Thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp
ĐH Quốc gia TPHCM đang nghiên cứu Đề án Thí điểm tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp cho hai ngành là Quản trị kinh doanh và ngành Quản lý giáo dục. Nếu triển khai, đây sẽ là chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam.
Đề án Thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng của ĐH Quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) vừa công bố tại hội thảo vào cuối tuần qua sẽ làm thay đổi cách nhìn và quan niệm của xã hội về tiến sĩ từ trước đến nay.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM cho rằng đã đến thời điểm bắt đầu mở rộng khái niệm về tiến sĩ
Theo các chuyên gia, chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng đầu tiên được xây dựng tại ĐH Toronto (Canada) vào năm 1894 về lĩnh vực giáo dục. Đến nay, có hơn 1.000 chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp tại các trường đại học trên thế giới. Sự phát triển của các chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nhằm mở rộng khả năng làm việc của người học tiến sĩ ra ngoài môi trường học thuật.
Video đang HOT
PGS.TS Vũ Phan Tú, Trưởng ban sau Đại học, ĐHQG TPHCM cho rằng hiện có 5 hình thức đào tạo tiến sĩ trên thế giới cùng với 2 cách ghi trên văn bằng tiến sĩ: nghiên cứu và ứng dụng. Thế nhưng, ở Việt Nam chỉ có một loại hình đào tạo tiến sĩ duy nhất.
“Đây là điều mà chúng ta khác với một số nước trên thế giới, thậm chí là khác so với khu vực. Người ta có thể phân định ra hai loại tiến sĩ: academic (hàn lâm) và Professional (ứng dụng). Ở Việt Nam hiện đang thiếu tiến sĩ professional, hoặc gom lại và đào tạo chung. Như vậy, sẽ rất khó cho những người đang đi làm bên ngoài và chúng ta cũng không giải quyết được thực tế bài toán của họ khi họ đang làm việc ở môi trường bên ngoài” ông Tú chia sẻ.
Theo ông Tú, hiện ĐHQG TPHCM đang nghiên cứu Đề án Thí điểm tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp cho hai ngành là Quản trị kinh doanh và ngành Quản lý giáo dục. Điều kiện đầu vào đòi hỏi ứng viên có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong ngành và đang giữ vị trí quản lý. Ứng viên có bằng thạc sĩ các lĩnh vực phù hợp. Người học cũng có thể chỉ cần bằng đại học từ loại khá trở lên.
PGS. TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM cũng cho biết, “trong nước đang có hệ thống đào tạo tiến sĩ. Hầu như tất cả chúng ta đều nghĩ rằng tiến sĩ là phải làm một cái gì đó hay một công trình khoa học gắn với việc sáng tạo ra một tri thức mới. Cách nhìn nhận như vậy không sai nhưng nên chăng, đã đến thời điểm chúng ta bắt đầu nên mở rộng khái niệm về tiến sĩ, nhìn nhận vấn đề về tiến sĩ để chúng ta có những chương trình đào tạo, có những thương hiệu mang tính đột phá”.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho rằng theo khung trình độ quốc gia Việt Nam hiện nay thì đào tạo tiến sĩ được đặt ở luồng theo định hướng nghiên cứu. Tuy nhiên nếu đời sống kinh tế xã hội có yêu cầu lực lượng lao động trình độ cao trong lĩnh vực ứng dụng thì cần có chương trình đào tạo phù hợp. Bà Phụng cho biết rất hoan nghênh việc ĐHQG TPHCM là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này.
Mặc dù vậy, theo bà Phụng có 10 vấn đề cần phải lưu ý giải quyết rõ khi thực hiện chương trình này. Cụ thể gồm xác định lĩnh vực đào tạo, mục tiêu, đầu vào, phương thức đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá, đội ngũ giảng dạy, khả năng liên thông, sự công nhận văn bằng với các nước khác… Theo bà Phụng, nhà nước chỉ đặt ra nguyên tắc và khung pháp lý nhưng các trường phải giải quyết được 10 câu hỏi trên để thuyết minh với xã hội.
Cũng theo bà Phụng, thời gian đào tạo ngắn hay dài không quan trọng. Vấn đề là chất lượng đào tạo để một tiến sĩ ứng dụng phải tương đương với tiến sĩ khác.
