Thi học sinh giỏi là nguồn cơn vấn nạn dạy thêm, học thêm tràn lan
Thi học sinh giỏi đã bộc lộ nhiều tiêu cực, một giáo viên có thể đóng ba vai, từ ra đề, bồi dưỡng, giám khảo…
Thi học sinh giỏi đã được dư luận quan tâm, đánh giá nhiều trong thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng ngành giáo dục cần bỏ thi học sinh giỏi các lớp, các cấp.
Một thầy giáo (đề nghị không nêu tên) là chuyên gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học trung học cơ sở chia sẻ: “Nếu lấy những đề thi học sinh giỏi của 15 năm trước so với đề thi học sinh giỏi năm nay chúng ta sẽ thấy một trời, một vực về kiến thức.
Độ khó của đề cứ tăng lên theo thời gian. Nếu lấy đề 15 năm trước cho học sinh đang luyện thi năm nay làm, gần như các em đạt điểm tuyệt đối.
Bất cập nhất của đề thi học sinh giỏi chính là lấy nội dung, kiến thức của lớp trên, cấp học sau đưa xuống lớp dưới.
Người ra đề “ sáng tạo”, ra theo kiểu đố thầy em giải được, vì vậy mới có hiện tượng “Thí sinh 1-1,5 điểm vẫn đạt học sinh giỏi cấp huyện”.
Nội dung, kiến thức đề quá khó, không phát huy được năng lực trí tuệ cho học sinh, chỉ đẻ thêm việc dạy thêm, dạy trước chương trình”.
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: hanomoi.com.vn)
Tại sao thi học sinh giỏi là nguồn cơn của dạy thêm?
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn nào thường được coi là “chỉ đạo chuyên môn” của môn đó, để các tổ bộ môn trong trường, trong huyện hướng đến.
Vì thế, để có học sinh giỏi cho trường mình, buộc giáo viên phải “phát hiện và bồi dưỡng nhân tài” càng sớm càng tốt, tiến hành “nuôi” ngay trong nghỉ hè.
Ngân sách nhà trường không có để “bồi dưỡng nhân tài”, vì thế gia đình phải “ xã hội hóa” kinh phí “bồi dưỡng nhân tài” cho con em mình ở các lớp học thêm.
Nghe thầy cô bảo con em mình thuộc dạng có khả năng “bồi dưỡng nhân tài”, gần như ít phụ huynh nào đủ tự tin từ chối.
Cứ thế, “gà chọi” được đào tạo từ lớp 6, nếu cứ ra đề mức độ như năm ngoái làm sao mà phân loại, chọn học sinh giỏi? Cứ thế độ khó ngày càng tăng.
Video đang HOT
Đề học sinh giỏi toán cấp huyện, nhưng có những câu cả thầy cô tổ toán không giải được!
Không ít giáo viên lại mượn đề thi học sinh giỏi cho vào phần “vận dụng cao” của đề kiểm tra để “khích lệ”, thưởng cho học sinh đi học thêm.
Bên cạnh đó, những “cây đa cây đề” lại viết sách, bán chuyên đề, dạy tủ, học tủ. Những lò luyện “gà nòi” cứ thế nhồi nhét cho học sinh, học sinh chỉ biết làm ba việc, thứ nhất là học, thứ hai là học, thứ ba là làm hai việc trên.
Thế mới có chuyện học sinh nọ tâm sự “ăn toán, ngủ toán, đi toán, đứng toán… toán”.
Như một vòng luẩn quẩn tỷ lệ thuận, độ khó đề thi học sinh giỏi ngày càng tăng thì học sinh học thêm càng nhiều.
Thi học sinh giỏi đã bộc lộ nhiều tiêu cực, một giáo viên có thể đóng ba vai, từ ra đề, bồi dưỡng, giám khảo…
Chính thi học sinh giỏi là một tác nhân gây bệnh thành tích, đang gặm nhấm giáo dục. Nhưng nguy hại hơn, học sinh chỉ biết học làm “thợ giải bài”, thiếu kỹ năng sống, thiếu trải nghiệm sẽ thất bại sau khi rời ghế nhà trường, dù quá khứ là học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp … quốc gia.
