Thi HGS: 1 thầy cô ‘đóng’ 2-3 vai, lại nặng thành tích, khó tránh GV sân si
Sẽ bất công vô cùng nếu sự việc không được phát hiện, cô giáo P. sẽ có nhiều học sinh đạt giải, sở giáo dục, nhà trường sẽ tôn vinh cá nhân cô.
Những ngày qua, sự việc cô giáo V.T.M.P., giáo viên môn Tin học Trường trung học phổ thông chuyên Lê Thánh Tông (Quảng Nam) ra đề thi học sinh giỏi có một số chi tiết giống với nội dung mà cô này đã ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh của trường mình trước khi diễn ra kỳ thi đang nhận được sự quan tâm của dư luận, nhất là những thầy cô đã và đang ôn thi học sinh giỏi ở các nhà trường.
Cô V.T.M.P. – một trong hai người ra đề thi đã thừa nhận sai và giải thích đề thi không phải lấy nguyên đề ôn tập tại trường mà có thay đổi.
Vì thế, khi chia sẻ với báo chí, ông Thái Viết Tường – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam – xác nhận có xảy ra vụ việc này trong kỳ thi học sinh giỏi Trung học phổ thông cấp tỉnh năm 2022 vừa qua và nói rằng sẽ xử lý nghiêm cá nhân sai phạm.
Tuy nhiên, sự việc này có lẽ không mới đối với những giáo viên đã từng ôn thi học sinh giỏi các cấp. Một số giáo viên các trường lớn trong huyện, trong tỉnh là những người ôn thi, ra đề và chấm thi nên về cơ bản những giải cao đều thuộc về trường những người ra đề.
Sẽ bất công vô cùng nếu sự việc không được phát hiện, cô giáo này có nhiều học sinh đạt giải, sở giáo dục, nhà trường sẽ tôn vinh cá nhân cô P. nhưng hàng chục giáo viên và học sinh khác sẽ phải ngậm ngùi vì lợi ích cá nhân người ra đề.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: giaoduc.net.vn
Những dấu hỏi lớn trong một số kỳ thi học sinh giỏi các cấp hiện nay
Phải nói thẳng ra rằng, sự việc cô giáo V.T.M.P thừa nhận sai trong công tác ra đề thi học sinh giỏi Trung học phổ thông cấp tỉnh năm 2022 ở Quảng Nam không khiến người trong ngành như chúng tôi bất ngờ.
Có điều, những sự việc tương tự thường chỉ dừng lại ở nghi vấn và thị phi sau mỗi kỳ thi nhưng có lẽ trong lòng nhiều giáo viên đã và đang ôn thi học sinh giỏi thường rất ấm ức vì học trò mình rớt.
Việc thi học sinh giỏi, học sinh rớt là chuyện rất bình thường vì cấp huyện (cấp trung học cơ sở), hay cấp tỉnh tổ chức (trung học cơ sở, trung học phổ thông) thường lấy số lượng ít, dao động khoảng 20-35% tổng số thí sinh tham dự kỳ thi.
Nhưng, rớt mà kỳ thi được các cấp tổ chức công bằng, minh bạch, đúng với mục đích, tiêu chí của việc lựa chọn học sinh giỏi thì những giáo viên có học sinh thi rớt sẽ không có gì đáng buồn. Tuy nhiên, học trò của họ rớt vì những góc khuất của kỳ thi học sinh giỏi mà một số địa phương đang làm sẽ khiến họ không thể nào nguôi ngoai được.
Theo cách làm của một số địa phương hiện nay đối với kỳ thi học sinh giỏi là điều động một vài giáo viên cốt cán của địa phương ra đề thi học sinh giỏi trong khi họ cũng đang ôn thi học sinh giỏi cho trường mình. Khi chấm thi, những giáo viên này lại được huyện, tỉnh lựa chọn làm giám khảo kỳ thi.
