Thi giáo viên dạy giỏi: Làm thế nào để chấm dứt tình trạng ‘diễn’ trong các hội thi?
Mới đây, Bộ trường Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp tục khẳng định, sẽ có chỉ đạo tích cực trong thời gian tới để thay đổi căn bản cách thức tổ chức thi giáo viên giỏi và đánh giá giáo viên.
Sau khi có nhiều ý kiến cho rằng các cuộc thi này bị biến tướng bởi bệnh thành tích…
Bất đề bất cập trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi đã được phản ánh nhiều năm trở lại đây khi các cuộc thi này bị biến tướng thành các tiết học “mẫu” chủ yếu là “diễn” vì học sinh đã được “gà” bài, thậm chí dạy trước nhiều lần.
Ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT nhận định, thực tế cho thấy, nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi không còn phù hợp.
Sáng kiến kinh nghiệm không thiết thực, có tình trạng sao chép; bài kiểm tra năng lực nặng về sách vở, có bộ đề cho trước dẫn tới luyện thi, ôn thi; thi thực hành 2 tiết, trong đó có 1 tiết thực hành, 1 tiết tự chọn đều được chuẩn bị trước, dẫn tới tình trạng “diễn” trong các hội thi.
Bên cạnh đó, đối tượng và điều kiện tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp cũng cần được đánh giá lại, điều chỉnh cho phù hợp để không gây áp lực cho giáo viên khi tham gia dự thi.
Video đang HOT
Việc sử dụng kết quả của hội thi trong đánh giá xếp loại của đơn vị và cá nhân cần phải được nghiên cứu áp dụng cho phù hợp, tránh gây áp lực không cần thiết về thi đua và bệnh thành tích…
Nhận thấy các vấn đề liên quan đến tình trạng đối phó trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, Bộ GDĐT đã có Công văn số 558/BGDĐT-NGCBQLCSGD về việc chấn chỉnh, lưu ý một số vấn đề liên quan đến tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên trong đó nhấn mạnh “Giáo viên dự thi không được tập dượt dạy thử, dạy trước với học sinh; không được “gà bài” trước cho học sinh; Khi thao giảng cần phải được giữ nguyên trạng số lượng học sinh của lớp…”.
Tuy nhiên, sự việc diễn ra trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi tại Hải Phòng vừa qua cho thấy các trường vẫn không thực hiện theo chỉ đạo này khi cho học sinh học lực yếu nghỉ những tiết thi giáo viên giỏi.
Thi giáo viên giỏi chỉ có ý nghĩa khi không bị biến tướng bởi bệnh thành tích (ảnh minh họa)
Một trong những nguyên nhân khiến giáo viên và các trường học vẫn đối phó, “diễn” với cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp là từ quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường đạt chuẩn. Trong đó, đối với trường tiểu học để đạt mức chất lượng tối thiểu phải có ít nhất 40% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 phải có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường. Trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 phải có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường. Trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
Những chỉ tiêu về tỉ lệ giáo viên dạy giỏi được quy định như vậy đã trở thành áp lực để nhiều trường học hiện nay bằng mọi giá phải có đủ tỉ lệ giáo viên dạy giỏi cho việc công nhận và giữ chuẩn quốc gia. Chưa kể đây cũng sẽ là thành tích để các trường được bằng khen, xếp loại thi đua trong địa phương và để khẳng định thương hiệu.
Việc xóa bỏ các quy định về tỷ lệ bắt buộc giáo viên giỏi để đánh giá các trường đang được Bộ GD-ĐT xem xét. Tuy nhiên, cũng có nhiều lo ngại nếu bỏ hẳn thi giáo viên dạy giỏi sẽ kéo tụt chất lượng giáo viên khi không có thang đo và công nhận của ngành đối với giáo viên dạy tốt và chưa tốt.
Theo ANTĐ
Học sinh và công chức Hà Nội được nghỉ 10 ngày trong dịp Tết Nguyên đán 2019
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, học sinh trên địa bàn Hà Nội được nghỉ 10 ngày liên tục.
Học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường Trung cấp Sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội, trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội được nghỉ Tết 10 ngày liên tục (từ ngày 1.2.2019 đến hết ngày 10.2.2019).
Cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các đơn vị trên và cán bộ, công chức của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã nghỉ 9 ngày liên tục (từ ngày 2.2.2019 đến hết ngày 10.02.2019).
Học sinh Hà Nội được nghỉ 10 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán
Trong thời gian nghỉ Tết, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học, phối hợp với Công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy nổ...
Cùng đó, phối hợp các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục đến học sinh, sinh viên trọng tâm thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; không chơi cờ bạc và các tệ nạn xã hội; không thực hiện vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác.
Công văn cũng yêu cầu, sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị cần ổn định ngay nền nếp dạy, học và làm việc bình thường.
Theo Một Thế Giới
Nhói lòng chuyện thưởng Tết của giáo viên vùng cao 'Thưởng Tết là cái không bao giờ có, nhà trường thương giáo viên nghèo nên cũng cố gắng động viên các thầy cô bằng hộp bánh mứt, chai nước mắm, mì chính, dầu ăn, nửa kí cá khô... vài ba nhu yếu phẩm vậy đã thấy ấm lòng giáo viên lắm rồi'. Đó là chia sẻ của cô giáo có kinh nghiệm hơn...