Thi giải toán trên mạng biến tướng vì sức ép thành tích
Kỳ thi giải toán trên mạng ViOlympic 2016 đang ở vòng cấp trường và gây ra tranh cãi trên mạng xã hội.
Mục tiêu của cuộc thi ViOlympic như công bố của ban tổ chức là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại các trường phổ thông, tạo sân chơi trực tuyến môn Toán, Vật lý cho học sinh cấp tiểu học và THCS.
Đây cũng là môi trường thân thiện để học sinh tích cực giao lưu, học tập. Tuy nhiên, thực tế cuộc thi đang diễn biến theo nhiều chiều hướng, trong đó bao gồm cả ảnh hưởng tiêu cực trước sức ép thành tích.
Các cuộc thi qua mạng vô hình trung biến thành cuộc đua thành tích. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.
Cuộc đua ‘việt dã’
Trước khi vào vòng thi cấp trường, từ ngày 19 đến 23/12, học sinh tham gia cuộc thi ViOlympic 2016 phải vượt qua 9 vòng thi. Thay vì làm lần lượt từng vòng mỗi tuần theo chương trình thực học cho mỗi lớp, nhiều học sinh chỉ tập trung làm trong vài ngày để vượt qua điều kiện được tham dự vòng thi cấp trường.
Phụ huynh học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) cho biết cả tuần nay, hai mẹ con “ôm” máy tính suốt buổi tối để luyện các vòng ViOlympic. Vấn đề là nếu chỉ thi mỗi vòng một lần thì cũng không thành vấn đề nhưng để đạt thành tích tốt nhất, học sinh được giáo viên hướng dẫn lập nhiều tài khoản nhất có thể để thi được nhiều lần như một cách luyện thi.
Tâm sự của một phụ huynh được đăng tải trên mạng về cuộc thi này khiến các bậc phụ huynh và nhà giáo dục đều giật mình. “Một đứa trẻ bình thường mất từ 30 – 50 phút cho 8 vòng thi ở lần làm bài đầu tiên, nhưng sau vài chục lần làm đi làm lại thì chỉ hoàn thành trong 10 phút. Đó có phải trí tuệ và sự sáng tạo?
Hoàn toàn không, đó là thành tích, kiểu thuần Việt. Nó không khác mấy trò chơi điện tử, càng chơi càng thành thục, càng thành thục càng nhanh. Vậy người lớn chúng ta cần gì từ việc đó?”, phụ huynh này đặt vấn đề.
Video đang HOT
Ngay cả giáo viên cũng thừa nhận trong thời điểm chuẩn bị thi học kỳ I, học sinh phải luyện đủ 10 vòng Toán, 6 vòng Vật Lý, 6 vòng Toán tiếng Anh để kịp thi cấp trường. Nếu chỉ thi theo kiểu tự nguyện thì không sao nhưng với nhiều trường, kỳ thi này được coi như một cách để đánh giá chất lượng, phong trào dạy và học của cô trò. Điều này khiến cả học sinh, giáo viên, phụ huynh đều bị cuốn vào cuộc thi với tâm lý khá nặng nề.
Kết quả cao ‘không tưởng’
Theo đánh giá của một chuyên gia giáo dục am hiểu về các cuộc thi trên mạng, việc học sinh luyện đến mức làm 30 bài toán trong vòng 5 – 10 phút là không tưởng. Theo chuyên gia này, nếu một vòng thi thiết kế 30 bài toán trong vòng 60 phút thì việc học sinh làm trong vòng 5 – 10 phút chỉ có thể lý giải nguyên nhân là phần mềm cuộc thi đã bị “hack”.
Còn nếu như học sinh luyện đến mức chỉ bấm máy một cách thành thục để đạt thời gian ngắn nhất, ý nghĩa của cuộc thi lại sai mất mục tiêu ban đầu. Đây là vấn đề mà ban tổ chức cuộc thi cần nghiên cứu và có phản hồi chính xác.
Trước một số ý kiến cho rằng đề thi năm nay khó hơn các năm trước, bà Nguyễn Thị Ngọc – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học đường (ĐH FPT) – Trưởng dự án ViOlympic khẳng định: “Đề thi của ViOlympic đều bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT. Đề thi luôn được ban nội dung biên soạn với tỷ lệ 40% là câu hỏi dễ, 40% câu hỏi trung bình, 20% câu hỏi khó. Để đạt được 300 điểm, học sinh phải nắm chắc kiến thức tổng hợp và kỹ năng làm bài trên máy tính”.
Để khắc phục tình trạng phụ huynh vì thành tích giúp học sinh lập nhiều tài khoản để thi đi thi lại, trong năm học 2016 – 2017, Violympic đã bổ sung tính năng “Thi lại” đối với các vòng thi tự do từ 1 đến 9. Tính năng này nhằm giúp học sinh ôn luyện bằng cách được phép thi lại chính vòng thi đó mà không cần tạo thêm tài khoản mới.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những biện pháp kỹ thuật. Còn việc nhà trường, phụ huynh khai thác cuộc thi theo cách thức nào lại là vấn đề khác. Rõ ràng cuộc thi bị biến tướng, tạo áp lực không cần thiết cho học sinh, bị lệch hướng thành một nơi tìm kiếm các giải cấp thành phố, quốc gia để phục vụ việc xét tuyển vào trường chuyên, lớp chọn thực tế đang diễn ra.