Một người mà đóng 2 vai, thậm chí cả 3 vai trong một kỳ thi học sinh giỏi thì còn đâu là sự công bằng cho kỳ thi? Cũng bởi vì thế, những giải cao nhất thường rơi vào những trường có giáo viên ra đề, giáo viên đi chấm thi.
Thực ra, đề thi học sinh giỏi hiện nay cấp nào tổ chức cũng vậy, nó không có khuôn mẫu cụ thể nào nên về cơ bản giáo viên các trường rất khó đoán đề nhưng đó lại là lợi thế đối với người ra đề khi họ đã “định hướng” trước cho học của mình.
Theo quan điểm người viết, m ôn thi mà có nhiều khả năng tiêu cực trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp hiện nay nhất, chính là môn Ngữ văn. Vì mỗi đề thi thường có 2 câu nên cho dù bài làm của thí sinh đã được rọc phách thì giáo viên chấm bài không khó để tìm ra bài của học sinh mình.
Thực tế, trong quá trình dạy, quá trình ôn thi thì thầy trò đã quá quen thuộc với nét chữ, cách viết của học trò. Nhất là khi những đề thi đó đã được ôn tập trước, định hướng trước.
Video đang HOT
Hơn nữa, việc chấm môn Ngữ văn thì việc cộng, trừ 1-2 điểm/ thang điểm 20 có gì khó khăn vì đây là môn học định tính, rất khó bắt bẻ cho dù bài được chấm thẩm định lại. Nhưng, kỳ thi học sinh giỏi có bao giờ phải phúc khảo và chấm thẩm định lại đâu.
Vậy nên, những trường lớn, những trường có giáo viên ra đề bao giờ cũng “thắng lớn”, giáo viên họ vui lắm và họ tự hào lắm vì có nhiều học sinh giỏi. Khi “uy tín” giáo viên như vậy thì đương nhiên năm sau họ lại được chọn ra đề thi, chấm thi để cầm cân nảy mực cho kỳ thi.
Mỗi lần huyện, tỉnh công bố kết quả kỳ thi học sinh giỏi, các trường bàn luận râm ran và nói thật là nhiều nơi giáo viên họ không hào hứng với kỳ thi vì nó tồn tại quá nhiều bất cập, thậm chí tiêu cực.
Bao nhiêu tiền bạc của địa phương, bao nhiêu công sức của thầy và trò trên địa bàn đổ sông, đổ biển để làm đẹp bản thành tích cho những giáo viên vừa ôn thi, vừa ra đề, vừa đi chấm thi học sinh giỏi.
Hàng chục năm nay, báo chí nói rất nhiều về việc này nhưng có lẽ một số nơi họ vẫn trung thành với cách làm cũ nên câu chuyện cô giáo cô giáo V.T.M.P., giáo viên môn Tin học Trường trung học phổ thông chuyên Lê Thánh Tông (Quảng Nam) đang gây ra những lùm xùm ở địa phương này cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi.
Thay đổi cách tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hiện nay có khó không?
Chúng tôi cho rằng có muốn thay đổi hay không thôi, chứ muốn thay đổi, muốn kỳ thi công bằng thì không khó, không có gì phức tạp. Thông thường, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện hay cấp tỉnh tổ chức cũng chỉ có gần chục đề thi và gần như không phải ra đề dự bị vì thí sinh không tham gia thi cũng đồng nghĩa là bỏ thi- kỳ thi chỉ diễn ra một lần trong năm.
Vì thế, đầu năm học các địa phương ban hành kế hoạch thi học sinh giỏi để các trường có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Đến cận kỳ thi, cấp tổ chức điều động một vài giáo viên ra đề, phản biện đề thi học sinh giỏi.
Người ra đề là những giáo viên không tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở các nhà trường, không có con, cháu tham gia kỳ thi học sinh giỏi môn đó. Việc này, rất dễ vì đầu năm học các trường đều đã gửi bảng phân công giáo viên giảng dạy cho cấp quản lý.
