Thi đua ‘Dạy tốt, học tốt’ ở Trường THCS thị trấn Hà Trung
Với sự năng động, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm của các thầy, cô giáo cùng tinh thần hiếu học của các em học sinh, nhiều năm qua, các thế hệ thầy, trò Trường THCS thị trấn Hà Trung luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua ‘Dạy tốt, học tốt’ và đạt nhiều thành tích đáng tự hào.
Học sinh Trường THCS thị trấn Hà Trung trong ngày tựu trường năm học 2022-2023.
Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” với mục tiêu khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo của giáo viên và học sinh; tổ chức lớp học, khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học. Phong trào cũng là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ mục tiêu, ý nghĩa trên, để phát huy hiệu quả phong trào, trong những năm gần đây, Ban Giám hiệu Trường THCS thị trấn Hà Trung đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, cải tạo cảnh quan môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy, học sinh học tập và rèn luyện. Cùng với đó, ban giám hiệu nhà trường phát động sâu rộng nhiều đợt thi đua với các nội dung, như: Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, gắn với việc sử dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm; áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, nâng cao chất lượng bài giảng… Đồng thời, chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, kế hoạch năm học… Cô giáo Phạm Thị Bích Huệ, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Hà Trung chia sẻ: Với phương châm lấy sự hài lòng của phụ huynh và sự tiến bộ của học sinh làm thước đo hiệu quả công việc, đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường THCS thị trấn Hà Trung luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, khơi dậy ý chí vươn lên học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp trong mỗi học sinh. Qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
Để “gặt hái” thành quả trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, Trường THCS thị trấn Hà Trung luôn quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giàu trí tuệ, giỏi chuyên môn và tâm huyết với nghề. Theo đó cùng với việc khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như khơi dậy lòng đam mê, nhiệt huyết trong mỗi giáo viên, nhà trường luôn coi trọng việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực. Trong mỗi tiết dạy, ban giám hiệu nhà trường luôn yêu cầu giáo viên phải biết khích lệ tinh thần học tập chăm chỉ, cần cù, sáng tạo của học sinh. Đồng thời, chú trọng siết chặt kỷ luật, kỷ cương trường, lớp, gắn trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Từ nội dung cốt lõi của phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” cùng cách làm năng động, sáng tạo, linh hoạt của nhà trường, mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường luôn tích cực trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm. Mỗi học sinh hình thành cho mình ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện. Nhờ đó kết quả giáo dục của nhà trường không ngừng nâng cao qua từng năm học. 2 năm học vừa qua, nhà trường vừa triển khai các phong trào thi đua của ngành, kế hoạch năm học, vừa thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, song với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể giáo viên và học sinh Trường THCS thị trấn Hà Trung đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong mọi mặt hoạt động, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn. Những năm gần đây, qua đánh giá, xếp loại hằng năm, nhà trường có trên 65% học sinh xếp học lực khá, giỏi; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường THPT công lập đạt trên 82%; có từ 25 đến hơn 30 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh. Tính riêng năm học 2021-2022, nhà trường có 37 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện và 7 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, tăng 3 giải so với năm học trước. Trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9, năm học 2021-2022, học sinh nhà trường đạt 7 giải các môn văn hóa cấp huyện; 1 giải nhì và 1 giải ba môn Địa lý cấp tỉnh, 3 giải Tin học trẻ cấp tỉnh; 1 giải khuyến khích Cuộc thi viết thư quốc tế UPU cấp tỉnh…
Video đang HOT
Cùng với kết quả của phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, thời gian qua, thầy, trò Trường THCS thị trấn Hà Trung cũng đã quan tâm thực hiện nghiêm túc phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả của các phong trào này là những bồn hoa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường luôn xanh tốt, cảnh quan nhà trường xanh – sạch – đẹp… Ngoài ra, Trường THCS thị trấn Hà Trung đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động lồng ghép trong giờ học chính khóa… giúp các em phát triển toàn diện.
Thành tích đạt được của Trường THCS thị trấn Hà Trung trong những năm học qua là rất đáng tự hào, song theo cô Phạm Thị Bích Huệ, hiệu trưởng nhà trường, trong giai đoạn tới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra yêu cầu thầy và trò nhà trường phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu không ngừng mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Theo đó, trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, thầy và trò nhà trường sẽ nỗ lực hơn nữa vượt qua mọi khó khăn, thử thách xây dựng khối đoàn kết vững mạnh, đưa phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trở thành động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Qua đó, từng bước xây dựng Trường THCS thị trấn Hà Trung thực sự là “địa chỉ tin cậy” đối với các bậc phụ huynh, nơi ươm mầm tài năng, chắp cánh ước mơ cho các em học sinh, xứng đáng với niềm tự hào, tin yêu của các cấp lãnh đạo và các tầng lớp Nhân dân.
