Thi Hoá trường chuyên Sư phạm: Đề dài, thí sinh mệt mỏi rời phòng thi
Chiều 15/7, thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Sư phạm hoàn thành bài thi môn Hoá học kéo dài 120 phút với 5 câu hỏi tự luận.
Nguyễn Văn Chung (trường THCS Thanh Trì, Hà Nội) buồn bã cho biết đề thi quá dài, nhiều câu hỏi em đọc không hiểu. Khó nhất là phần hoá hữu cơ, em bỏ 2 ý trong câu đó. Em dự đoán chỉ được khoảng 4- 5 điểm là cao nhất.
Thí sinh Lê Chung Cương (trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, đề Hoá khó hơn với những gì em nghĩ. Đề dài, không có câu hỏi lạ nhưng quá nhiều dữ liệu khiến chúng em bị nhầm lẫn.
Đề thi môn Hoá trường THPT chuyên Sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Video đang HOT
Năm 2020, trường THPT chuyên Sư phạm nhận được 4.860 hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10. Trường sẽ tuyển 305 chỉ tiêu lớp 10 hệ chuyên gồm các lớp Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh.
Trong đó, lớp chuyên Tiếng Anh có tỷ lệ chọi cao nhất là 1/29,25 và chuyên Sinh thấp nhất là 1/9.
Để đạt điều kiện dự thi, thí sinh phải có hạnh kiểm tốt; học lực cả năm của các lớp cấp THCS đạt từ loại khá trở lên, tốt nghiệp THCS từ khá trở lên, có điểm trung bình môn thi chuyên của năm lớp 9 đạt từ 7 điểm trở lên.
Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển phải có đủ điều kiện dự tuyển, dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi và các bài thi có điểm lớn hơn 2 điểm.
Điểm xét tuyển là điểm môn chuyên nhân hệ số hai cộng điểm Toán chung và Văn chung hệ số một. Trường sẽ lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Lời giải môn Toán trường THPT chuyên Sư phạm
Đề Toán chung vào trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội được đánh giá khá cơ bản, riêng bài toán thực tế gây khó khăn cho nhiều thí sinh.
Thầy Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) đánh giá đề thi Toán dành cho tất cả học sinh thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội khá cơ bản, vừa sức và phù hợp là một đề thi chung. Với từng bài, thầy Dũng cho rằng bài hình hơi cũ trong khi bài toán thực tế (bài 3) có thể gây khó khăn cho thí sinh.
Thầy Võ Quốc Bá Cẩn, giáo viên trường THCS Archimedes (Hà Nội) nhận định đề nhìn thoáng qua thì nhẹ nhàng nhưng khi bắt tay vào làm chi tiết sẽ thấy có một số chỗ gài khá hiểm hóc. Chẳng hạn câu 1b, kiến thức THCS khó trình bày chặt chẽ cái này.
"Đa số học sinh sẽ làm theo hướng tìm min, max. Tuy nhiên, hướng này chưa chặt chẽ, vì x>9 nên các biểu thức tương ứng không có min, max. Muốn trình bày chặt chẽ thì hoặc phải dùng kiến thức về giới hạn ở cấp THPT, còn không thì có lẽ phải trình bày bằng phương pháp phản chứng (xem lời giải)", thầy Cẩn nói.
Câu 3 cũng gài khá hiểm. Học sinh đọc đề sẽ bị phân vân là không biết cạnh ngang dưới của hình chữ nhật có tính không (đương nhiên là không tính). Vấn đề thứ hai của câu này là đáp số quá lẻ. Điều này khiến học sinh bị lúng túng khi xử lý. Đề điều kiện không nên cho đáp số lẻ như vậy. Trong khi đó, câu cuối lại quá nhẹ nhàng so với câu 3.
Dưới đây là lời giải do thầy Dũng, thầy Cẩn, thầy Lê Viết Ân (trường Phổ thông Năng khiếu), sinh viên Lương Văn Khải (Đại học Khoa học tự nhiên) và học sinh Trần Nguyễn Nam Hưng (lớp 11 trường Phổ thông năng khiếu) thực hiện:
Cuộc đua khốc liệt và tốn kém LTS: Trong mùa tuyển sinh năm 2020, để đủ điều kiện thi vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ams), học sinh phải đạt kết quả kiểm tra định kỳ cuối năm là 10 điểm ở hầu hết các môn. Trước yêu cầu này, PGS-TS Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế, một cựu học sinh Trường Ams khóa 1992-1995...