Ví dụ, đối với kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 phòng giáo dục sẽ điều động một giáo viên đang dạy 9 (nhưng không bồi dưỡng học sinh giỏi) ra đề. Người ra đề được đảm bảo quyền lợi nhưng phải gắn với trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng lộ đề.
Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 thì sở giáo dục điều động một giáo viên đang dạy lớp 12 ra đề, không nhất thiết phải là giáo viên trường chuyên vì đề thi chung. Sở cũng gắn quyền lợi, trách nhiệm đối với người ra đề. Thậm chí, bộ phận chuyên môn có thể đặt hàng với một giáo viên ở địa bàn khác ra đề thi học sinh giỏi cũng được miễn sao đảm bảo được tính bí mật, khoa học, và phù hợp với năng lực của học trò.
Nếu làm như vậy, chúng tôi tin không bao giờ lộ đề vì chẳng có giáo viên nào lại đi tiết lộ đề thi học sinh giỏi cho đồng nghiệp của mình biết trước.
Khi điều động giám khảo, cấp tổ chức không điều động những giáo viên đang ôn thi cho học trò đi chấm thi. Thực tế, chấm thi học sinh giỏi cũng đâu có gì khó khăn khi đề thi đã có đáp án sẵn. Giáo viên khối 9 và khối 12 trên địa bàn thì thiếu gì, điều động ai mà chẳng được.
Chỉ khi khâu bồi dưỡng – ra đề- chấm thi hoàn toàn độc lập, không có sự nhập nhằng vào nhau thì kỳ thi mới thực sự công bằng, minh bạch và trong sạch. Uy tín của kỳ thi sẽ tăng lên, những học sinh được chọn cũng đều là những em có năng lực, năng khiếu môn học thực sự.
Nếu vẫn làm như một số địa phương đang làm hiện nay thì tương lai ngành giáo dục sẽ còn chứng kiến nhiều sự cố như Quảng Nam vừa qua.
Mong muốn của nhà giáo trước yêu cầu đổi mới
Thầy cô cần tiếp tục được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa để có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học, phát triển nghề nghiệp.
Cô Tô Thị Hương Giang và học trò trong giờ học.
Đổi mới giáo dục, triển khai chương trình mới khi cơ sở vật chất và nhân lực còn thiếu, bên cạnh nỗ lực của bản thân, thầy cô cần tiếp tục được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa để có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học, phát triển nghề nghiệp.
Điều kiện "cần"
"Thái độ của người học, sự trân trọng mà xã hội dành tặng cũng quyết định lớn đến việc gắn bó với sự nghiệp giáo dục của các nhà giáo" - thầy Nguyễn Văn Định chia sẻ.
Trong bối cảnh đổi mới GDPT, giáo viên là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của công cuộc đổi mới. Trong 2 năm học vừa qua, là những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ giáo dục, dạy học sách giáo khoa mới, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Chia sẻ điều này, cô Trần Thị Cẩm Vân, giáo viên Trường THCS Yersin (Nha Trang, Khánh Hòa), cho rằng: Chương trình GDPT 2018 là một chương trình "mở". Tính "mở" của chương trình chỉ có ý nghĩa khi nhà trường, giáo viên chủ động sáng tạo thực hiện dưới sự chỉ đạo thống nhất hướng tới mục tiêu đã được quy định. Chính vì thế, để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, ngoài việc thay đổi nhận thức, tư tưởng, có cách nhìn tích cực về đổi mới giáo dục, thầy cô cần phát huy vai trò tự chủ trong chuyên môn.
"Theo tôi, đây là điều quan trọng. Bởi khi người thầy hiểu được vai trò của mình sẽ mạnh dạn, tự tin, vận dụng linh hoạt, sáng tạo hiệu quả nhiệm vụ, giảm thiểu áp lực, lo lắng hay những ảnh hưởng khác về tinh thần. Trên nguyên tắc bảo đảm yêu cầu, nội dung cốt lõi trong giáo dục, người giáo viên có quyền quyết định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động, xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) sao cho phù hợp với môi trường dạy học, nhu cầu và khả năng tiếp thu của học sinh" - cô Trần Thị Cẩm Vân làm rõ.
