố để lấy ý kiến.
Dự thảo nhấn mạnh, việc kiểm tra thực tế va xac nhân các điều kiện mở ngành tại cơ sở đào tạo do Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, nơi trường đặt trụ sở thực hiện và chịu trách nhiệm.
Các Sở GD-ĐT ra quyêt đinh thành lập Đoàn kiểm tra. Thanh phân đoan kiêm tra gôm: 1 đại diện Ban giám đốc sở (Trưởng đoàn), 1 đại diện lãnh đạo phòng Giáo dục chuyên nghiệp và 1 chuyên gia am hiêu về ngành đào tạo ma cơ sơ đao tao đăng ky mở nganh đao tao.
Đoan kiêm tra tiên hanh kiêm tra đôi chiêu cac nôi dung kê khai trong hô sơ vơi cac điêu kiên thưc tê như: bảng lương, sổ bảo hiểm, hồ sơ xây dựng các công trình, trang thiết bị, thư viên, kết quả thực hiện cam kết theo đề án khả thi thành lập trường.
Cũng theo dự thảo thì chỉ khi Sở GD-ĐT kiểm tra đầy đủ điều kiện mở ngành thì cơ sở đào tạo gửi Hồ sơ đăng ky mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc, trình độ cao đăng đến Bộ GD-ĐT, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ.
Sở GD-ĐT phải có trách nhiệm đam bao tinh trung thưc va chinh xac cua cac kêt qua kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo. (Ảnh minh họa).
Dự thảo cũng nhấn mạnh, Sở GD-ĐT phải có trách nhiệm đam bao tinh trung thưc va chinh xac cua cac kêt qua kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo.
Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ GD-ĐT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về kêt qua kiêm tra cac điêu kiên đảm bảo chất lượng đào tạo cua cơ sơ đao tao do Sơ GD-ĐT kiêm tra.
Ngoài ra dự thảo cũng nêu rõ các điều kiện cần thiết để mở ngành đào tạo ĐH, CĐ. Trong đó đáng chú ý nhất là đội ngũ giảng viên cơ hữu. Cụ thể:
Đối với mở ngành ĐH có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký; có khả năng xây dựng, phát triển và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của ngành đào tạo.
Đối với mở ngành CĐ có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 60% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 5 giảng viên có trình độ thac si đúng ngành đăng ký; có khả năng xây dựng, phát triển và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của ngành đào tạo; cơ cấu trình độ chuyên môn của giảng viên và cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên, nhân viên thí nghiệm, thực hành đáp ứng yêu cầu của nganh đào tạo.
Về vấn đề xử lý vi phạm Bộ GD-ĐT đã mạnh tay hơn. Theo đó, hành vi gian lận để được phép mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc, trình độ cao đăng. Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức, đào tạo tai cơ sơ đao tao... sẽ bị thu hồi quyết định mở ngành. Đối với các ngành không tuyển sinh được trong 3 năm liên tiếp sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.
(Theo Dân trí)
Tăng cường tiếng Anh: Không gây xáo trộn học sinh? Từ học kỳ 2, học sinh lớp 1 tại TP.HCM bắt đầu chương trình tăng cường tiếng Anh (TCTA). Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD - ĐT, giải đáp một số thắc mắc xung quanh việc thực hiện chương trình. Nhiều phụ huynh và giáo viên lo ngại việc triển khai chương trình TCTA từ học kỳ 2 sẽ làm...