Thi đỗ thủ khoa chỉ với… 50 nghìn đồng
Hành trình đi thi đại học chỉ với 50 nghìn đồng trong túi, cô học trò nghèo Nguyễn Thị Quyên đã đỗ 2 trường đại học và trở thành thủ khoa của trường ĐH Kinh tế quản trị Kinh doanh Thái Nguyên. Sau 2 ngày thi trở về, Quyên vẫn còn giữ nguyên 50 nghìn đồng trong túi để gửi lại bố mẹ.
Mấy ngày nay, người dân xóm Chùa, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) đi đến đâu cũng tự hào khoe về thủ khoa của xóm nghèo. Quyên trở thành thủ khoa của ĐH Kinh tế Quản trị Kinh doanh (ĐH KTQTD) Thái Nguyên với số điểm 24,5 (khối D1) và đỗ vào ĐH Bách Khoa HN với số điểm 23,5. Số điểm của Quyên không phải là tuyệt đối, nhưng hành trình Quyên “chinh phục” giấc mơ ĐH là sự nỗ lực vượt bậc chiến thắng số phận và cái nghèo.
Hai bịch sữa tươi và 50 nghìn đồng
Men theo con đường làng hun hút, chúng tôi tìm đến nhà thủ khoa Nguyễn Thị Quyên. Dù đường vào ngoắt nghoéo nhưng đến đâu chúng tôi cũng được dân làng chỉ dẫn nhiệt tình: “Ai chứ, nhà con bé Quyên thì chúng tôi lạ gì, nó vừa đỗ thủ khoa đấy” – một người hàng xóm tự hào khoe. Đến thăm gia đình Quyên vào đúng giờ cơm trưa, cả nhà Quyên đang vui vẻ trò chuyện bên mâm cơm chỉ có hai món là… cơm trắng với muối vừng. Căn nhà đơn sơ tưởng chừng như không có một tài sản vật chất gì có giá trị. Có lẽ tài sản quý giá nhất trong ngôi nhà này chính là những tấm bằng khen, giấy khen của hai chị em Quyên.
Tiếp chuyện chúng tôi, cô Dương Thị Chung, mẹ Quyên xúc động khóc trong niềm tự hào khi nói về con gái: “Có ai đi thi trong túi chỉ có 50 nghìn đồng như nó. Trước khi Quyên đi thi, vợ chồng tôi quyết định bán cây xoan trước ngõ để có tiền cho con lên thành phố, ai ngờ thi xong hai ngày, nó về đưa lại mình đúng 50 nghìn”.
Nói về “hành trình” cùng 50 nghìn đồng của mình, Quyên hào hứng kể: “Lên thành phố, cái gì cũng đắt đỏ, tốn kém nhưng may có tấm lòng hảo tâm của nhiều người đã giúp đỡ, ở miễn phí, lại được ăn trong chùa nên không tốn kém. Ngoài ra, chị em em không chi tiêu thêm bất cứ khoản gì. Trước khi đi, em cũng được mẹ mua thêm cho hai hộp sữa tươi để mang theo rồi”.
Trong câu chuyện kể, cô thủ khoa Nguyễn Thị Quyên không hề lộ nét buồn khi thiệt thòi hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa. Đối với Quyên, được đi học đã là một điều may mắn: “Nhà em bữa ăn còn lo từng ngày nên em chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện học thêm. Từ bé đến giờ em được đi học chính quy là nhờ vào học bổng và chính sách miễn giảm học phí dành cho hộ nghèo”.
Video đang HOT
Thủ khoa có được làm sinh viên?
Gia đình Quyên thuộc gia đình đặc biệt khó khăn của xã vùng sâu thuộc huyện Phổ Yên, Thái Nguyên. Bố mẹ Quyên đều làm việc thuần nông, cả nhà chỉ trông vào 4 sào ruộng bạc màu. Bố Quyên mắc bệnh thần kinh nên mất sức lao động. Để có thêm thu nhập cho gia đình, mẹ Quyên phải làm thêm nghề thu nhặt phế liệu. Để phụ giúp bố mẹ có thêm tiền trang trải, ngoài giờ học trên lớp, Quyên vẫn tranh thủ đi nhổ cỏ thuê, dọn nhà hay dọn vệ sinh cho một số gia đình.
Việc Quyên đỗ đại học, lại trở thành thủ khoa là niềm tự hào với không chỉ gia đình em mà còn với cả xóm Chùa nghèo vốn chỉ quen với đồng ruộng, với thu nhăt phế liệu. Nhưng niềm vui bất ngờ đến lại mang theo nỗi lo toan phía trước. Tâm sự về chuyện học tập sắp tới của Quyên, cô Chung nói trong những giọt nước mắt buồn – vui lẫn lộn, tự hào đấy để rồi lại tủi phận: “Chúng tôi mừng lắm, tự hào lắm nhưng lại thấy mình như bất lực. Đứa lớn nhà tôi vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm ra trường. Nó cung được bằng giỏi nhưng giờ vẫn thất nghiệp. Nay lại thêm cái Quyên đi học xa nhà, chúng tôi lấy đâu ra tiền cho con ăn học bây giờ? “.
