Thí điểm đào tạo Chương trình 9+5: Thời gian quá dài, khó hấp dẫn người học
Dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng (CĐ) cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), còn gọi là Chương trình 9 cộng 5 do Bộ LĐTB&XH xây dựng đang được dư luận quan tâm bởi những lợi thế.
Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng thời gian đào tạo kéo dài 5 năm thì khó hấp dẫn người học.
Chương trình 9 5, học sinh được nhận bằng “2 trong 1″
Bộ LĐTB&XH đã công bố dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS, với 10 ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và dịch vụ, chỉ tiêu khoảng 4.000 người. Tại Hội thảo Góp ý dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS, do Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam (GDNN&NCTXHVN) và Tổng cục GDNN tổ chức ngày 19/10, PGS.TS Dương Đức Lân – Chủ tịch Hiệp hội GDNN&NCTXHVN thông tin: Dự thảo thí điểm Đề án nhằm mục tiêu đào tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng nghề cao, tăng năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia. Dự thảo Đề án Chương trình 9 5 được xây dựng khác với các chương trình học sinh đi học nghề thông thường và có những lợi thế riêng.
Các đại biểu tham dự Hội thảo góp ý dự thảo đề án thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS.
Chia sẻ về Đề án thí điểm đào tạo trình độ CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN TS. Vũ Xuân Hùng cho biết: Đầu vào của mô hình là học sinh tốt nghiệp THCS loại khá trở lên; được miễn học phí. Mô hình có cấu trúc 5 năm, chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (9 2) là 2 năm, giai đoạn 2 (9 3) là 1 năm; giai đoạn 3 (9 5) là 2 năm; tương ứng với trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ. Trong thời gian 5 năm, người học được học kiến thức văn hóa THPT song song với kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
Mô hình có tính linh hoạt cao, với nhiều đầu ra, bảo đảm người học có thể ra khỏi chương trình bất cứ ở giai đoạn nào và được ghi nhận, đánh giá bằng những chứng chỉ, văn bằng tương ứng để có thể tham gia vào thị trường lao động. Giai đoạn 1, đầu ra là Chứng chỉ sơ cấp; giai đoạn 2, đầu ra Bằng tốt nghiệp Trung cấp và Giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT; giai đoạn 3, đầu ra là bằng tốt nghiệp CĐ và Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục THPT hoặc bằng tốt nghiệp THPT nếu người học tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bộ LĐTB&XH công bố dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS, với 10 ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và dịch vụ, chỉ tiêu khoảng 4.000 người.
Tại hội thảo có nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất thí điểm đào tạo Chương trình 9 5 có đầu vào là học sinh có học lực khá trở lên. Nếu mô hình này thí điểm thành công, được nhân rộng sẽ thêm một luồng cho học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn, sau đó học liên thông lên trình độ CĐ, ĐH. “Chất lượng đào tạo nghề có thể nâng cao; khi 20 tuổi tốt nghiệp CĐ, các em sẽ đảm nhiệm được những công việc của cuộc cách mạng 4.0 và công nghệ mới. Không chỉ vậy, các em được liên thông lên các trình độ cao hơn là lợi thế”- Phó Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang Tô Thị Giang kỳ vọng vào mô hình này.
Chỉ nên là mô hình 9 3,5 hoặc 9 4
Video đang HOT
Dù cho rằng đề xuất thí điểm đào tạo trình độ CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS có những ưu điểm (được miễn học phí, học liên thông, vừa học vừa tham gia thị trường lao động) nhưng nhiều đại biểu không khỏi băn khoăn.
Hiệu trưởng trường CĐ nghề Nghi Sơn (Thanh Hóa) TS Hoàng Anh Tuấn cho rằng, đề án được thiết kế trong cả 5 năm đều học kiến thức văn hóa THPT theo xu hướng giảm dần theo thời gian, như thế học sinh muốn thi tốt nghiệp THPT thì khó đỗ vì kiến thức rơi rụng.
