Thi đua nước rút cho ngày khánh thành
Sau khi tổ máy số 6- tổ máy cuối cùng của Nhà máy thủy điện Sơn La lắp đặt, chạy thử và chính thức phát điện hòa vào lưới điện quốc gia (tháng 9.2012), đến thời điểm hiện nay, toàn thể 365 CBCN Cty thủy điện Sơn La đang chạy đua với thời gian, thi đua nước rút hoàn thiện những phần việc cuối cùng và vận hành an toàn, ổn định toàn bộ nhà máy.
Chủ tịch CĐ EVN Trần Văn Ngọc (thứ tư, trái sang) thăm hỏi, động viên CN Nhà máy TĐ Sơn La. Ảnh: H.Q
Tất cả để chuẩn bị cho lễ khánh thành công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á này vào ngày 21.12.2012 – ngày kỷ niệm 58 năm truyền thống ngành điện.
Phát 11,8 tỉ kWh điện, nộp ngân sách hơn 1.200 tỉ đồng
Từ ngày 20-22.11, Chủ tịch CĐ Điện lực VN (CĐ EVN) kiêm Phó ban chỉ đạo “Phong trào thi đua liên kết xây dựng Nhà máy TĐ Sơn La” Trần Văn Ngọc đã dẫn đầu đoàn công tác của CĐ EVN đến Nhà máy thủy điện Sơn La (xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) kiểm tra công tác thi đua khen thưởng, động viên CNLĐ chuẩn bị cho ngày khánh thành nhà máy. Báo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Cty thủy điện Sơn La (Cty TĐSL) Hoàng Trọng Nam cho biết: “CBCN Cty đã triển khai công tác giám sát vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng và công tác đồng bộ thiết bị vật tư cho toàn bộ dự án đạt hơn 72.000 tấn thiết bị, đảm bảo an toàn tuyệt đối, góp phần đảm bảo tiến độ lắp đặt thiết bị và phát điện vượt tiến độ các tổ máy. Quan trọng nhất là vận chuyển 6 máy biến áp 500kV trọng lượng 280 tấn/ 1 MBA; vận chuyển 6 bánh xe công tác trọng lượng 210 tấn/1 bánh xe; vận chuyển 6 trục tuabin trọng lượng 110 tấn/1 trục”. Theo GĐ Hoàng Trọng Nam, tính đến ngày 15.11.2012 (sau 3 năm kể từ khi phát điện tổ máy số 1) Nhà máy thủy điện Sơn La đã phát được hơn 11,8 tỉ kWh điện, nộp ngân sách nhà nước tổng cộng là 1.281 tỉ đồng.
Chủ tịch CĐ Cty TĐSL Nguyễn Thanh Sơn thì cho biết, tổng số CBCNV của Cty hiện nay là 365 người, trong đó LĐ nữ có 67 người. Từ khi thành lập trên cơ sở tách ra từ Ban QLDA thủy điện Sơn La (tháng 2.2011) đến nay, Cty TĐSL đã được sự quan tâm, tạo điều kiện và sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn EVN và địa phương. Sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV trong Cty hưởng ứng phong trào thi đua đã đạt kết quả. Điều đặc biệt quan trọng là toàn bộ tập thể CBCNV Cty thủy điện Sơn La đã được đào tạo, trưởng thành từ thực tế công trình, thấu hiểu cặn kẽ về cấu tạo, nguyên lý làm việc và thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng của từng loại thiết bị, hệ thống công nghệ… để đủ sức vận hành an toàn, ổn định toàn bộ nhà máy.