Lê Phương
Theo Dân trí
Đào tạo tiến sĩ tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM nói rằng ĐH Việt Nam phải chịu trách nhiệm với lịch sử, với đất nước về việc đào tạo tiến sĩ tràn lan thời gian qua
PGS-TS Võ Văn Sen phát biểu tại buổi làm việc chiều 15-3
Tại buổi giới thiệu dự án "Quy trình cải tiến chất lượng quản trị đại học" diễn ra chiều 15-3 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM đã thẳng thắn nhận xét về thực trạng của đào tạo tiến sĩ hiện nay ở Việt Nam. Cụ thể, khi nêu kế hoạch chiến lược 2016-2020 của trường, PGS-TS Võ Văn Sen cho biết về đào tạo sau ĐH, trong những năm tới, nhà trường hạn chế số lượng đồng thời nâng cao chất lượng. Theo ông, nước ta cần cải tiến lại công tác đào tạo tiến sĩ. Đây cũng là khâu yếu kém của giáo dục Việt Nam mà thời gian qua, cả nước cũng đã mổ xẻ, đánh giá. "Về đào tạo cử nhân, ở nhiều ngành, nước ta có thể sánh ngang với các nước Đông Nam Á nhưng về tiến sĩ thì không thể so sánh với ai được. Ngoại trừ một số cá nhân xuất sắc, còn lại có thể nói đa số tiến sĩ nước ta chất lượng kém hơn so với thế giới. Do đó, ĐH Việt Nam phải chịu trách nhiệm với lịch sử, với đất nước về đào tạo sau ĐH", PGS-TS Võ Văn Sen nhìn nhận. Ông cho biết đào tạo tiến sĩ yếu kém tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước.
Qua đây, PGS cũng thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của trường mình cũng như một số trường ĐH khoa học xã hội trong nước, đó là về nghiên cứu khoa học với số lượng công bố quốc tế không nhiều. Theo ông, giảng viên Việt Nam hiện nay chưa quen với các công bố quốc tế. "Đó là cái yếu chung và chúng ta là một trường hợp yếu điển hình: Là ĐH lớn nhưng chuẩn về công bố khoa học rất thấp. So với các trường ĐH trong nước, trường chúng ta mạnh nhưng so với thế giới, chúng ta chưa là gì cả", PGS thừa nhận. Do đó, ông đặt ra mục tiêu năm 2020 cần cải thiện nghiên cứu khoa học và đổi mới việc đào tạo tiến sĩ. Đồng thời, PGS Võ Văn Sen cũng nhìn nhận hiện nay, văn hóa chất lượng chưa được xây dựng rõ nét, chưa trở thành niềm tin, tinh thần trong trường ĐH, đa số làm cho xong, cho có.
Vị hiệu trưởng cũng nêu khó khăn lớn nhất của trường hiện là kinh phí. Hiện học phí của trường so với ĐH thế giới vô cùng thấp, ở khoảng dưới 300 USD/Năm, chỉ cao hơn Ấn Độ 1,2 USD. Thời gian tới, trường sẽ phấn đấu chuyển sang tự chủ tài chính có kiểm soát với hy vọng nâng học phí lên 3-5 lần. "Thậm chí nếu tự chủ và tăng học phí lên 5 lần, học phí của trường cũng chỉ ở mức 1.500 USD, vẫn thấp", ông nói. Do đó, thời gian tới, trường chú tâm phát triển dịch vụ khoa học nhằm đẩy mức chi từ dịch vụ khoa học lên khoảng 50% (hiện nay chỉ 12-15%), giảm mức chi từ học phí. "Để giải quyết bài toán tiến lên thành trường hàng đầu châu Á, chúng ta cần làm sao để có tiền thật nhanh, thật nhiều nhưng với điều kiện hợp pháp", PGS trăn trở .
"Quy trình cải tiến chất lượng quản trị đại học" là dự án hợp tác giữa Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, nhằm hỗ trợ trường triển khai hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ phỏng theo các bộ chuẩn ISO hiện hành có liên quan đến lĩnh vực giáo dục ĐH. Đây là cách tiếp cận về chất lượng giáo dục của Hội nghị Hiệu trưởng Pháp ngữ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (CONFRASIE) thông qua sự phối hợp chặt chẽ với AUF, nhằm giúp các trường thành viên trong khu vực phát triển các chính sách đồng bộ nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động của mình.Dự án kéo dài hai năm với đợt hoạt động mở đầu diễn ra từ ngày 15 đến 17-3.
Theo NLĐ
Phản biện độc lập Tiến sĩ - siêu quyền lực khoa học Sử dụng phản biện độc lập, đào tạo Tiến sĩ Việt Nam đang trở nên thiếu minh bạch, lạc lõng không giống ai và tự nhốt mình trong ao làng. Sử dụng phản biện độc lập như là SIÊU QUYỀN LỰC KHOA HỌC là cách làm phản khoa học trong một thế giới văn minh. Vậy ai là người có quyền kiểm soát...