Thứ nữa, khi nhà trường phối hợp với DN trong đào tạo nghề, học sinh đến công ty học trong 3 – 6 tháng, việc học văn hóa sẽ ra sao?
Việc linh hoạt trong 3 giai đoạn tạo điều kiện cho người học tham gia thị trường lao động nhưng lại gây khó khăn cho nhà trường khi số người học giảm.
Học sinh THCS trải nghiệm chuẩn bị cho lựa chọn hướng đi mới tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. Ảnh chụp khi Hà Nội chưa thực hiện giãn cách xã hội.
Một vấn đề được nhiều đại biểu đưa ra, đó là đào tạo trình độ CĐ đối với học sinh tốt nghiệp THCS, thời gian 5 năm là quá dài.
Vì thế, Phó Hiệu trưởng trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Phạm Văn Tường đề xuất bỏ thời gian học trình độ Sơ cấp nghề; quy định rõ khối lượng kiến thức văn hóa THPT là 3 năm.
Từ thực tế đào tạo học sinh tốt nghiệp THCS, Hiệu trưởng trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn (TP Hồ Chính Minh) Đỗ Hữu Khoa đề nghị điều chỉnh thời gian 5 năm, nếu không khó hấp dẫn người học.
Cụ thể, cấu trúc mô hình 4 năm, tổ chức theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là 2 năm tốt nghiệp Trung cấp; giai đoạn 2, học 2 năm hoàn thành kiến thức văn hóa và học nghề, thi tốt nghiệp THPT hoặc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình văn hóa THPT.
Giờ học của sinh viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội (ảnh chụp trước thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội).
Cũng cho rằng, chương trình đào tạo 5 năm quá dài, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN TS. Nguyễn Hồng Minh đề nghị cố gắng thiết kế 3 – 3,5 năm và có cơ chế chính sách riêng. Một chuyên gia đến từ nước Đức cũng cho rằng, đề án kéo dài 5 năm cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS là hơi dài.
Từ thực tiễn đào tạo nghề ở nước Đức, vị chuyên gia khuyến nghị thời gian đào Chương trình 9 5 chỉ từ 3 – 3,5 năm, sẽ hấp dẫn người học hơn. Khi các em đã tốt nghiệp CĐ, đi làm 3 năm công việc của nghề đã học thì được thi ĐH. Nếu em học nghề tốt nghiệp trình độ CĐ, muốn học ĐH ở ngành nghề khác thì phải học bổ sung kiến thức vào buổi tối để đủ điều kiện thi.
Đại diện Tổng cục GDNN và Hiệp hội GDNN&NCTXHVN ghi nhận các ý kiến góp ý, sau đó Tổng cục GDNN sẽ hoàn thiện dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS, để trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2021.
PGS.TS Dương Đức Lân nhấn mạnh Chương trình 9 5 là thêm một hình thức đào tạo, chọn lọc học sinh từ khá trở lên, có tính cạnh tranh cao. Mô hình này miễn học phí học nghề, học văn hóa và chi phí dành cho đào tạo. Với mô hình này, các trường CĐ được dạy văn hóa THPT và đào tạo nghề, học sinh tốt nghiệp được cấp 1 bằng văn hóa và nghề, được liên thông trường ĐH ứng dụng cùng ngành đào tạo…
Dạy văn hóa trong trường nghề - Gỡ khó cho chương trình 9+
Học văn hóa trong trường nghề ra sao hiện là mối quan tâm lớn của phụ huynh, học sinh. Có học sinh xác định học nghề là định hướng đi vòng để lên các bậc học cao hơn. Vì vậy việc liên thông kiến thức có thuận lợi hay không, cũng là một tiêu chí để người học chọn nghề lập nghiệp.
