“Thi đua đóng kịch”: Từ phong trào trở thành ép buộc
Kiêu “ thi đua đóng kịch” của các cơ sở giao duc mà báo Tuổi Trẻ nêu không đúng với chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Hiện tượng nay chỉ xảy ra tại một số cơ sở giáo dục, không phải cơ sở nào cũng có. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý khăng đinh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về vân đê thu hut rât nhiêu sư quan tâm cua ban đoc trong tuân qua, Thứ trưởng Trần Quang Quý chia sẻ:
- Mỗi phong trào thi đua có mục đích, tiêu chí thi đua và đánh giá thi đua cụ thể. Nhưng do ngành giáo dục, với hơn 1,2 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý, gần 17 triệu học sinh, sinh viên từ bậc tiểu học đến đại học, tham gia phong trào thi đua nên việc tuyên truyền, phát động trong toàn ngành để tất cả mọi người hiểu rõ được mục đích phong trào thi đua còn hạn chế. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện có một số cơ sở, địa phương tổ chức triển khai còn tùy tiện không xác định rõ mục tiêu dẫn đến ép buộc, làm mất tính tự giác của các thầy cô và học trò trong tham gia thực hiện phong trào.
* Hiện nay có rất nhiều phong trào, hoạt động được đưa vào nhà trường có thể giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, có những phong trào duy trì hàng chục năm qua như “Kế hoạch nhỏ”. Tuy nhiên, do nhiêu nguyên nhân, hiên nay nhiêu phong trào, hoạt động bị bóp méo, biến tướng. Theo ông, có nên duy trì những hoạt động này không? Nếu có thì cần điều chỉnh từ đâu?
- Các phong trào thi đua trong nhà trường nhìn chung được xây dựng và tổ chức thực hiện với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học; các phong trào “Dạy tốt – học tốt”, “Kế hoạch nhỏ”… đã gắn bó cùng nhà trường và các thế hệ thầy trò hơn nửa thế kỷ qua. Có thể khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của các phong trào trên trong việc đóng góp vào sự phát triển ngành giáo dục nói riêng và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.
“Tránh phát động nhiều phong trào thi đua trong cùng một thời gian và các phong trào thi đua với nội dung quá rộng và chung chung, không gần gũi, khó thực hiện”
Nhưng hiện nay nhà trường, thầy cô giáo và cả phụ huynh học sinh đã bỏ qua việc giải thích cho học sinh ý nghĩa của các phong trào, hoạt động giáo dục, đã không tổ chức được cho học sinh tự nguyện tham gia để qua đó giáo dục học sinh mà chỉ làm sao có kết quả, thành tích để báo cáo. Đây rõ ràng là việc cần phải nghiêm khắc nhìn nhận lại để thay đổi và cần bắt đầu từ nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo. Trước tình trạng nhiều phong trào trong nhà trường bị hình thức hóa, các cấp quản lý cần có văn bản hướng dẫn và triển khai tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng cũng cần được nâng cao để các phong trào thi đua đi vào thực chất.
Video đang HOT
* Về phía trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, cần tiếp tục có chỉ đạo thế nào để khắc phục?
- Bộ GD-ĐT sẽ rà soát và xây dựng các văn bản, hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành, trong đó thống nhất về mục tiêu chỉ đạo như sau:
Phong trào thi đua cần gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tổ chức, nội dung thi đua cần được cụ thể hóa với từng đối tượng, với các tiêu chí được định lượng cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Khen thưởng cần được tổ chức trong môi trường bình đẳng: cán bộ quản lý được đánh giá với cán bộ quản lý trong việc thực hiện vai trò trách nhiệm được giao; giáo viên, giảng viên, người lao động cần được đánh giá theo nhiệm vụ được phân công và lựa chọn khen thưởng theo tiêu chí và trong phạm vi của cá nhân được phân công. Việc đánh giá theo từng đối tượng sẽ làm cho công tác đánh giá được thực hiện dễ dàng hơn, tiêu chí đánh giá sẽ sát thực hơn, đồng thời khuyến khích khen thưởng, động viên người lao động trực tiếp.
Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường công tác khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề (ai làm tốt việc gì khen thưởng việc đó) để công tác khen thưởng thiết thực và hiệu quả hơn; nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giáo viên, giảng viên, công chức toàn ngành trong việc đánh giá, suy tôn và xét khen thưởng; cần lựa chọn tiêu biểu, chú trọng hơn nữa tới công tác tuyên truyền, để những tập thể, cá nhân được khen thưởng có thể ảnh hưởng, nhân rộng trong đơn vị và toàn ngành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai sót đáng tiếc và ảnh hưởng tới hoạt động của ngành, phát hiện kịp thời những điển hình tiên tiến để nhân rộng, nêu gương.
Thư trương Bô GD-ĐT Trân Quang Quy:
Nêp lam thi đua cu
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý – Ảnh: M.Đ.
Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng phần lớn là kiêm nhiệm, không được đào tạo nên không biết cách tổ chức thực hiện phong trào một cách bài bản; chỉ đạo, tổ chức phong trào mang tính hành chính; chưa biết cụ thể hóa các phong trào cho phù hợp với từng đối tượng.
Ví dụ: giáo viên ở các cấp học, nhân viên phục vụ tại các cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý các cấp phải có tiêu chí thi đua khác nhau; mỗi địa bàn, địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau phải có yêu cầu, tiêu chí đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, do nếp làm thi đua cũ còn tồn tại trong cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác thi đua nên dẫn đến hiệu quả của công tác này còn thấp.
Theo Tuoitre
Vì sao "thi đua đóng kịch"?
Chi trong vong hai ngay kê tư bai bao "Thi đua đong kich" đươc đăng (Tuôi Trẻ ngay 6-1), hơn 130 ban đoc đa gưi y kiên bay to sư đông tinh lân bưc xuc. Ban đoc cung ly giai nguyên nhân va đê xuât cac giai phap đê "cơi troi" cho giao viên va hoc sinh khoi nôi khô thi đua.
Ảnh minh họa
* Gần 30 năm làm nghề gõ đầu trẻ, trong từng ấy thời gian tôi đã cảm nhận được rất nhiều điều nghịch lý trong giáo dục: áp đặt và hình thức! Là giáo viên ai cũng biết điều đó nhưng vẫn tung hô hoặc lặng im chấp nhận vì miếng cơm manh áo. Xin được cảm ơn tác giả bài báo đã nói lên những bất cập đã tồn tại từ rất lâu trong ngành giáo dục. Mong lắm một sự thay đổi để người thầy được toàn tâm toàn ý vì học sinh khi đến lớp, chứ không phải bận lòng vì những quy định, ràng buộc thoạt nghe rất hay nhưng cực kỳ phi lý. long851703@...
* Điều quan trọng là ai cũng biết, từ lãnh đạo cấp trên chạy dài xuống dưới. Biết thì biết vậy nhưng có cải tổ được đâu. Trương Văn Đẹp
* Năm nay trường tôi đăng ký trường chuẩn quốc gia, thầy hiệu trưởng yêu cầu bài kiểm tra không được có bài điểm yếu, kém. Trong khi trường tôi là trường vùng ven, học sinh học lực yêu, không it em hạnh kiểm yếu. Việc làm này đúng hay sai? Đào Văn Ngay
* Học sinh, sinh viên muốn đánh giá được chất lượng phải thi, giáo viên muốn được công nhận dạy giỏi cũng phải thi, các cấp quản lý giáo dục cũng phải thi thành tích với nhau. Tất cả đều phải thi. Công tác quản lý chất lượng dạy và học không được quản lý hiệu quả, chỉ toàn quản lý trên giấy với các khuôn mẫu được quy định sẵn. Hoàng Nguyễn (giangnh@...)
* Một thầy giáo, cô giáo mới chân ướt chân ráo ra trường, đang còn là tập sự nhưng cô hiệu phó phán: "Các em mới vào trường cũng phải có sáng kiến kinh nghiệm"! Thử hỏi cô, thầy ấy mới ra trường và công tác được ba tháng lấy đâu ra kinh nghiệm thực tế? Và kinh nghiệm rút ra từ cái gì khi họ đang đi học việc?
Rồi nữa, mỗi một thầy, cô giáo năm nào cũng phải có sáng kiến kinh nghiệm riêng cho mình sau một năm giảng dạy. Nhưng khổ nỗi sáng kiến đó làm sao áp dụng cho một năm mà có kết quả liền, và ban kiểm chứng lấy cơ sở nào để xét? Toàn là đạo sáng kiến. Nhưng thông lệ đó mãi không thể xóa được.
Không muốn thi đua
Tôi cũng như rất nhiều người cảm thây công tác thi đua về mặt mục tiêu và bản chất là rất tốt, cần duy trì để tạo ra giá trị vật chất lẫn tinh thần cho xã hội. Song tôi cũng vô cùng bức xúc và trăn trở bởi việc xét thi đua bây giờ đã nhuốm màu tiêu cực ngay từ việc đặt ra tiêu chí, việc nhìn nhận sự việc hình thức thiếu bản chất, có dấu hiệu tung hô, thổi phồng nếu được lòng lãnh đạo, hoặc đổi chác một cái gì đó... Từ đó làm mất đi sự trong sáng, mất đi giá trị thực, mất đi niềm tin trong xã hội. Vì thế mà nhiều người lao động không muốn thi đua
Theo TTO
Phụ huynh, học sinh cũng bị cuốn vào thi đua Cha mẹ học sinh nào cũng muốn con em mình học giỏi, còn học khá là chưa đạt! Danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc đang bị lạm phát trong nhà trường. Ảnh minh họa Danh hiệu học sinh tiên tiến bi bỏ qua. Ma học sinh giỏi nhiều khi cũng không ăn thua, phải là học sinh giỏi toàn diện...