Thí điểm họp tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại trường mầm non
Sở GD&ĐT An Giang xây dựng kế hoạch thí điểm việc họp tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH) tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN).
Ảnh minh họa/internet
Hiện có 56 trường mầm non, mẫu giáo tại An Giang đã đăng ký thực hiện thí điểm. Với các trường này, Sở GD&ĐT yêu cầu Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành triển khai “Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” tại các tổ chuyên môn, có thể lồng ghép vào kế hoạch chuyên môn chung đơn vị hoặc xây dựng kế hoạch riêng tùy theo tình hình của cơ sở.
Đồng thời, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể (kế hoạch được xây dựng dựa trên kế hoạch của Ban giám hiệu và tình hình thực tế của tổ), kế hoạch phải được Hiệu trưởng phê duyệt, lưu giữ tại trường và phổ biến tới tất cả giáo viên.
Để công tác sinh hoạt tổ chuyên môn nói chung và sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH đạt chất lượng cao, Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, yêu cầu tất cả giáo viên trong tổ phải tham gia, cùng phối hợp với nhau khi thực hiện từ đó xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, nghiên cứu từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường.
Video đang HOT
Ban giám hiệu cần kiểm tra, đôn đốc, cùng tham dự các buổi họp với tổ chuyên môn nhằm tư vấn và hỗ trợ các tổ thực hiện theo đúng định hướng kế hoạch đề ra.
Việc thực hiện kế hoạch thí điểm việc họp tổ chuyên môn theo hướng NCBH tại các cơ sở GDMN được tổ chức trên tinh thần tự nguyện tham gia của các phòng GD&ĐT, nhằm đánh giá rút kinh nghiệm triển khai đại trà cho các năm học tiếp theo.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Tuyệt đối không ép trẻ mầm non học làm quen với tiếng Anh
Sở GD&ĐT An Giang xây dựng kế hoạch cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh An Giang.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, thực hiện đại trà cho trẻ mẫu giáo từ 3- 6 tuổi theo nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh học sinh. Tuyệt đối không dùng các hình thức trực tiếp hay gián tiếp để gợi ý hay ép buộc học sinh tham gia.
Các cơ sở giáo dục mầm non có thể lựa chọn hình thức hợp đồng giáo viên thỉnh giảng hoặc liên kết với các trung tâm ngoại ngữ. Tuy nhiên về nhân sự, giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên trợ giảng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Cá nhân hay Trung tâm liên kết phải được phòng GD&ĐT thẩm định về hồ sơ, có đủ tư cách pháp nhân và đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn.
Giáo viên trực tiếp giảng dạy ngoài đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn theo qui định, phải tham gia các lớp bồi dưỡng sau: Lớp tập huấn về phương pháp, cách sử dụng phần mềm, các thiết bị, đồ dùng hỗ trợ cho trẻ làm quen với tiếng Anh (do đơn vị cung cấp Bộ giáo trình tổ chức); tiếp cận thực tế phương pháp hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo tại lớp (do trường mẫu giáo tạo điều kiện).
Yêu cầu đối với giáo viên trợ giảng: Do Ban giám hiệu lựa chọn, có năng lực tiếng Anh, có kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, ưu tiên cho giáo viên quản lý đúng trẻ của lớp mình. Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên trợ giảng tham gia các lớp bồi dưỡng phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
Trẻ được học 2-3 buổi/1 tuần, mỗi hoạt động từ 25-30 phút tùy theo độ tuổi, thời gian tổ chức hoạt động làm quen với tiếng Anh không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non chung của nhà trường.
Kinh phí do phụ huynh học sinh đóng góp. Căn cứ vào yêu cầu chất lượng hoạt động và nội dung chương trình dạy học nhà trường và phụ huynh học sinh tổ chức thỏa thuận kinh phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện không ép buộc. Tuy nhiên việc thu, chi học phí thực hiện đúng theo qui định hiện hành.
Trong năm học 2018-2019 toàn tỉnh An Giang có 5/11 huyện, tỷ lệ 45,4% (gồm thành phố Long Xuyên; Châu Đốc; huyện An Phú; Chợ Mới và Châu Thành) thực hiện triển khai thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục mầm non với tổng số 15 trường, 59 lớp mẫu giáo từ 3-5 tuổi và 1.481 trẻ tham gia.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
An Giang sẵn sàng cho năm học mới Năm học 2019-2020 đã bắt đầu. Hơn hơn 427.000 học sinh (HS) các cấp từ tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh đã tựu trường từ 1 tuần nay (riêng cấp học mầm non tựu trường ngày 26-8). Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và...