Món vay nợ tiền trợ cấp cho học sinh nghèo đang ngày một lớn dần mà gia đình Quyên chưa có khả năng chi trả, nay lại thêm những lo toan chuẩn bị cho 4 năm đèn sách của tân thủ khoa, bố mẹ Quyên cảm thấy mình gần như kiệt quệ. Tài sản gia đình Quyên không có đủ thứ gì để bán đi được nữa. Con đường học tập là cách nhanh nhất để thoát khỏi cái nghèo nhưng với tân thủ khoa Nguyễn Thị Quyên, chặng đường vẫn còn lắm gian truân phía trước.
“Hoàn cảnh gia đình khó khăn, có lúc em cũng thấy nản nhưng nghe mẹ động viên lại thấy mình càng phải cố gắng hơn. Khi chưa đi học cứ nghĩ là sinh viên thật thích, nhưng bây giờ em thấy sao con đường trở thành sinh viên còn nhiều khó khăn quá”, Nguyễn Thị Quyên thật thà chia sẻ suy nghĩ của mình.
Theo khám phá
Chông chênh ước mơ của á khoa ĐH Bách khoa HN
"Ước mơ của em là trở thành kỹ sư điện tử viễn thông nhưng bố mẹ em lại khuyên em học Học viện Quân y để đỡ chi phí học tập vì nhà em khó khăn quá...", Nguyễn Văn Hoàng - á khoa ĐH Bách khoa Hà Nội mùa tuyển sinh 2012 tâm sự.
Nguyễn Văn Hoàng (lớp 12T7, Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) là một trong 3 học sinh ở Nghệ An cùng đạt danh hiệu Á khoa của ĐH Bách khoa Hà Nội trong kỳ thi ĐH năm nay với 28 điểm (đã làm tròn) trong đó Toán: 10, Lý: 9,25 và Hóa 8,5.
Á khoa quê nghèo
Mấy ngày nay, ngôi nhà cấp 4 bé nhỏ của anh Nguyễn Văn Trúc và chị Nguyễn Thị Nga ở xóm 8, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) rộn lên với niềm vui cậu con trai đỗ á khoa ĐH Bách khoa Hà Nội. Đó cũng là thành tích mới nhất trong bảng thành tích học tập đáng nể của cậu học trò nghèo Nguyễn Văn Hoàng.
Nguyễn Văn Hoàng đỗ á khoa ĐH Bách khoa Hà Nộivới 28 điểm.
Sinh năm 1994 trong gia đình nghèo, bố mẹ lam lũ làm 8 sào ruộng nên từ nhỏ Nguyễn Văn Hoàng đã quen với cảnh thiếu thốn. Sau mỗi vụ mùa, bố Hoàng lại tranh thủ đi bốc vác, ai thuê gì làm cái đó để kiếm thêm ít tiền về nuôi con ăn học. Hiểu hoàn cảnh gia đình, Hoàng luôn quyết tâm phải học thật giỏi. Từ những năm học cấp 1, Hoàng đã yêu thích giải những bài Toán trên ở tạp chí Toán tuổi thơ. Nhà nghèo, nên mỗi lần nhận phần thưởng khi giải những bài toán trên báo, Hoàng bảo bố mẹ dành số tiền ít ỏi đó để mua thêm sách vở, bút viết cho mình. Sau những giờ học trên lớp, Hoàng lại về nhà vừa phụ giúp bố mẹ làm ruộng, vừa tranh thủ học bài những lúc rảnh rỗi.
Sự chăm chỉ, chịu khó và tố chất thông minh đã giúp Hoàng luôn đạt kết quả cao trong học tập. Từ lớp 1 đến lớp 9, Hoàng là học sinh giỏi cấp trường,em từng giành giải ba Toán cấp tỉnh năm lớp 5, giải nhì huyện lớp 8 và giải nhất Toán tỉnh năm lớp 9. Năm lớp 9, Hoàng tham gia vòng chung kết Violympic Toán toàn quốc do Bộ GD tổ chức và giành Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối 290/290 điểm. Hành trang đó giúp em tự tin vào học ở lớp chuyên Toán 10 T của Trường THPT Đô Lương 1.
Ba năm học cấp 3, Hoàng liên tục chứng tỏ khả năng của mình khi trở thành "hạt giống" của trường trong các kỳ thi học sinh giỏi: Thủ khoa kỳ thi Olympic Vật Lý toàn tỉnh lớp 11 với số điểm tuyệt đối 20/20 giải nhì học sinh giỏi tỉnh môn Toán và giải ba học sinh giỏi tỉnh môn Vật Lý. Điểm tổng kết 3 môn chuyên của Hoàng lớp 12 thật đáng khâm phục: Toán 9,9 Lý: 9,8 Hóa: 9,5. Kỳ thi ĐH năm nay, Hoàng đỗ á khoa ĐH Bách Khoa Hà Nội khi thi vào khoa Điện tử Viễn thông và đỗ Học viện Quân y (25,5 điểm).