Với mục tiêu chương trình giáo dục 2018:
Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng; có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Đã đến lúc nên bỏ thi học sinh giỏi, ít nhất là bậc trung học cơ sở, càng sớm càng tốt để khỏi “di căn” sang chương trình giáo dục mới đang triển khai hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/thi-sinh-1-1-5-diem-van-dat-hoc-sinh-gioi-cap-huyen/20191113094616355
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.
Bộ cần có văn bản cấm thu tiền dạy buổi 2 vì nó đang làm méo mó giáo dục
Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng không thu học phí. Thù lao trả cho giáo viên được tính vào ngân sách nhà nước.
Sau khi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải một loạt bài viết về thực trạng dạy buổi 2 ở bậc trung học hiện nay, đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
Thầy Dương Thy Phan cho biết, khi trực tiếp hỏi ai không thích đi học buổi 2, học sinh của thầy đã đồng loạt giơ tay như thế (Ảnh thầy Phan cung cấp)
Các ý kiến đều cho rằng, bài viết đã phản ánh đúng thực trạng việc tổ chức dạy và học buổi 2 ở nhiều trường hiện nay không hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường diễn ra một cách tràn lan.
Chia sẻ từ những người trong cuộc
Cô giáo Thanh, một trường trung học phổ thông tại Bình Thuận cho biết: "Giáo viên dạy buổi sáng cơ thể đã mệt rã rời, học sinh cũng vô cùng mệt mỏi làm sao có thể tiếp thu được bài mà học?
Dạy như thế là phản lại khoa học, phản lại giáo dục tích cực. Buổi chiều đã mệt mỏi lại còn kéo dài, đua nhau dạy muộn, suốt ngày học thuộc lòng văn, các câu tiếng Anh theo bộ đề thi, mất hết cả tư duy và sáng tạo.
Giáo viên lo hết phần của học sinh. Học sinh chán học với đống đề cương thuộc lòng.
Ngoài hoc chính khóa nên để các em có thời gian nghỉ ngơi thoải mái, phụ giúp cha mẹ làm vài việc nhỏ ở nhà và cũng là tạo điều kiện cho các em rèn kĩ năng sống. Tập cho học sinh biết cách tự học."
Thầy giáo Hợp, một trường trung học phổ thông tại Đồng Nai cho rằng: "Học cả ngày trên trường mà tối về còn phải đi học thêm nữa thì mô hình dạy học cả ngày đã thất bại hoàn toàn. Ngành giáo dục cần xem lại để đỡ tội cho học sinh và cho cả phụ huynh".
Thầy Dương Thy Phan, cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận đặt câu hỏi: Dạy buổi 2 vì lợi ích của ai?
Đó là liều thuốc để nuôi dưỡng bệnh ngụy thành tích của ngành giáo dục mà người được hưởng lợi chính là đội ngũ ban giám hiệu, kế toán, thủ quỹ.
Mỗi học kỳ chia nhau cả cục 20% trên tổng số tiền học buổi 2 thu được không hề nhỏ từ học sinh. Số tiền được chia cho mỗi người có khi gấp 3, 5 lần giáo viên trực tiếp lên lớp, làm giáo viên bất bình.
Học 2 buổi theo kiểu "tự nguyện", dạy đại trà là một kiểu dạy bất công. Vì giáo viên không muốn cũng phải dạy. Học sinh biết rồi cũng phải học. Có khác chi tra tấn nhau?
Học buổi 2 ngoài vấn đề hao tốn thời gian, lãng phí tiền bạc còn vấn đề hao tổn sức khỏe, tinh thần của người trẻ. Phải dành thời gian cho học sinh nghỉ ngơi, tự học, sáng tạo.
