Thi đua khen thưởng kiểu… phát quốc xẻng
Trong danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua (CSTĐ) toàn quốc đợt 3 năm 2013 có 83 cá nhân, trong đó 55 người thuộc khối Bộ, ngành và 28 người thuộc khối địa phương.
(Minh họa: Internet)
Cá nhân duy nhất thuộc khối Bộ, ngành trực tiếp lao động sản xuất là ông Chu Văn Giỏi (công nhân sửa chữa xưởng cơ khí Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam – Bộ Xây dựng). Ngoài ra, 2 chuyên viên còn lại đều là người đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo như Phó Chánh án TAND, Cục trưởng, Phó Viện trưởng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trưởng phòng, Chánh văn phòng… Ở khối địa phương cũng chủ yếu là những người “quyền chức” như Giám đốc và Phó Giám đốc Sở, Phó Chủ tịch UBND… Chỉ có một người không nắm giữ chức vụ quản lý là bà Võ Thị Hạnh (giáo viên Trường THCS Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).
Lật giở lại danh sách đợt 1 và đợt 2 đề nghị phong tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc năm 2013 với hơn 70 cá nhân, cũng khó tìm được cá nhân trực tiếp lao động sản xuất. Trước đó nữa, CSTĐ toàn quốc năm 2012 cũng hầu hết là những người có chức sắc. Năm nay, lại vẫn là tỷ lệ nghịch giữa số người trực tiếp lao động so với người có chức sắc. Đây không phải lần đầu tiên những người trực tiếp lao động sản xuất như công nhân, nông dân vắng bóng trong danh sách CSTĐ toàn quốc.
Thực tế, có nghịch lý về tỷ lệ đó là do quy định CSTĐ toàn quốc thực thi từ nhiều năm qua có nhiều vấn đề bất cập. Theo đó, cá nhân được đề nghị phải vượt qua rất nhiều khâu, cấp xét duyệt, phải đạt các loại danh hiệu khác mà người không có chức sắc, những người lao động trực tiếp ít khi có được. Tiêu chuẩn để xem xét đề xuất Thủ tướng phong tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc trong luật mới vẫn phải bảo đảm 2 lần là CSTĐ cấp bộ, ngành (trong thời gian 6 năm) đã “vô tình” gạt bỏ từ vòng đề cử những người trực tiếp lao động có thành tích xuất sắc.
Thi đua chỉ là một danh hiệu, có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần là chính. Song sự động viên, khích lệ về tinh thần nếu kịp thời, chuẩn xác sẽ không chỉ có ý nghĩa với cá nhân được khen thưởng mà có thể tạo ra một tấm gương, thậm chí một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp. Gần đây, thi đua nhiều khi là cạnh tranh danh lợi, thi đua khen thưởng để phục vụ cho tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm… nên việc quan chức chiếm ưu thế, còn người lao động thực thụ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là điều dễ hiểu. Phần thưởng và tôn vinh đang bị lạm dụng và trục lợi. Cho nên dân gian mới có câu rằng: “Bơ sữa phát từ trên phát xuống, cuốc xẻng phát từ dưới phát lên”. Đó là một thực tế đáng buồn! Và hệ quả là nhiều người dù được “đủn lên” để khen thưởng không xứng đáng, không ai phục, công tác thi đua đã phản tác dụng. Nếu các danh hiệu khen thưởng đa phần thuộc về các quan chức mà cứ bỏ rơi người trực tiếp sản xuất thì sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu để cống hiến của người lao động.
Mới đây, lần đầu tiên TP.HCM thực hiện chương trình bình chọn và tuyên dương “Những gương thầm lặng mà cao cả” vào dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Đó là những cá nhân, tập thể làm nhiều việc có ích cho xã hội, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố.
