Thí điểm phần mềm điện thoại giúp xác định tình trạng hộ nghèo và cận nghèo
Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng giảm nghèo quốc gia (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết: Văn phòng đang triển khai thí điểm phần mềm đăng ký, xác định hộ nghèo, cận nghèo tại Quảng Nam, Bình Phước.
Phần mềm sẽ được nhân rộng trên toàn quốc trong thời gian tới.
Hộ mới thoát nghèo làm thủ tục nhận vốn vay ưu đãi tại Điểm giao dịch xã. Ảnh: Lan Chi
Văn phòng giảm nghèo quốc gia đã trình Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) xây dựng phần mềm để người dân đăng ký xác định hộ nghèo, còn cơ quan quản lý rà soát, quản lý được số hộ nghèo, cận nghèo.
Theo đó, tại Quang Nam và Bình Phước, người dân có nhu cầu đăng ký là hộ nghèo có thể dùng smartphone hoặc máy tính đăng nhập và kê khai. Mẫu kê khai chủ yếu là tích mục đã định sẵn. “Khi người dân khi kê khai xong thì phần mềm sẽ hiện thị điểm tự đánh giá có đủ điều kiện xem xét là hộ nghèo, cận nghèo hay không. Qua đó, người dân tự xác định được tình trạng nghèo của mình. Sau khi bấm gửi, mẫu đăng ký hộ nghèo, cận nghèo sẽ được chuyển đến UBND cấp xã”, ông Tô Đức cho biết.
Video đang HOT
UBND cấp xã sau khi nhận được giấy đăng ký hộ nghèo, cận nghèo sẽ giao Ban chỉ đạo về giảm nghèo và cán bộ LĐTBXH phối hợp với rà soát viên, trưởng thôn thẩm định lại thông tin và lấy ý kiến nhân dân tại thôn, tổ dân phố để niêm yết công khai. Trên cơ sở đó, xã sẽ báo cáo huyện xem xét kết quả rà soát. Sau đó, Chủ tịch xã ra kết quả công nhận hộ nghèo, cận nghèo nếu đủ điều kiện.
“Trước đây, cán bộ địa phương phải cầm phiếu đi lấy ý kiến từng nhà về tiêu chuẩn hộ nghèo. Còn khi các tỉnh áp dụng phần mềm, người dân tự mở phần mềm ứng dụng để kê khai. Tất cả thông tin người dân kê khai sẽ được phần mềm phân tích, báo cáo theo các trường thông tin, mẫu báo cáo, biểu mẫu mà Chính phủ và Bộ LĐTBXH ban hành. Phần mềm được xây dựng trên đúng chế độ báo cáo, bảng biểu tổng hợp mà đã được ban hành. Khi thông tin người dân kê khai thì thông tin người dân đăng ký hộ nghèo, cận nghèo sẽ hiển thị cả 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã”, ông Tô Đức cho biết.
Hiện nay, những địa phương chưa ứng dụng phần mềm thì cán bộ cơ sở đang là người nhập dữ liệu, còn địa phương đang triển khai phần mềm thì khuyến khích người dân tự nhập dữ liệu của bản thân họ và gia đình.
Khi triển khai, Bộ LĐTBXH tập huấn cho tỉnh và hướng dẫn trực tiếp cấp xã. và tuyên truyền đến người dân, đặc biệt chú trọng đến nhóm dân cư khó khăn, xác định sơ bộ có khả năng sẽ rơi vào nhóm hộ nghèo, cận nghèo. Theo đó, địa phương sẽ mời người dân nằm trong nhóm đối tượng khó khăn đến nhà văn hóa thôn, xã để hướng dẫn tập trung hoặc trực tiếp thông báo cách sử dụng phần mềm và tự đăng ký kê khai hoặc có cán bộ hỗ trợ .
“Trường hợp người dân không đăng ký, có nghĩa là không có nhu cầu. Nguyên tắc xác định hộ nghèo giai đoạn 2021-2025 là giao quyền cho người dân. Người dân có nhu cầu xác định là hộ nghèo, cận nghèo để được hưởng chính sách hỗ trợ. Họ có thể chủ động đăng ký và kê khai ở bất cứ đâu, phương thức nào và trên nguyên tắc không ép hộ dân vào hộ nghèo. Đồng thời, để bảo đảm để người dân không bị bỏ sót thì trách nhiệm trưởng thôn tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về cách thức đăng ký”, ông Tô Đức cho biết.