Bảo đảm cơ sở vật chất cho năm học mới
Cơ sở vật chất trường, lớp học là một trong những yếu tố có tính quyết định sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Với vai trò, ý nghĩa đó, nhiều năm qua, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đã được ngành giáo dục, chính quyền các địa phương quan tâm thực hiện thông qua xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp - an toàn từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.
Năm học 2022-2023 Trường Tiểu học Bình Minh (thị xã Nghi Sơn) được đầu tư xây dựng 12 phòng học và phòng chức năng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Ảnh: P.S
Tăng cường đầu tư
Trường Tiểu học Ái Thượng (Bá Thước) hiện có 18 lớp học với tổng số 475 học sinh học tại 3 khu (1 khu chính và 2 khu lẻ Vèn và Cón). Theo kế hoạch, trong năm học 2022-2023 nhà trường sẽ được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng mới 10 phòng học văn hóa và 4 phòng học bộ môn. Thầy giáo Nguyễn Văn Dương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ái Thượng, cho biết: Sau khi được đầu tư xây dựng thêm 10 phòng học và 4 phòng bộ môn, nhà trường sẽ chấm dứt tình trạng thiếu phòng học, đủ điều kiện để dồn các khu lẻ về khu chính cũng như bảo đảm các tiêu chí để công nhận lại trường chuẩn quốc gia. Cũng theo thầy Dương, trước khi bước vào năm học mới 2022-2023, nhà trường đã được huyện đầu tư trang cấp 20 máy vi tính phục vụ công tác giảng dạy và học tập, đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Là xã khó khăn nhất của huyện Thạch Thành, thế nhưng, nhiều năm nay với sự quan tâm của chính quyền địa phương, ngành giáo dục cùng sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, diện mạo các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn xã Thành Yên ngày càng khang trang, sạch đẹp. Theo đại diện lãnh đạo Trường Tiểu học Thành Yên, những năm gần đây, nhà trường đã được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình như chỉnh trang khuôn viên sân trường theo hướng xanh - sạch - đẹp - an toàn, thân thiện; cải tạo lại phòng học cũ; nâng cấp các công trình phụ trợ... bảo đảm tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Hiện, nhà trường đang được đầu tư thêm 8 phòng học và phòng chức năng theo đúng chuẩn mới. Kết quả này đã góp phần tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
ể bảo đảm trường, lớp cho năm học mới, việc chỉnh trang khuôn viên, sửa chữa, xây mới cơ sở vật chất, mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập được các đơn vị trường trên địa bàn thị xã Nghi Sơn triển khai thực hiện ngay khi kết thúc năm học 2021-2022. Ngoài sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục nhỏ, như bổ sung bàn ghế, trang trí các phòng học, nhiều trường đã huy động hàng tỷ đồng từ ngân sách địa phương cũng như xã hội hóa đầu tư xây mới phòng học, nhà hiệu bộ, khuôn viên sân trường, như Trường Tiểu học Trường Lâm, Mầm non Hải Thanh, THCS Hải Bình, Tiểu học Bình Minh... Cô giáo Phạm Thị Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh, phấn khởi cho hay: Trong năm học này, nhà trường sẽ đưa vào sử dụng khu nhà lớp học mới 3 tầng với 12 phòng học và phòng chức năng với tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Đây là điều kiện để nhà trường tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Tại huyện Như Thanh, để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới 2022-2023, từ nhiều nguồn vốn khác nhau huyện đã đầu tư xây mới 50 phòng học, 8 nhà hiệu bộ, 1 nhà lớp học bộ môn 3 tầng 9 phòng, 4 bếp ăn, 8 nhà vệ sinh; nâng cấp, sửa chữa 20 phòng học và nhiều công trình khác với tổng kinh phí gần 90 tỷ đồng.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 25.000 phòng học kiên cố ở các cấp học đạt tỷ lệ 89%. Trong đó, cấp mầm non có 6.904 phòng (đạt 85,2%); cấp tiểu học có 9.637 phòng (đạt 86,25%); cấp THCS có 5.891 phòng (đạt 95,68%); cấp THPT có 2.605 phòng (đạt 94,07%). Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ năm học mới 2022-2023, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị, trường học tập trung rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học, ưu tiên các hạng mục công trình như phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch,... bảo đảm khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư mua sắm thiết bị triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025, trong đó: Đầu tư trang thiết bị phòng dạy học ngoại ngữ hiện đại cho 27 trường THPT để xây dựng trường điển hình về dạy học ngoại ngữ (mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng cho 1 trường THPT); đầu tư trang thiết bị tối thiểu phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ cho 1.289 trường phổ thông còn lại trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí khoảng 78.237 tỷ đồng...