Video đang HOT
Chương trình này khen người dân, khen những người sản xuất trực tiếp nhiều hơn là khen cán bộ, chức sắc; đặc biệt, họ là những người chưa từng được tuyên dương, khen thưởng. Chủ trương này sẽ có tác dụng rất lớn để đẩy lùi bệnh thành tích, đánh thức đạo đức trong mỗi người; lòng nhân ái, tính hy sinh, tự nguyện tự giác, tự trọng được tôn vinh, làm cho xã hội đẹp hơn. Cũng là để các chức sắc, cán bộ nhìn lại mình mà làm việc cho tốt hơn.
Theo ANTD
"Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng là then chốt"
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội xác định rõ chủ trương này tại hội nghị tổng kết tình hình công tác năm 2013, triển khai trọng tâm công tác năm 2014 về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng của CATP, tổ chức chiều qua, 25-12.
Kèm cặp chiến sỹ Công an nghĩa vụ từ ngày đầu trong lực lượng tại
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ CATP Hà Nội. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Trực tiếp quán triệt đầy đủ đến chỉ huy các đơn vị thuộc CATP những chỉ đạo, nội dung, yêu cầu của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an về công tác xây dựng lực lượng (XDLL), được nêu tại hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69 vừa diễn ra tại Hà Nội; Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã gợi mở nhiều vấn đề và đề nghị các phòng nghiệp vụ CATP, chỉ huy các đơn vị và mỗi cán bộ, chiến sỹ thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, XDLL; nghiêm túc suy nghĩ, tự đề ra những việc nên làm và không nên làm, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn cũng như hình ảnh người chiến sỹ Công an Thủ đô.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 19 địa điểm thuộc CATP, với sự tham dự của các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP; Trưởng các phòng nghiệp vụ, Công an quận, huyện, thị xã, phường, đồn, đội, trạm, thị trấn, và các đồng chí chỉ huy đơn vị phụ trách công tác XDLL. "Hết sức cởi mở, tập trung, thẳng thắn chỉ rõ tồn tại, bất cập, nêu bật được giải pháp khắc phục trong năm công tác 2014", đó là yêu cầu được đồng chí Giám đốc CATP quán triệt trước khi diễn ra hội nghị.
Bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động
Trong báo cáo tóm tắt tổng kết công tác XDLL năm 2013 và chương trình công tác XDLL năm 2014, Thiếu tướng Lưu Quang Hợi - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc CATP nêu rõ, các giải pháp về công tác xây dựng Đảng, XDLL của CATP được nghiên cứu, triển khai nghiêm túc có chất lượng hiệu quả; có chiến lược tổng thể, dài hạn kết hợp với các giải pháp, biện pháp cụ thể, trước mắt bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng, đúng tiêu chuẩn, đúng đối tượng; từng bước loại bỏ những dư luận về tiêu cực xung quanh công tác bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, công tác tuyển sinh, tuyển dụng...
Qua đó kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu, tạo khí thế, động lực thi đua sôi nổi trong toàn lực lượng CATP. Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP đã quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và quản lý chặt chẽ cán bộ chiến sỹ, triển khai các giải pháp phòng chống tiêu cực, hạn chế thấp nhất cán bộ chiến sỹ vi phạm kỷ luật; ngăn ngừa các sai phạm nghiêm trọng. Những kết quả tích cực đã tạo bước chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sỹ CATP, phát huy tinh thần tự giác, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ phục vụ nhân dân, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở Thủ đô...
Thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đưa ra biện pháp khắc phục, Thiếu tướng Lưu Quang Hợi thay mặt Đảng ủy - Ban Giám đốc CATP đã quán triệt những mục tiêu, yêu cầu, cũng như nội dung, biện pháp công tác xây dựng Đảng, XDLL năm 2014. Một trong những mục tiêu, yêu cầu quan trọng đó là xây dựng lực lượng Công an Thủ đô cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh vững vàng. Thực hiện khẩu hiệu hành động "Cán bộ chiến sỹ Công an Thủ đô: Chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả; vì Thủ đô bình yên". Giữ vững cờ của Chính phủ tặng "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua vì ANTQ".