Lợi kép
Cầm tấm bằng tốt nghiệp nghề điện công nghiệp và dân dụng, Nguyễn Thành Công (quận 6), phấn khởi chia sẻ năm 2017, Công tốt nghiệp THCS. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em không thi THPT mà ở nhà phụ giúp việc buôn bán của gia đình. Gần 1 năm ở nhà, Công nhận ra mình cần có nghề để lập nghiệp nên quyết định đi học nghề tại Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật TPHCM. Quá trình học hệ 9 cộng trung cấp, Công tham gia học chương trình GDTX cấp THPT. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Công tiếp tục học liên thông lên hệ cao đẳng.
Khác với Công, bạn Lê Nguyễn Thiên Kim (huyện Củ Chi) sau tốt nghiệp THCS 2010, đi làm công nhân tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung. Công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, Kim rẽ hướng học nghề tại Trường Cao đẳng Nghề TPHCM. Sau 4 năm, vừa có bằng tốt nghiệp THPT hệ GDTX vừa có bằng kế toán doanh nghiệp đã giúp Kim công việc ổn định với mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng.
Cũng xác định đi học nghề khi còn là học sinh THCS, Trần Thành Chung Bảo, lớp 9/8 Trường THCS Tân Tạo A (Bình Tân) và các bạn tìm hiểu thông tin hệ 9 cộng trung cấp rồi mạnh dạn làm hồ sơ đăng ký học nghề du lịch tại Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM.
Bảo kể, thấy chị gái khi học xong trung cấp, có việc làm ổn định nên em quyết định theo học hệ trung cấp song song với chương trình GDTX cấp THPT. "Lớp của em có 50 bạn thì có 7 bạn cũng chọn học nghề như em. Sau này, có điều kiện em sẽ học tiếp lên cao hơn", Bảo chia sẻ.
Thực tế đào tạo tại các trường thuộc khối GDNN (trung cấp và cao đẳng) cho thấy, lợi ích lớn nhất đối với học sinh sau THCS khi học hệ 9 cộng, sau từ 2,5 - 4 năm học ra trường, học sinh có trong tay bằng trung cấp hoặc cao đẳng và bằng tốt nghiệp THPT thay vì phải mất 3 năm học THPT cộng với 2 năm học nghề.
Chia sẻ về việc này, TS Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM, cho biết, thời gian qua nhà trường vẫn thực hiện việc đào tạo các môn văn hóa cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề theo Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT bằng việc liên kết với Trung tâm GDNN-GDTX quận 6 và quận 11. Trong 2,5 năm, học sinh được học chuyên ngành, đồng thời với 4 môn văn hóa (Toán, Văn, Lý, Hóa).
Chỉ cần hoàn thành 4 môn này và có bằng trung cấp, học sinh đã có thể học liên thông lên bậc cao hơn. Học sinh nào muốn dự thi tốt nghiệp THPT thì đăng ký 7 môn văn hóa thay vì học 12 môn như ở trường THPT.
"Việc này giúp học sinh tiết kiệm thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT và rèn kỹ năng nghề. Mặt khác, học sinh THCS học nghề còn được miễn 100% học phí học chương trình GDTX cấp THPT và trung cấp", TS Phạm Đức Khiêm nói thêm.
Giờ học văn hóa THPT hệ GDTX tại Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM
"Nút thắt" lớn nhất ở Bộ GD-ĐT
Theo Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB-XH), hiện cả nước có hơn 300.000 học sinh THPT vừa học văn hóa vừa học nghề. Kỳ thi THPT vừa qua cho thấy, học sinh học văn hóa tại trường nghề có kết quả cao, đơn cử Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng, hiện có 6.000 học sinh tốt nghiệp THCS theo học hệ 9 cộng, trong đó 500 em đăng ký học văn hóa THPT hệ GDTX thì cả 500 em đều đậu tốt nghiệp; Cao đẳng Quốc tế TPHCM cũng có 50/50 học sinh đậu tốt nghiệp; Cao đẳng Nghề TPHCM có tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp đạt 95% (trên 200 học sinh); Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM hệ trung cấp có 920 học sinh, gần 520 em đăng ký học văn hóa hệ GDTX...