Vẫn còn nhiều khó khăn
Thống kê của ngành chức năng cho thấy, trong số 28.200 phòng học ở các cấp học trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng 3.200 phòng học bán kiên cố, phòng học mượn, phòng học tạm. Nếu so với nhu cầu thực tế, toàn tỉnh thiếu khoảng 2.130 phòng học chủ yếu ở bậc học mầm non và tiểu học. Đặc biệt việc thiếu phòng học bộ môn đang là trăn trở của các nhà trường khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Một ví dụ cụ thể là cấp tiểu học, toàn tỉnh có 603 trường, nhưng hiện nay mới có 356 phòng học tin học, 256 phòng học ngoại ngữ, 260 phòng học nghệ thuật, 251 phòng học âm nhạc. Đối với cấp THCS, toàn tỉnh có 618 trường THCS và trường TH&THCS, nhưng hiện nay mới có 585 phòng học tin học, 307 phòng học ngoại ngữ, 453 phòng học vật lý, 411 phòng học hóa học, 220 phòng học sinh học, 185 phòng học công nghệ, 325 phòng học âm nhạc. Đối với cấp THPT, toàn tỉnh có 99 trường THPT, nhưng hiện nay mới có 60 phòng học ngoại ngữ, 74 phòng học vật lý, 73 phòng học hóa học, 51 phòng học sinh học, 29 phòng học công nghệ, 9 phòng học âm nhạc.
Để khắc phục tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học trên địa bàn tỉnh nói chung, khu vực khó khăn nói riêng trong những năm qua Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tranh thủ các nguồn vốn, hỗ trợ đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Đơn cử như trong giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trường học, kể cả xã hội hóa trên địa bàn toàn tỉnh ướt đạt 1.400 tỷ đồng, trong đó, chương trình Trái phiếu Chính phủ là 524 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này, nhiều trường học đã được đầu tư các hạng mục phòng, lớp học, nhà hiệu bộ, trang thiết bị giáo dục... theo hướng khang trang, hiện đại. Đơn cử như, toàn tỉnh đã xây dựng 26 trường THPT đạt chuẩn quốc gia với tổng kinh phí 173 tỷ đồng; trang bị đồ dùng dạy học cho 24 trường THPT với kinh phí 16 tỷ đồng; xây nhà ở nội trú cho 32 trường với tổng kinh phí 151 tỷ đồng; đầu tư xây dựng 189 phòng học cho các trường mầm non, tiểu học thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn từ nguồn Trái phiếu Chính phủ... Ngoài ra, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, trong năm học 2020-2021, đối với lớp 2 và lớp 6 trong năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học cho các nhà trường với tổng kinh phí khoảng 275 tỷ đồng.
Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nhiều năm qua, ngành giáo dục, chính quyền các địa phương không ngừng khuyến khích, huy động các nguồn lực, nguồn vốn trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư dưới nhiều hình thức như góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng... để góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Hiện nay, toàn tỉnh đã có khoảng 70 dự án xã hội hóa giáo dục được chấp thuận chủ trương đầu tư với mức vốn đăng ký lên tới hơn 4.291 tỷ đồng.
Từ kết quả đạt được cùng quan điểm chỉ đạo sát sao, tin rằng trong năm học mới 2022-2023 ngành giáo dục, chính quyền các địa phương và mỗi đơn vị trường sẽ nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn, sử dụng, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, cân đối, bố trí ngân sách địa phương và huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT tỉnh nhà trong giai đoạn tới.
Lễ khai giảng sớm tại điểm trường khó khăn nhất ở Đắk Nông Ngành giáo dục đã tổ chức khai giảng năm học mới cho 170 em học sinh bậc tiểu học ở vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Nông. Sáng 4-9, trường Tiểu học La Văn Cầu đã tổ chức lễ khai giảng cho gần 170 học sinh tại phân hiệu cụm dân cư số 8, xã Đắk R'măng, huyện Đắk Glong (Đắk Nông). Học...