Bên cạnh đó, thầy cô cũng cần mạnh dạn thay đổi hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Tự liên hệ để khắc phục các thói quen dạy học bị động (nếu có). Trong tổ chức dạy học, cần chú trọng rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Tự ghi bài; tự học; học hợp tác với nhóm, giáo viên; kỹ năng trao đổi, chia sẻ với bạn, với lớp; biết đặt câu hỏi tại sao; biết tự tìm tòi, vận dụng kiến thức, mạnh dạn tham gia vào quá trình học; biết cách tự đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm phát triển năng lực tự học...
Với vai trò của người gợi mở, chỉ đạo, hướng dẫn, trọng tài..., giáo viên cần có sự dẫn dắt, khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào quá trình học nhằm xây dựng lớp học dân chủ, cộng tác cùng tiến bộ, một môi trường học tập thân thiện - cộng đồng học tập.
Đối với kiểm tra đánh giá, theo cô Trần Thị Cẩm Vân, cần thay đổi quan điểm, quán triệt đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Mỗi kết quả sau khi kiểm tra đều phải giúp cho học sinh cảm nhận rằng mình học được nhưng vẫn còn nuối tiếc, cần phải cố gắng hơn. Do đó, giáo viên chủ động thiết kế đề kiểm tra định kỳ của mỗi lớp học sao cho phù hợp nhất với nội dung dạy học, đặc điểm học tập của học sinh.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, cô Trần Thị Cẩm Vân cũng nhấn mạnh việc giáo viên nên chủ động phối hợp, tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của trường, tổ, cụm trường. Nghiên cứu kỹ cấu trúc của sách giáo khoa mới để có những thiết kế dạy học phù hợp với mục tiêu của chương trình, đặc trưng môn học, yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, tránh áp lực dạy học nặng về kiến thức theo cách học trước đây. Cuối cùng, là một nhà giáo dục đồng thời là người xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường, người thầy cần mạnh dạn, thẳng thắn tham mưu, đề xuất với nhà trường những ý kiến liên quan đến đổi mới giáo dục.
Là người trong cuộc, cô Tô Thị Hương Giang, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) thấm thía những áp lực, cũng như yêu cầu với nhà giáo, đặc biệt trong bối cảnh mới. Từ kinh nghiệm bản thân cô cho rằng, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới chương trình GDPT, giáo viên cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng theo yêu cầu một cách hiệu quả.
Từ đó, đổi mới phương pháp dạy học, cách thức dạy học và áp dụng kỹ thuật công nghệ vào giảng dạy nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, hướng tới kết quả đầu ra để phát triển năng lực, phẩm chất người học, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Giáo viên cũng rất cần cập nhật, nắm chắc các văn bản chỉ đạo để triển khai cho đúng hướng.
Cùng quan điểm, cô Nguyễn Thị Thùy Trang, giáo viên Trường THPT Mỹ Quý (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), chia sẻ: Giáo viên phải tự nghiên cứu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn theo quy định của sở, ngành, đơn vị mình công tác. Việc luôn biết cách tự làm mới mình, thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với từng người học là yêu cầu với mỗi nhà giáo.
TS Lê Thị Kim Anh, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình ETEP, phát biểu tại một hội thảo liên quan đến bồi dưỡng giáo viên.
Tâm tư người trong cuộc
Cùng với yêu cầu đặt ra với bản thân để tự nỗ lực, mong muốn của cô Tô Thị Hương Giang là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Cô cho rằng, làm được điều này cũng là nâng cao chất lượng chuyên môn, giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh. Theo đó, cán bộ quản lý giáo dục cần xây dựng kế hoạch theo lộ trình, có tầm nhìn chiến lược, năng động, sáng tạo và trình độ chuyên môn vững vàng. Tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý để đáp ứng yêu cầu giáo dục nhà trường theo hướng phát triển công nghệ 4.0.
