Thí điểm “có vào có ra” và “đãi ngộ lớn” cho giáo viên
“Bộ GD ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong bộ máy giáo dục, thay vào đó là chế độ hợp đồng có vào – có ra và có chế độ đãi ngộ lớn” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết tại buổi tiếp xúc cử tri là các cán bộ ngành giáo dục tại Quy Nhơn mới đây.
Cụ thể, trước những băn khoăn của nhiều cán bộ ngành giáo dục trong việc tăng biên chế giáo viên rất khó khăn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các địa phương chủ động trong việc đào tạo giáo viên kiêm nhiệm để đáp ứng với thực trạng điều kiện hiện tại. Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ kiến nghị các bộ ngành và Chính phủ xem xét có chế độ phù hợp, kể cả chính sách và chế độ cho những giáo viên lớn tuổi có nhu cầu nghỉ hưu sớm.
Bộ GD ĐT sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức ngành giáo viên (ảnh minh họa: điện tử Chính phủ)
“Tăng thời gian, có hiệu quả thì phải tăng chế độ. Hiện nay giáo viên đang là định biên, hướng tới Bộ sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức đối với giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng có vào – có ra, có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này chưa làm ngay được mà phải có lộ trình”, Bộ trưởng cho biết.
Video đang HOT
Theo tính toán, chỉ tính riêng nhu cầu định biên (cố định biên chế) kế toán và y tế trong ngành giáo dục của cả nước hiện đã khoảng 80.000 cán bộ. Tiến tới, sẽ triển khai theo kiểu 1 kế toán phục vụ 3 – 4 trường, thậm chí có trường chỉ cần thuê kế toán. Tiến tới chúng tôi tinh giảm kế toán, hoặc kiêm nhiệm. Còn y tế trường học đã có trạm y tế xã, những trường ở xa trạm xá thì sẽ cân nhắc, điều chỉnh cho hợp lý” – Bộ trưởng phân tích.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết thêm, ngành giáo dục sẽ có những biện pháp “gỡ khó” nhiều vấn đề cho giáo viên để các thầy cô yên tâm công tác, phát triển chuyên môn. Bộ trưởng cũng khẳng định, Bộ GDĐT đã chủ trương, từ năm học tới sẽ không lấy việc đăng ký sáng kiến kinh nghiệm làm tiêu chí thi đua giúp giáo viên giảm tải.
“Thi đua là cần thiết nhưng phải hậu kiểm. Các cô thầy sáng tạo thì được thưởng, các trường chủ động phát hiện, khích lệ, tạo điều kiện. Rồi cấp Phòng, Sở, Bộ trân trọng biểu dương, ghi nhận những thầy cô có kết quả sáng tạo. Cái cần là phải có thành tích, sáng tạo thực sự, chứ không phải bắt giáo viên đăng ký thi đua, làm sáng kiến kinh nghiệm, gây áp lực nặng nề lên giáo viên” – Bộ trưởng nói.
Theo Danviet
Bộ trưởng GD&ĐT khen ngợi học sinh 8 năm cõng bạn đến trường
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gửi thư khen Minh Quang (học sinh THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình) không quản khó khăn, cõng bạn bị tật nguyền đến trường trong suốt 8 năm.
Trong thư, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao tình cảm, sự cố gắng vươn lên của hai em. Hành động này chắc chắn sẽ tạo ra sự lan tỏa trong ngành giáo dục và toàn xã hội, tạo ra cảm hứng, động lực cho học sinh cả nước về tinh thần tương thân, tương ái, vì cộng đồng.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng gửi lời thăm hỏi tới những người khuyết tật trong cả nước nói chung, các em khuyết tật nói riêng.
Bên cạnh đó, ông Phùng Xuân Nhạ cũng mong học sinh và thầy cô giáo tiếp tục có nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực hơn nữa, góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục.
Minh Quang cõng bạn đến trường học trong suốt 8 năm qua. Ảnh cắt từ clip.
Suốt 8 năm qua, Minh Quang đã không quản nắng mưa hàng ngày hỗ trợ, đưa đón Lê Ngọc Quốc Đạt - học sinh khuyết tật bẩm sinh với đôi chân bị bệnh xương thủy tinh - đến trường.
Việc làm của Quang thể hiện sự sẻ chia, tình cảm chân thành, tiếp thêm niềm tin và nghị lực cho Đạt trong cuộc sống cũng như học tập.
"Em cố gắng cõng Đạt tới lớp vì không muốn bạn phải ở nhà một mình, không được đến trường và không có cơ hội tiếp xúc với người khác", Minh Quang chia sẻ.
Đáp lại tình cảm của Quang, bạn bè, thầy cô và gia đình, Đạt đã nỗ lực tự vượt lên chính mình, thể hiện tinh thần "Tàn nhưng không phế", phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Theo Zing
Bộ trưởng GD&ĐT: Các trường ĐH phải 'sống' bằng thị trường Với giáo dục từ mầm non tới phổ thông, nhà nước có trách nhiệm đầu tư. Còn giáo dục đại học, nghề nghiệp, người đi học phải có trách nhiệm. Chiều 22/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có buổi làm việc và dự tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo, tự chủ, hội nhập quốc tế tại ĐH Lâm nghiệp...