Thi HS giỏi quốc gia sẽ được tổ chức trong hai ngày 11-12/1
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển có Công điện gửi các Sở GD, các trường ĐH có trường chuyên, các trường vùng cao Việt Bắc về việc thi HSG QG.
Theo đó, kỳ thi chọn HSG quốc gia sẽ tổ chức trong hai ngày của tháng một là ngày 11 và 12. Bộ GD&ĐT cũng nhắc các đơn vị tổ chức thi phải đảm bảo kế hoạch cho kỳ thi sắp tới được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế.
Cụ thể, các đơn vị giáo dục tiếp tục rà soát lại các công tác chuẩn bị, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy tính, các phương tiện phục vụ cho kỳ thi và Hội đồng coi thi được hoạt động trơn tru.
Những đơn vị tổ chức thi phải chủ động liên hệ với các địa phương đề nghị cung cấp điện trong những ngày tổ chức thi, đông thời có nguồn điện dự phòng. Bên cạnh đó, các đơn vị tổ chức thi cần có một “đội tuyển” bao quát quá trình tổ chức thi, có nhiệm vụ phát hiện, kiểm tra và kiên quyết xử lí các hành vi vi phạm quy chế và các biểu hiện tiêu cực của tập thể, cá nhân.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT lưu ý, tuyệt đối không cử những người tham g ia tập huấn, luyện thi cho các đội tuyển dưới bất kỳ hình thức nào tham gia công tác chuyên môn của kỳ thi.
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng có công văn về việc phổ biến hình thức thi mới trong kỳ thi chọn HSG quốc gia năm nay. Theo đó, cùng với việc thực hiện hình thức thi viết và thi lập trình trên máy tính, Bộ GD&ĐT sẽ từng bước triển khai thực hiện hình thức thi nói đối với các môn Ngoại ngữ và hình thức thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.
Trong kỳ thi HSG năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độ độc thoại với thí sinh. Đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học sẽ có câu hỏi thực hành trong đề thi.
Theo GDVN
Chỉ cần đăng ký là đi... thi học sinh giỏi
Trước đây, đối tượng thi học sinh giỏi là các em có năng khiếu về một môn học nào đó. Nay nhiều trường lấy từ lớp bồi dưỡng vốn là lớp do học sinh tự đăng ký và phụ huynh đóng tiền học.
Để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội vào tháng 3/2012, trước đó các trường đều phải cho học sinh trải qua các vòng thi trường, quận/ huyện. Vì vậy, một số trường ngay khi bắt đầu năm học đã chuẩn bị lựa chọn và bồi dưỡng học sinh.
Đóng tiền để được... bồi dưỡng
Tại trường THCS Xuân La (Tây Hồ), ngay từ tháng 9, học sinh của trường đã được đăng ký và bắt đầu học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, để học sinh đăng ký tham gia mỗi phụ huynh phải tự nguyện đóng tiền hỗ trợ cho giáo viên, ít nhất là 200.000 đồng. Bác Nguyễn Hòa, phụ huynh của học sinh trường THCS Xuân La, tỏ ra vui mừng cho biết ban đầu gia đình rất tự hào vì trong lớp gần 30 học sinh sinh mà cháu lại được chọn đi thi học sinh giỏi. Nhưng khi trường phổ biến phải đóng tiền thì gia đình lại muốn rút tên cháu ra khỏi danh sách.
Trong khi đó, không ít học sinh cho rằng đăng ký thi những môn như giáo dục công dân, sử, địa sẽ dễ hơn vì chỉ cần chăm chỉ học thuộc hoặc viết như viết văn sẽ có cơ may đoạt giải. Em Hoàng Tuấn (học sinh trường THCS Xuân La) cho biết, năm ngoái em đăng ký thi môn tiếng Anh nhưng bị loại ngay ở vòng trường nên năm nay em "phục thù" bằng cách đăng ký môn giáo dục công dân. Chỉ là một môn học thuộc nên biết đâu lại được thi vòng tiếp theo. Cô Mai, phụ huynh em Tuấn cho biết, cháu được chọn đi học bồi dưỡng mà gia đình cũng chẳng thấy mừng vì chỉ là môn phụ chứ không phải môn toán, văn. Điều đó, làm cho Tuấn tăng thêm áp lực học hành và thi cử.