Để giáo viên có thể dạy học đáp ứng yêu cầu mới, cô Tô Thị Hương Giang cũng bày tỏ yêu cầu trang bị cơ sở vật chất, tài liệu dạy học phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu theo chương trình mới. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên về phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng chuẩn mới của người học. Tăng cường kết hợp 3 bên: Nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục học sinh. Nhà trường, giáo viên cần lập kênh thông tin hai chiều, đối thoại cụ thể về chương trình dạy học mới với cha mẹ học sinh để cùng kết hợp giáo dục trẻ phát triển toàn diện, tránh sự phó thác tất cả cho thầy cô, nhà trường.
Còn cô Trần Thị Cẩm Vân thì mong các cấp quản lý tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên có thể triển khai đổi mới một cách thoải mái, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất. Trong đó có việc tinh giản các loại hồ sơ sổ sách; giảm thiểu cuộc họp không cần thiết, công việc đột xuất... giúp giáo viên có thời gian nghiên cứu chuyên môn, xây dựng kế hoạch bài dạy. Cần có chương trình tập huấn về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá; đặc biệt, có hướng dẫn cụ thể về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đồng bộ trong cả nước.
Thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá giáo viên trong thời gian này - kiểm tra để giúp đỡ, hướng dẫn, giúp giáo viên thực hiện giảng dạy, giáo dục một cách tốt nhất. Mục tiêu chính của hoạt động kiểm tra, giám sát để phát hiện vấn đề, thảo luận, góp ý, chứ không phải là nhằm kiểm soát và ra lệnh. Càng không nên xác định mục tiêu chính của kiểm tra, giám sát là phát hiện, xử lý kỷ luật người có sai phạm, thiếu sót.
Một vấn đề cũng được cô Cẩm Vân nhấn mạnh là thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm giám sát và giải trình; xây dựng văn hóa thân thiện, cởi mở, mọi người sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng tiếp thu các góp ý để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Thay đổi phong cách quản lý, người quản lý gương mẫu đi đầu trong đổi mới, truyền cảm hứng và tạo động lực cho giáo viên thực hành đổi mới, phát huy tự chủ trong công việc nhưng không tùy tiện.
Việc phân công trách nhiệm cần dựa trên chức trách của mỗi người, mỗi tập thể; đồng thời quan tâm đến khả năng, nguyện vọng chính đáng của từng cá nhân. Hoạt động kiểm tra nội bộ phải kịp thời phát hiện, động viên, nâng đỡ các nhân tố tích cực. Làm sao những cố gắng đổi mới ban đầu dù "vạn sự khởi đầu nan", "ngày đầu chưa quen, đường cày đâu thẳng ngay" không bị phê phán mà được góp ý để không bị thui chột và sẽ "đơm hoa, kết trái" thành công.
Giáo viên hỗ trợ nhau tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn.
Bảo đảm chính sách, nhu cầu phát triển nghề nghiệp
Nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, thầy Nguyễn Văn Định, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp, cho rằng: Để giáo dục phát triển thì việc quan tâm tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo luôn là yêu cầu quan trọng bậc nhất.
Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT đang đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, tác động của nền kinh tế thị trường, sự biến đổi nhanh chóng của thế giới và những yếu tố khách quan khác... cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác phát triển đội ngũ nhà giáo. Một trong những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nhà giáo toàn tâm, toàn ý, hết lòng, hết sức với sự nghiệp của mình?
Trả lời câu hỏi này, theo thầy Nguyễn Văn Định, trước hết cần quan tâm khâu tuyển chọn những người có tâm huyết, tấm lòng với giáo dục, năng lực để bồi dưỡng thành nhà giáo. Khi có tấm lòng, người giáo viên sẽ luôn tìm các giải pháp để phát triển nghề nghiệp và gắn bó lâu dài với nghề. Xây dựng chiến lược từng bước tuyển chọn những người giỏi nhất vào ngành sư phạm. Khi có thầy giỏi, sẽ có trò giỏi, giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao.