Video đang HOT
Công nhân đã làm chủ công nghệ
Kỹ sư Nguyễn Hữu Đức – Trưởng phòng kỹ thuật Cty TĐSL – khẳng định: Trong quá trình xây dựng nhà máy, các kỹ sư, CN Việt Nam đã có thể thay thế hoàn toàn các chuyên gia nước ngoài. Đặc biệt, trong việc phối hợp các đơn vị thi công, nhà thầu lập các phương án xử lý khiếm khuyết trong quá trình lắp đặt, nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế phê duyệt, NLĐ Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn. Theo KS Đức, đội ngũ kỹ sư của Cty đã tự tập các phương án sửa chữa lớn, trung tu, đại tu, xử lý sự cố của toàn bộ thiết bị, công nghệ của nhà máy. Trong đó, đã thực hiện thành công chương trình trung tu sau 8.000 giờ vận hành các tổ máy số 1, 2, 3 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ đề ra, đồng thời thực hiện tiểu tu sau 4.000 giờ vận hành các tổ máy số 3, 4 khắc phục được các khiếm khuyết của thiết bị, góp phần vận hành an toàn, liên tục các tổ máy…
Cùng với công tác thi đua trên công trình, Ban GĐ và CĐ Cty đã quan tâm đến đời sống của CBCNV trong Cty cả về vật chất cũng như tinh thần, tạo động lực cho toàn thể CBCNV trong Cty phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Giám đốc Hoàng Trọng Nam cùng CĐ đã rất nhiều lần đứng ra làm chủ hôn cho CNLĐ của Nhà máy thủy điện Sơn La. Chủ tịch CĐ Cty Nguyễn Thanh Sơn thì “bật mí”: “Mỗi năm tại Cty có tới hàng chục đám cưới. Anh chị em lên Mường La thi công, công tác rồi họ bén duyên với đất mới, sinh cơ lập nghiệp, gắn bó hẳn với mảnh đất vùng cao.
Làm việc với CBCNV nhà máy, Chủ tịch CĐ EVN Trần Văn Ngọc đã ghi nhận những hoạt động của CĐ và lãnh đạo Cty góp phần tổ chức tốt các hoạt động văn thể mỹ nhằm nâng cao tinh thần làm việc cho CBCN tại vùng sâu, vùng xa. CĐ Cty tổ chức tốt các hội thi ATVSLĐ lần đầu tiên (năm 2012) nhằm nâng cao nhận thức về an toàn cho NLĐ của nhà máy. Chủ tịch CĐ EVN cũng lưu ý tập thể CBCNV Cty TĐSL cần tập trung cao độ, để hoàn thành các hạng mục còn lại của công trình, vận hành toàn bộ nhà máy, đảm bảo tốt nhất để chuẩn bị khánh thành nhà máy vào 21.12.2012.
Thông số chính của Nhà máy thủy điện Sơn La
- Công suất phát điện: 2.400MW, bao gồm 6 tổ máy.
- Thiết bị công nghệ được lắp đặt: 72.400 tấn.
- Lưu lượng nước lớn nhất qua các tổ máy: 573,00m3/s.
- Đập dâng bêtông trọng lực, chiều cao lớn nhất: 138,1m; mực nước dâng bình thường: 215m; mực nước chết: 175m.
- Công trình xả lũ có lưu lượng xả cao nhất: 34.780m3/s;
- Dung tích hồ chứa: 9.62 tỉ m3; diện tích mặt hồ: 224km2; dung tích phòng lũ: 4 tỉ m3. (Nguồn: Cty thủy điện Sơn La)
Theo laodong
Dân "tố" đơn vị thi công nổ mìn làm hỏng nhà
Cho rằng việc nổ mìn của đơn vị thi công kênh dẫn dòng của Nhà máy thủy điện Sêrêpôk 4A khiến nhà cửa bị nứt nẻ, nguy cơ đổ sập, cuốc sống đảo lộn nên hàng chục hộ dân buôn Ea Mar, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) đã "tố" đơn vị này.
Theo phản ánh của người dân, sự việc trên xảy ra đã 3 tháng nay, nhiều lần đã làm đơn gửi đến ban ngành chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Ngoài ra, vào thời điểm khoảng 11h trưa và 5h chiều, dân cư trong vùng vô cùng khổ sở do khói bụi từ việc nổ mìn của đơn vị thi công cuồn cuộn thổi vào nhà, vào vườn gây ảnh hưởng cuộc sống và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Văn Thịnh (48 tuổi, buôn Ea Mar) cho biết, căn nhà anh hoàn thành xây dựng vào tháng 8/2011, kích thước tường dày hơn 20cm nhưng 3 tháng trở lại đây tự dưng trên mặt tường, điểm giáp ranh phần mái bê tông với tường đều xuất hiện vết nứt nẻ, trong đó có nhiều vết nứt như bị xé dài, đan xen chằng chịt. Anh Thịnh bức xúc: "Cứ đến giờ đơn vị thi công kênh dẫn dòng của Nhà máy thủy điện Sêrêpôk 4A nổ mìn cảm giác ngôi nhà tôi bị rung dữ lắm, các bóng điện rơi xuống vỡ nát, vật dụng trong nhà xô vào nhau...".
Một trong nhiều vết nứt nẻ tại nhà anh Thịnh.