Đổi mới tư duy về công tác cán bộ
Trước khi lắng nghe những ý kiến đóng góp, nhận xét của công an cấp cơ sở và các phòng nghiệp vụ, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã quán triệt đầy đủ chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an 8 vấn đề về công tác XDLL, được nêu tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Xác định công tác xây dựng Đảng, XDLL là then chốt, phải làm thường xuyên, liên tục, đồng chí Giám đốc CATP đề nghị các đơn vị khi được chỉ định phát biểu cần hết sức minh bạch, dân chủ; nêu rõ tồn tại ở từng đơn vị, lĩnh vực, và đưa ra được kiến nghị về công tác xây dựng Đảng, XDLL.
Trong hơn 2 tiếng đồng hồ, gần 10 ý kiến của chỉ huy các đơn vị đã nêu, đánh giá tương đối kỹ những tồn tại, hạn chế của công tác xây dựng Đảng, XDLL. Theo đồng chí Trưởng phòng Công tác Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 - khóa XI được triển khai đã hơn 1 năm, nhưng nhận thức ở một bộ phận cán bộ, chiến sỹ vẫn chưa sâu, vẫn còn hạn chế. Việc dành thời gian, sự quan tâm của cấp ủy, chỉ huy một số đơn vị đối với công tác này chưa nhiều. Từ đó, đồng chí Trưởng phòng Công tác Đảng đề xuất, thời gian tới, CATP cần tổ chức những lớp, buổi quán triệt sâu hơn các nội dung, tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 - khóa XI.
"Làm thế nào để rút ngắn thời gian, thủ tục bổ nhiệm cán bộ chỉ huy công an cơ sở? Tình hình vi phạm của cán bộ, chiến sỹ và giải pháp phòng ngừa"; đó là 2 câu hỏi được Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đặt ra với 2 đồng chí Đội trưởng Đội Quản lý Cán bộ và Đội Bảo vệ chính trị nội bộ, thuộc Phòng Tổ chức cán bộ. Để làm rõ hơn câu hỏi có hay không sự chậm trễ về thủ tục, tiến độ trong bổ nhiệm cán bộ chỉ huy cấp cơ sở, đồng chí Giám đốc CATP đã chỉ định Trưởng CAP Việt Hưng (quận Long Biên), mới được đề bạt, phát biểu ý kiến. Ghi nhận những khó khăn khách quan mà các đội nghiệp vụ của Phòng Tổ chức cán bộ nêu, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung chỉ rõ: "Bộ phận làm công tác cán bộ của thành phố và quận, huyện, thị xã, cũng như chỉ huy đơn vị phải phát huy tính chủ động, bám sát quy trình, quy định đề ra. Trước đó, phải chủ động lựa chọn cán bộ và tổ chức họp bàn. Các phần việc đáp ứng yêu cầu, thủ tục bổ nhiệm phải được tiến hành đồng bộ, không chờ xong phần việc này mới giải quyết yêu cầu, thủ tục khác". Công tác cán bộ được Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung gợi mở và giao nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, phối hợp với Công an quận, huyện, thị xã, phải nhanh chóng xây dựng "bản đồ quy hoạch" cán bộ các đơn vị thuộc CATP, để phục vụ công tác đề bạt. "Bản đồ quy hoạch" vừa thể hiện sự công khai, minh bạch, dân chủ, đồng thời tạo được tinh thần, ý thức tự học, tự làm việc, phấn đấu đối với những cán bộ trong diện quy hoạch.