Nghề giáo được xác định là nghề cao quý nhất, là lao động có tính chất đặc thù so với các ngành nghề khác. Do đó, cần có chế độ tiền lương, đãi ngộ tương ứng với tính chất nghề nghiệp. Cần bảo đảm nhà giáo có thu nhập đủ sống để an tâm công tác trước khi gắn bó lâu bền với nghề. Thêm vào đó, sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để nhà giáo nâng cao năng lực chuyên môn, thể hiện tài năng của mình cũng là yếu tố quan trọng để nhà giáo yêu mến và hết lòng vì nghề nghiệp.
Có thời gian 5 năm làm việc với chương trình phát triển giáo viên, TS Lê Thị Kim Anh - chuyên gia của Bộ GD&ĐT - đã trực tiếp trao đổi, lắng nghe những mong muốn của thầy cô trên nhiều tỉnh, thành. Từ quá trình này, TS Lê Thị Kim Anh nhận thấy đội ngũ cơ bản tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh. Những thầy cô đã hoàn thành 6 mô-đun bồi dưỡng về triển khai Chương trình GDPT 2018 cơ bản tự tin thực hiện chương trình...
Để có thể đáp ứng yêu cầu mới, TS Lê Thị Kim Anh cho biết, một số lượng lớn giáo viên bày tỏ nguyện vọng được trang bị kỹ năng để hiểu học sinh nhiều hơn. Cụ thể là hiểu về sự phát triển, đặc điểm tâm sinh lý, tư duy, khác biệt về năng lực, sự thay đổi hàng ngày của học sinh... để phục vụ dạy học cá nhân hóa, tiếp cận từng cá nhân và đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện mỗi người học.
Cùng với đó, thầy cô cũng mong muốn được trang bị thêm kỹ năng "đọc" và sử dụng kết quả đánh giá học sinh để hỗ trợ các em phát triển tốt hơn, toàn diện hơn cả trong học tập, ham muốn học hỏi, khỏe mạnh hạnh phúc.
"Đây là điều đáng mừng, thể hiện vai trò của giáo viên rộng hơn, không chỉ dạy học, hỗ trợ phát triển thành tích học tập tốt hơn, mà còn chăm sóc toàn diện hơn cho người học, thể hiện tinh thần đổi mới lấy "người học làm trung tâm"" - TS Lê Thị Kim Anh nhận định.
Chia sẻ liên quan đến những điều kiện cần giúp thầy cô phát triển nghề nghiệp, làm tốt công việc của mình, TS Lê Thị Kim Anh nhắc đến đầu tiên là lương, thu nhập giáo viên phải được cải thiện. Khi thầy cô đủ trang trải cuộc sống, không phải quá lo lắng chuyện cơm ăn, áo mặc hàng ngày, mới có thể dành tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh.
Ngoài ra, do nhu cầu dạy học cá nhân hóa nên sĩ số lớp không thể quá đông, vì có như thế giáo viên mới quan tâm được đến từng học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng cần được cải thiện, đáp ứng yêu cầu dạy học cá nhân hóa và phát triển toàn diện cho học sinh cả kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tinh thần và thể chất...
"Tôi cũng mong không nên quy hết trách nhiệm giáo dục cho giáo viên. Công tác giáo dục cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Tránh gây áp lực quá nặng nề cho thầy cô, khiến họ trở nên cô đơn và không thực hiện được quyền giáo dục của mình. Phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển năng lực của con em trong từng thời điểm, hơn là đánh giá con em mình thông qua điểm số của các bài kiểm tra", cô Trần Thị Cẩm Vân chia sẻ.
Thầy cô tiên phong, trò sẽ thay đổi, đừng rập khuôn giáo án theo CV 5512 2 tháng học chương trình mới 2018, cả thầy và trò đều thấy khó khăn với khoảng trống kiến thức, kỹ năng khi thực hiện nội dung bài học theo phương pháp mới. LTS: Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy Nguyễn Văn Lự - giáo viên Trường trung học phổ thông Vĩnh...