Còn anh Nguyễn Đình Thịnh (30 tuổi) - một hộ dân cũng có nhà bị nứt nẻ do sống gần khu vực thi công nổ mìn - phản ánh: "Khi người ta nổ mìn tôi có cảm giác nhà như muốn sập, vợ con tôi đều chạy ra ngoài vườn đứng, rung quá mà thằn lằn đang bò cũng rơi xuống đất. Trên tường nhà bây giờ xuất hiện nhiều vết nứt ngang, dọc, nền nhà lót gạch men cũng bị tương tự".
Anh Nguyễn Đình Thịnh (30 tuổi) bức xúc chỉ vào vết nứt trên tường nhà mình.
Trong khi đó chị Nguyễn Thị Chính (39 tuổi) - hoàn cảnh mẹ góa con côi, tích cóp cả đời xây dựng được một căn nhà, nay tự dưng căn nhà bị nứt nẻ khiến cuộc sống gia đình khốn đốn. Chị Chính ấm ức nói: "Cứ đến chiều khi họ đang nổ mìn, nhà cứ rung ầm ầm mà hai mẹ con tôi đi làm về không dám bước vào nhà. Nếu cứ tiếp diễn tôi lo căn nhà sẽ bị sập trong nay mai thì mẹ con tôi không biết ngụ ở đâu".
Nguyễn Thị Chính (39 tuổi) lo sợ căn nhà chị sẽ bị đổ sập từ các vết nứt trên tường.
Có mặt khảo sát tại hiện trường, ông Nguyễn Văn Duyện, Phó phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Buôn Đôn cho biết nguyên nhân nứt nẻ nhà của các hộ dân buôn Ea Mar cần được giám định của các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, theo ông Duyện vết nứt tại nhà anh Nguyễn Văn Thịnh là những vết nứt ngang nên có thể khẳng định là do tác động từ việc nổ mìn.
Trả lời báo chí về vấn đề trên, ông Phạm Văn Thanh, Phó giám đốc Xí nghiệp 471 - thuộc Công ty TNHH MTV Xây dựng 470, đơn vị thi công đoạn kênh dẫn dòng nước, lại cho rằng: "Đơn vị bắt đầu nổ mìn thi công từ tháng 7/2012, chúng tôi có đầy đủ giấy phép và phương án nổ mình đã được duyệt. Trên thực tế chúng tôi còn nổ mìn dưới mức cho phép, tuy nhiên việc gây ra khói bụi thì không thể tránh khỏi".
Trong khi đó, ông Khuất Văn Sơn - Phó phòng Kỹ thuật Công ty CP Thủy điện Buôn Đôn - chủ đầu tư cho rằng đối với công tác nổ mìn, nếu đơn vị thi công có gây ảnh hưởng đến các khu vực lân cận thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với công tác thực hiện. Về phía chủ đầu tư chỉ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng xác định rõ việc nhà dân nứt nẻ là do công tác nổ mìn hay do chất liệu xây dựng, cũng như mức thiệt hại.
Được biết, nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A có công suất 64MW, do Công ty Cổ phần Thủy điện Buôn Đôn làm chủ đầu tư. Công trình lấy nước trực tiếp từ kênh xả của thủy điện Srêpôk 4. Tuyến kênh dẫn nước đi qua địa phận các xã Ea Wer, Ea Huar và Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Ông Dương Văn Xanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - cho biết về vấn đề dân phản ánh, UBND huyện sẽ chỉ đạo các ngành nghiêm túc kiểm tra, xác minh, nếu đúng trong quá trình thực hiện nổ mìn làm nứt nẻ nhà dân, UBND huyện sẽ chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thống kê cụ thể những hộ có đơn kiến nghị là do nổ mìn làm hư hỏng nhà cửa để thực hiện chi hỗ trợ, chi đền bù cho một số hộ chính đáng theo thỏa thuận giữa hai bên.
Theo Dantri
Nhận diện "thủ phạm" khiến TP.HCM ngập sâu Biến đổi khí hậu, nền đất sụt lún gây triều cường tại TP.HCM ngày một lớn hơn. Nhưng nguyên nhân chính để triều cường mỗi năm đều "xác lập kỷ lục mới" lại do con người. Đợt triều cường giữa tháng 10 tại TP.HCM lập kỷ lục mới với 1,62m, trong khi đó tại Vũng Tàu đỉnh triều chỉ có 1,56m. Con người...