Theo Vinh Hương / An Ninh Thủ Đô
Tổng cục Dạy nghề nói về đề xuất bỏ điểm sàn đại học
Đại diện Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng đề xuất bỏ điểm sàn đi ngược chủ trương phân luồng giáo dục và không theo thị trường lao động.
Ông Đỗ Văn Giang - Phó vụ trưởng Dạy nghề Chính quy (Tổng cục Dạy nghề) - cho biết chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay tập trung phát triển giáo dục nghề nghiệp, để lấy lại sự hợp lý trong cơ cấu nhân lực. Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu: "Phấn đấu đến 2020, có 30% số học sinh trung học phổ thông (THPT) đi học nghề".
Do đó, ông Giang cho rằng điểm sàn ĐH ngoài đảm bảo chất lượng đầu vào, còn giúp phân luồng học sinh. Việc Bộ GD&ĐT đưa ra Dự thảo Tuyển sinh ĐH năm 2017 bỏ điểm sàn (chỉ cần tốt nghiệp THPT đã đủ điều kiện vào ĐH) đang đi ngược lại chủ trương trên.
Băn khoăn việc bỏ điểm sàn
Đồng thời, bỏ điểm sàn ĐH sẽ phá vỡ quy hoạch, định hướng phân luồng học sinh vào học nghề và phát triển giáo dục nghề nghiệp, làm nặng thêm tâm lý bằng cấp trong xã hội, gây trầm trọng thêm cơ cấu nhân lực đang bất cập hiện nay.
"Học ĐH phải những người có tố chất, năng lực, trình độ. Nếu ai học xong THPT đều có thể vào ĐH, với cách dạy và học của Việt Nam hiện nay chất lượng sẽ không bảo đảm", ông Giang nói.
Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu: "Phấn đấu đến 2020, có 30% số học sinh trung học phổ thông (THPT) đi học nghề". Ảnh: Nguyễn Dũng/Tiền Phong.
Lãnh đạo Vụ Dạy nghề Chính quy nói thêm việc đào tạo ĐH cũng phải theo nguyên tắc thị trường. Đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp ở trình độ ĐH trở lên ngày càng cao, đó là những con số "báo động đỏ" về sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo nhân lực của nước ta.
Chúng ta đang có tỷ lệ một cử nhân nhưng chỉ có 0,46 lao động trực tiếp (gồm cả cao đẳng, trung cấp, sơ cấp), đây là tháp ngược trong cơ cấu nhân lực, đi ngược thị trường. Không ngạc nhiên khi mỗi năm có hơn 400.000 cử nhân trở lên ra trường thất nghiệp (chiếm gần 50% cử nhân ra trường), nhiều người phải giấu bằng ĐH đi làm công nhân.
"Đây là sự nghiệt ngã khách quan của thị trường lao động. Bất cứ nước nào, dù phát triển hay đang phát triển, nhu cầu về lao động trực tiếp (lao động nghề) luôn nhiều hơn lao động gián tiếp (cử nhân). Một kiến trúc sư mỗi năm có thể dựng thiết kế hàng trăm công trình, nhưng để làm được công trình đó phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thợ trong vài năm.
Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ sinh viên ĐH, dù chất lượng đào tạo có lên, thị trường lao động cũng không cung cấp đủ chỗ làm cho trình độ này", ông Giang nói.
Đại diện Tổng cục Dạy nghề cũng cho biết thêm Dự thảo Thông tư quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp được đưa ra mới đây không quy định điểm sàn với cao đẳng.
Dự thảo chỉ đưa ra những quy định để các trường cao đẳng, trung cấp tự xác định điều kiện tuyển sinh nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, phù hợp với từng ngành nghề đào tạo. Yêu cầu tối thiểu với trường cao đẳng là học sinh phải tốt nghiệp THPT, trung cấp phải tốt nghiệp trung học cơ sở.
Biểu đồ số lao động thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật quý 2-3/2016. Nguồn: Bản tin Cập nhật thị trường lao động.
Bộ GD&ĐT: Trường phải công bố ngưỡng điểm xét tuyển
Sau khi lắng nghe ý kiến của dư luận xã hội và các trường cao đẳng trước dự định bỏ điểm sàn tuyển sinh đại học năm 2017, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết trong thông tư hướng dẫn tuyển sinh sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu bắt buộc các trường phải công khai điểm sàn nhận hồ sơ.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho hay thay vì bộ công bố điểm sàn chung như trước đây thì từ nay các trường tự công bố điểm sàn cho trường mình phù hợp với ngành nghề đa dạng, yêu cầu đảm bảo chất lượng cũng như chiến lược phát triển lâu dài của trường.
Chọn điểm sàn thấp không những không thu hút được thí sinh mà càng khiến cho thí sinh quay lưng. Bộ đang đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng. Thực tế mùa tuyển sinh năm 2016 đã có hơn 30% thí sinh dự thi THPT không có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH.
Theo Bản tin Cập nhật thị trường lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố, quý I/2014 có 162,4 nghìn sinh viên trình độ đại học trở lên thất nghiệp và tăng liên tục những năm sau đó. Tới quý III/2016, số cử nhân thất nghiệp là hơn 202,3 nghìn người.
Theo Lê Hữu Việt - Nghiêm Huê / Tiền Phong
Đại học có chất lượng nên kiểm tra năng lực PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa cho biết kỳ thi đánh giá năng lực sẽ xem thí sinh có năng lực thực sự để học đại học (ĐH) không, chứ không nhằm kiểm tra kiến thức các em đã học ở bậc THPT. PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - trao đổi về kỳ thi đánh giá năng lực....