Năm 2020, các cơ sở GDNN của TPHCM đã đào tạo và cung cấp cho thị trường gần 142.000 người; tỷ trọng nguồn nhân lực sau đào tạo GDNN ở TPHCM đạt 14,83% ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu, 82,49% ở 9 ngành dịch vụ và 2,67% của 8 nghề tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN.
Kết quả trên được xã hội đánh giá tích cực, có đóng góp quan trọng từ mô hình 9 cộng. "Đây là giải pháp căn cơ được các cơ sở GDNN khẳng định giúp cởi trói cho các trường trong công tác tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng riêng việc đào tạo văn hóa ở hệ 9 cộng vẫn còn là câu chuyện nan giải, bởi vẫn tồn tại suy nghĩ là học sinh không đủ khả năng theo học văn hóa mới đi học nghề", ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội GDNN TPHCM, chia sẻ.
Theo ông Tuấn, hiện các trường đại học được tự chủ tuyển sinh, hình thức xét tuyển hồ sơ phổ biến. Luật Giáo dục đại học cũng cho phép các trường được tuyển sinh từ nguồn có bằng trung cấp, cao đẳng. Nhiều trường ký kết với các trường cao đẳng để tiếp nhận học sinh, sinh viên học liên thông.
Pháp luật hiện nay cũng không phân biệt bằng cấp chính quy, tại chức hay liên thông nên về cơ bản quyền của người học được đảm bảo. Một số trường đại học cho rằng, học sinh THCS chưa đủ năng lực để học hệ cao đẳng, nên không tiếp nhận học sinh hệ cao đẳng 9 cộng học liên thông. Ở góc độ xã hội, nhiều phụ huynh cũng có tâm lý e ngại khi cho con theo học chương trình 9 cộng. Lý do, chương trình học nghề cao đẳng thường khá nặng, không phải học sinh nào cũng theo được.
Ông Trần Anh Tuấn khẳng định: "Nút thắt lớn nhất hiện nay chính là việc Bộ GD-ĐT chưa đưa ra văn bản để công nhận, chứng nhận được khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho các đối tượng có nhu cầu học liên thông".
TS Trần Kim Tuyền, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề TPHCM: Trao quyền cho các trường nếu đủ điều kiện
Thời gian qua, Bộ LĐTB-XH đề xuất phát triển các chương trình đào tạo 9 cộng, nhận được sự ủng hộ lớn của xã hội. Rất nhiều gia đình lựa chọn các chương trình này cho con em theo học thay vì học THPT.
Nhiều chương trình được thiết kế liên thông tổng thể, tích hợp gồm học nghề, học văn hóa để có bằng cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS được đánh giá cao, phù hợp với lứa tuổi của các em. Bộ GD-ĐT nên tạo cơ chế, trao quyền cho các trường nghề được dạy văn hóa cho học sinh theo mô hình 9 cộng nếu đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và quản trị được chất lượng đầu ra theo quy định.
Học nghề và tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông Để thực hiện tốt công tác phân luồng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, hạn chế dần việc học cùng lúc hai chương trình trung cấp và THPT để có "song bằng". Học viên Học Viện Múa Việt Nam trong một giờ học. Cơ hội học cao hơn từ tấm bằng trung cấp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'
Trắc nghiệm
00:38:51 08/04/2025
Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"
Tin nổi bật
00:15:16 08/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc
Thế giới
00:13:09 08/04/2025
Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật
00:00:00 08/04/2025
Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê
Netizen
23:42:03 07/04/2025
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót
Phim châu á
23:15:47 07/04/2025
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc
Góc tâm tình
23:13:04 07/04/2025
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán
Tv show
23:08:23 07/04/2025
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể
Sức khỏe
23:07:14 07/04/2025
Tự Long xúc động nhớ về tình bạn bên Xuân Bắc, Lý Hùng U60 vẫn xăm lông mày
Sao việt
22:59:07 07/04/2025