Học buổi 2 có thu phí là cách giáo dục nhồi nhét làm tê liệt khả năng sáng tạo của học trò, mà động cơ chỉ nằm ở chữ TIỀN.
Học buổi 2 cũng biến thầy cô chủ nhiệm thành cán bộ thu phí hằng ngày. Bởi đâu phải phụ huynh nào cũng có tiền đóng ngay một lần. Mỗi năm 3 đợt học, thu, còn thời gian đâu để thầy cô đầu tư vào việc dạy người? Bắt thầy cô đòi tiền, thu tiền cũng là cách hạ thấp vị thế của giáo viên trong mắt học sinh.
Sau khi bị tra tấn học buổi 2, học sinh muốn nâng cao kiến thức phải học buổi tối thêm một đến 2 ca khờ khạo, phờ phạc cả người.
Thầy Phan đã từng hỏi học sinh lớp học sinh 12A8 nơi tôi giảng dạy: "Em nào thực sự không muốn đi học buổi 2 mà bị gia đình và nhà trường ép phải "tự nguyện" thì giơ tay. Cũng chẳng bất ngờ gì khi cả lớp đều đồng loạt giơ tay.
Thầy Dương Thy Phan khẳng định: "Việc học buổi 2 gắn liền với căn bệnh ngụy thành tích, nên không giáo viên nào dám phản đối vì nó được quán triệt. Nhưng phụ huynh cần phải thức tỉnh để cứu lấy con mình trước khi quá muộn".
Nguyên nhân dẫn đến việc dạy buổi 2 chưa hiệu quả
Việc tổ chức dạy buổi 2 cho học sinh trung học một cách đại trà, sáng học lớp thế nào chiều để y chang lớp học đó. Sáng học thầy cô nào, chiều vẫn thầy cô giáo ấy vào dạy.
Một lớp 45 học sinh với đủ trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu thì giáo viên sẽ rất khó dạy để học sinh yếu theo kịp và học sinh giỏi không chán học.
Trong khi học sinh thường có nhu cầu khác nhau. Em chỉ cần tốt nghiệp, em chỉ cần vào cao đẳng hoặc đại học làng xàng, em nhất định chỉ vào trường tốp trên.
Trong khi đó, không phải thầy cô nào cũng có thể đáp ứng tốt những nguyện vọng của học sinh. Có giáo viên chỉ dạy được kiến thức cơ bản, và chỉ một số giáo viên mới có khả năng bồi dưỡng kiến thức nâng cao.
Tổ chức dạy buổi 2 đại trà buộc những học sinh không có nhu cầu học những môn học ấy cũng phải đăng ký học, không có nhu cầu học với giáo viên ấy cũng phải học. Thế là, nhiều em chỉ ngồi cho đủ sĩ số, mong nhanh hết giờ để đi học thêm.
Đề xuất bỏ hình thức dạy học buổi 2 bậc trung học
Thứ nhất , Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản quy định cấm thu tiền dạy buổi 2 trong nhà trường, thay thế cho Công văn số: 7291/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học.
Thứ hai , để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường cần thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên.
Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh nhưng không thu học phí. Thù lao trả cho giáo viên được tính vào ngân sách nhà nước.
Khi các trường tổ chức dạy như thế, chắc chắn chất lượng học tập cũng sẽ nâng lên và tình trạng học thêm bên ngoài nhà trường cũng sẽ giảm đi đáng kể.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Còn lúng túng trong quản lý dạy thêm, học thêm Việc bãi bỏ một số điều quan trọng nhất trong quy định về quản lý dạy thêm, học thêm hiện nay tại Thông tư 17 đang khiến các địa phương vô cùng lúng túng vì thiếu hành lang pháp lý để thực hiện. Học sinh tiểu học tại TP.HCM học thêm sau giờ học - NGỌC DƯƠNG Nhiều quy định quan trọng hết...