Nhiều vấn đề, câu hỏi cũng đã được đồng chí Giám đốc đặt ra với các đơn vị về công tác Thi đua khen thưởng, công tác Thanh niên; đó là: làm thế nào để công tác khen thưởng đảm bảo tiêu chí "khen đúng, khen nhanh", nhất là đối với công an cơ sở? Làm thế nào để phong trào Đoàn thu hút đoàn viên thanh niên, và có sự gắn kết với công tác chuyên môn? Những tồn tại ở 2 lĩnh vực này đã được Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung chỉ rõ. Đầu tiên, do cấp ủy, chỉ huy nhiều đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác Đoàn. Và bên cạnh đó, nhiều "thủ lĩnh" Đoàn chưa xây dựng được những phong trào có sức hút đối với đoàn viên, thanh niên, chưa có sự gắn kết hoạt động Đoàn với công tác chuyên môn. Một "điểm nghẽn" trong công tác thi đua, khen thưởng đang tồn tại ở cấp cơ sở, đó là tâm lý "ngại" báo cáo vượt cấp, kể cả trường hợp làm được việc tốt, điều tốt.
Ba đơn vị Công an quận, huyện và Trung đoàn CSCĐ, được đồng chí Giám đốc chỉ định đánh giá những thuận lợi, khó khăn của chủ trương luân chuyển cán bộ từ các phòng nghiệp vụ xuống quận, huyện, thị xã; và công tác quản lý, phòng ngừa cán bộ, chiến sỹ sai phạm. Những kinh nghiệm hay, những đề xuất và khó khăn, tồn tại của từng đơn vị, lĩnh vực đã được người đứng đầu CATP chia sẻ, trao đổi hết sức thắng thắn.
Phải rõ những việc "nên làm - không nên làm"
Những vấn đề lớn của công tác XDLL đã được Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung quán triệt, kết luận hội nghị. Đó là công tác cán bộ; công tác thi đua, khen thưởng; công tác phong trào; cùng một yêu cầu: "Mỗi cán bộ, chiến sỹ phải xây dựng chương trình công tác, trên cơ sở nghiên cứu kỹ chủ trương, chỉ đạo của Bộ Công an và CATP". Đồng chí Giám đốc đề nghị, việc thực hiện chế độ, chính sách, công tác cán bộ phải minh bạch, công khai, dân chủ, để tạo sự đoàn kết ở từng đơn vị cũng như toàn CATP. Về tuyển dụng - đào tạo, cán bộ, chiến sỹ phải liên tục được học tập, đào tạo và chủ động học tập với nhiều hình thức, lớp học.
Việc đề bạt cán bộ chú trọng phát hiện những người có năng lực, hiệu quả công tác cao và có phương pháp công tác. Đối với công tác chính sách, cần đặc biệt quan tâm đến gia đình người có công, cán bộ chiến sỹ có hoàn cảnh khó khăn, bị thương, bị tai nạn, rà soát và đề ra lộ trình xây nhà tình nghĩa liên tục trong các năm tới. Nhấn mạnh một trong những tiêu chí trong khẩu hiệu hành động năm 2014 của CATP, là "kỷ cương"; Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung yêu cầu các phòng nghiệp vụ phối hợp với từng địa bàn nghiên cứu kỹ chỉ đạo, gợi mở của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác xây dựng Đảng, XDLL tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69, để xây dựng bằng được bộ quy định những việc "nên làm và không nên làm" đối với CBCS. Thủ trưởng các đơn vị phải nêu gương giữ nghiêm kỷ cương, có biện pháp kiểm tra, giám sát cán bộ, chiến sỹ thực hiện đúng kỷ cương, và ngược lại, chiến sỹ cũng có thể giám sát cấp trên thực hiện kỷ cương, góp phần tăng thêm sức mạnh của mỗi đơn vị.
Theo ANTD
Hà Nội thu ngân sách đạt 150.200 tỷ đồng Chiều 28-12, báo cáo đánh giá kết quả thu ngân sách năm 2013, ông Phi Vân Tuấn - Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho biết: "Đến ngày 27-12, Cục Thuế đã thu được 150.200 tỷ đồng, đạt 100,3% dự toán". Cục thuế TP Hà Nội vẫn nỗ lực, tiếp tục đôn đốc các khoản thu để phấn đấu đạt 151.120 tỷ...