Chưa kể, không ít phụ huynh tỏ ra ngạc nhiên khi thấy điều kiện học lớp bồi dưỡng quá đơn giản. Anh Đình Thắng, phụ huynh HS lớp 9 trường THCS Việt Hưng (Long Biên), cho biết vì cứ nghĩ đi thi học sinh giỏi cần phải có học lực giỏi, xuất sắc nên khi cháu nói được bồi dưỡng học sinh giỏi, gia đình không tin vì sức học của cháu trong lớp chỉ thuộc dạng khá. Nhưng gia đình xác định tư tưởng giống như cho cháu đi học thêm vì phụ huynh vẫn phải đóng 20.000 đồng/1 buổi học.
Tìm nguồn học sinh đi thi không phải là dễ.
Chạy theo thành tích?
Thầy Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Vạn Xuân (Long Biên), cho biết mặc dù để có được đội tuyển từ 1-3 học sinh đi thi không phải điều dễ dàng. Vì nhà trường sẽ phải động viên, khuyến khích các giáo viên giỏi bỏ thêm công sức và thời gian để ôn luyện cho học sinh. Chưa kể, trong khoản chi của trường lại không có khoản chi cho giáo viên dạy học sinh giỏi. Do vậy, một số trường thu tiền bồi dưỡng học sinh giỏi từ phụ huynh HS. Nhưng đó là điều bất hợp lý, làm cho lớp bồi dưỡng thành lớp học thêm "chất lượng cao". GS. Văn Như Cương nhận định, bồi dưỡng học sinh giỏi phải là chính giáo viên nhận thấy học sinh có năng khiếu 1 môn nào đấy. Từ đó, giúp học sinh tiếp thu và phát huy tốt hơn, sáng tạo hơn chứ không cần chạy theo những bài thi luyện tập. Các trường hiện nay mục tiêu chủ yếu bồi dưỡng học sinh giỏi để chạy theo thành tích nhưng cái gì cũng quy ra tiền, thì đó là điều không nên.
Trong khi đó, việc tìm nguồn học sinh cho các môn như sử, địa, sinh lại không dễ dàng. Một giáo viên ở trường THCS Việt Hưng (Long Biên) cho biết, đối với các môn học như toán, văn, ngoại ngữ việc tìm nguồn học sinh để bồi dưỡng thì đơn giản, nhưng với các môn học khác thì khó. Một số HS đã nói nếu thi trượt môn toán, văn thì mới đăng kí học các môn khác. Do đó, có học sinh học các môn khác là điều rất đáng quý và cần phải tiếp tục động viên, bồi dưỡng để HS đạt kết quả tốt nhất. Cùng ý kiến với giáo viên trường THCS Việt Hưng, thầy Đại cũng cho rằng, các trường có thể động viên giáo viên bằng cách tính theo tiết thừa giờ với số giờ cao lên hoặc khi học sinh đoạt giải giáo viên sẽ được thưởng. Hiện nay, ngân sách chi cho các trường so với trước đây đã tăng lên vậy có thể dùng ngân sách để tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong phần chi của các trường sở tài chính hoặc sở GD-ĐT nên có quy định các trường được phép chi ở mức nào đó cho bồi dưỡng HS giỏi. Như vậy, ban giám hiệu các trường mới mạnh dạn làm.
Theo ĐVO
Ngoại ngữ: dạy mãi sinh viên vẫn kém! Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết như thế đối với môn học này. Ông nhìn nhận đó là một sự thất bại tại hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường đại học ngày 23-12. "Nếu ở môn học khác, bên cạnh những mặt còn hạn chế thì vẫn có thành công, nhưng với môn...