Sau khi triển khai tại Bình Phước và Quảng Nam, phần mềm này sẽ triển khai trên toàn quốc giai đoạn 2022-2025. “Chúng tôi kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ mang lại sự chủ động, thuận tiện cho người dân, đồng thời đơn giản hóa tất cả thủ tục hành chính, không phải đến xã, phường đăng ký. Tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay là năng lực cán bộ cơ sở khi tiếp nhận, xử lý thông tin trên hệ thống phần mềm và hệ thống hạ tầng thông tin như máy tính, di động, sóng, internet. Do phụ thuộc năng lực cơ sở và gắn quyền lợi người dân nên việc triển khai ứng dụng phần mềm này cần lộ trình phù hợp. Việc triển khai đồng bộ sẽ mang lại sự minh bạch, loại bổ sự trùng lắp’, ông Tô Đức chia sẻ.
“Quan điểm của Văn phòng giảm nghèo quốc gia và Bộ là xây dựng phần mềm ứng dụng chung trên cả nước và giao cho các địa phương tự chủ động sử dụng công cụ đó để phục vụ công tác rà soát, quản lý hộ nghèo. Do đó, địa phương tự bố trí máy chủ tại địa phương. Địa phương đầu tư phần cứng đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông để quản lý dữ liệu, bảo mật và sử dụng số liệu cho công tác quản lý tại địa phương. Trung ương chỉ cung cấp và hỗ trợ hướng dẫn sử dụng phần mềm kỹ thuật”, ông Tô Đức nhấn mạnh.
App Connection cho phép đăng ký xác định là hộ nghèo.
Theo Văn phòng quốc gia giảm nghèo, phần mềm tải app có tên là”Connection” trên kho ứng dụng Play Store với Android. Người dùng cũng có thể tải và truy cập theo địa chỉ https://dangky.giamngheo.gov.vn/ . Hệ thống hiển thị màn hình cho phép người dùng lựa chọn địa phương mà mình sinh sống.
Cần Thơ tiếp nhận 3 tỉ đồng từ EVNGENCO2 để hỗ trợ hộ nghèo giữa dịch Covid-19
Tại TP.Cần Thơ, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) vừa trao tặng số tiền 3 tỉ đồng để hỗ trợ 6.000 hộ nghèo và cận nghèo gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Ông Trương Hoàng Vũ, Tổng giám đốc EVNGENCO2 (trái) trao ủng hộ cho TP.Cần Thơ. Ảnh MINH LƯƠNG
Chiều 11.9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Cần Thơ cho biết vừa nhận được 3 tỉ đồng từ Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Kinh phí của EVNGENCO2 hỗ trợ sẽ được UBMTTQ Việt Nam TP.Cần Thơ dùng để hỗ trợ 6.000 hộ nghèo và cận nghèo của Cần Thơ trong thời gian sớm nhất.
Theo ông Trương Hoàng Vũ, Tổng Giám đốc EVNGENCO2, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, một số khu vực trên địa bàn thành phố lập khu phong tỏa, cách ly, dẫn đến công nhân lao động ở trọ và các hộ dân trong khu phong tỏa, cách ly gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận lương thực, thực phẩm... "Hy vọng, sự góp sức của EVNGENCO2 sẽ cùng thành phố có thêm nguồn lực hỗ trợ kịp thời bà con có hoàn cảnh khó khăn để sớm trở lại cuộc sống bình thường mới", ông Vũ nói.
Tính đến nay, EVNGENCO2 và các đơn vị đóng tại các địa phương trên cả nước đã hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tổng cộng hơn 27,6 tỉ đồng, trong đó hỗ trợ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 số tiền hơn 20,2 tỉ đồng và 7,4 tỉ đồng cho các địa phương.
Xây mới, sửa chữa trên 700 căn nhà hỗ trợ gia đình chính sách và hộ nghèo UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 764 căn nhà cho gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo và cận nghèo... với tổng kinh phí là 30 tỷ đồng. UBDN tỉnh Đồng Tháp vừa thông qua kế hoạch sẽ hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 764 căn nhà cho hộ người có công...