Chia sẻ phương pháp học tập của mình, Hoàng khiêm tốn cho biết: "Em tự học là chính chứ không đi ôn luyện ở "lò" nào, em chủ yếu giải các bài toán trên sách báo, tạp chí để rèn luyện cho mình các kỹ năng, phương pháp giải toán. Trên lớp, em cố gắng nắm vững những kiến thức thầy cô giáo truyền đạt, chỗ nào không hiểu mới tham khảo cùng các bạn để tìm ra cách giải hay nhất".
"Mừng một nhưng lo mười"
Nhận kết quả con đỗ liền hai trường ĐH nhưng niềm vui đó đối với gia đình em Hoàng chưa trọn vẹn bởi mối lo về các khoản chi phí cho con học ĐH đang hiện hữu trước mắt.
Quanh năm làm lụng vất vả với 8 sào ruộng, anh Trúc phải gắng gượng vừa có tiền nuôi 2 con ăn học và nuôi vợ bệnh tật. Ngày đưa con đi thi ĐH, anh Trúc đã phải bán đi chiếc máy tính mà người cậu tặng Hoàng lúc em đạt giải Vàng giải toán qua mạng để lấy tiền đi thi. Anh Trúc cho biết: "Phải bán chiếc máy tính gắn bó với cháu tôi cũng thương con đứt ruột nhưng chẳng biết làm thế nào. Giờ cháu lại đỗ điểm cao, gia đình tôi lại băn khoăn không biết chọn trường nào để đỡ chi phí ăn học".
Á khoa Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Văn Hoàng cùng bố.
Lúc chúng tôi đến chia vui với gia đình Hoàng cũng là lúc chị Nguyễn Thị Nga - mẹ Hoàng đang phải đi châm cứu ở bệnh viện. "Mấy năm nay, mẹ nó bị bệnh hở van tim, hở động mạch vành, viêm phổi mãn tính phải đi bệnh viện suốt, sức khỏe ốm yếu nên chỉ làm được những công việc vặt trong gia đình thôi. Giờ thằng Hoàng đỗ đại học nữa (chị gái Hoàng là sinh viên năm thứ 2 ĐH Kinh tế Đà Nẵng - PV) tôi cũng chưa biết lấy tiền đâu ra để cho cháu nhập học. Mừng một nhưng lo mười, không biết tôi có còn đủ sức để nuôi hai chị em nó ăn học không nữa", anh Trúc tâm sự.
Khi được hỏi ước mơ của mình, đôi mắt Hoàng ngấn lệ: "Em thích họcngành Điện tử Viễn thông của ĐH Bách khoa HN vì em muốn sau này sẽ trở thành một kỹ sư ngành này. Nhưng giờ mẹ bị đau ốm, bố một mình nuôi 4 miệng ăn, rồi còn chu cấp cho chị gái học ĐH Kinh tế Đà Nẵng nữa. Em không biết có theo được ước mơ của mình không...".
Nguyễn Duy - Doãn Hòa
Theo dân trí
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thủ khoa ĐH Dược HN Tối 5/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đến thăm, tặng quà em Lê Đức Duẩn, ở thôn Nhị Khê, xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên) - thí sinh vừa đỗ thủ khoa Trường Đại học Dược Hà Nội với 29,5 điểm. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tặng quà gia...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Huế định vị thương hiệu du lịch 'thành phố xanh'
Du lịch
09:37:12 20/05/2025
Porsche 963 sắp có phiên bản đường phố: siêu phẩm từ đường đua đến phố thị
Ôtô
09:20:43 20/05/2025
Ngắm 'kẻ ngáng đường' Honda Rebel 500: Thiết kế hầm hố, giá hơn 137 triệu đồng
Xe máy
09:19:36 20/05/2025
Thùy Tiên bị 'bế' vì đứa con tinh thần, Nawat liền phủi tay 'tước' vương miện
Sao việt
09:15:48 20/05/2025
iPhone 16 Pro Max đấu Pixel 10 Pro XL: 'Thành trì' Apple có sụp đổ?
Đồ 2-tek
09:02:48 20/05/2025
Hình ảnh Lineage2M xuất hiện hoành tráng, game thủ háo hức check-in
Mọt game
08:49:32 20/05/2025
Sắm ngay sắc vàng cho tủ đồ ngày hè thêm bắt mắt
Thời trang
08:48:59 20/05/2025
Trước khi bị khởi tố, Thuỳ Tiên là nàng thơ của loạt MV, lần cuối còn khoe giọng hát gây tranh luận
Nhạc việt
08:33:04 20/05/2025
Khối tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà
Sao âu mỹ
08:29:15 20/05/2025
Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin
Thế giới số
08:26:21 20/05/2025