Thí điểm cơ chế tự chủ toàn diện ở ĐH Bách khoa Hà Nội

Theo dõi VGT trên

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thí điểm thực hiện tự chủ, chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính…

Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của ĐH Bách khoa Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/10 vừa qua.

Theo đó, ĐH Bách khoa Hà Nội phát triển thành trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại trường.

Thí điểm cơ chế tự chủ toàn diện ở ĐH Bách khoa Hà Nội - Hình 1

ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thí điểm mô hình tự chủ toàn diện.

Trường được quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ; xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án của trường phù hợp với yêu cầu, lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu của xã hội; quyết định chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy; phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và quản lý đào tạo; thiết kế, in phôi bằng, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Trường được quyết định liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong nước; liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với đối tác là các trường đại học, các tổ chức đào tạo có uy tín trên thế giới trên cơ sở các chương trình liên kết đã được kiểm định chất lượng; công khai thông tin về các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học.

Trường được quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học; khuyến khích thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ, tổ chức hội thảo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục khoa học và công nghệ, bao gồm cả dịch vụ do Nhà nước đặt hàng.

Thí điểm cơ chế tự chủ toàn diện ở ĐH Bách khoa Hà Nội - Hình 2

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi với ông Hoàng Minh Sơn – hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội – về chủ đề tự chủ đại học.

Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và quy định tại Quyết định này.

Video đang HOT

Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2016 – 2017 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm.

Trường quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên; học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, trường thu học phí không vượt quá 20% mức trần học phí quy định đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề kể từ thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Theo Hà Phương / Vietnamnet

GS Ngô Bảo Châu: Việt Nam nhập khẩu nhiều cuộc thi

GS Ngô Bảo Châu cùng nhiều khách mời tại tọa đàm "Thi đấu Toán học, ích gì?", đã thảo luận về lý do Việt Nam phải nhập khẩu nhiều cuộc thi từ nước ngoài.

Có mặt tại buổi tọa đàm "Thi đấu Toán học, ích gì?" trong khuôn khổ Ngày hội Toán học mở 2016 diễn ra tại ĐH Bách khoa Hà Nội, chiều 21/8, GS Ngô Bảo Châu đặt câu hỏi cho các vị khách mời là hiệu trưởng, giảng viên, người tổ chức những cuộc thi tại Việt Nam hiện nay.

Nhập khẩu nhiều cuộc thi dù không biết nguồn gốc

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: "Khi ở Pháp, Mỹ, Australia, tôi thấy mỗi nước đều có một kỳ thi riêng, chỉ Việt Nam có tất cả kỳ thi của cả ba nước đó".

"Không lẽ chúng ta cạn kiệt đến mức phải đi nhập khẩu các cuộc thi từ nước ngoài nhiều đến vậy?", GS Châu nêu vấn đề.

Câu hỏi mà GS Ngô Bảo Châu đặt ra cũng là điều mà nhiều những người làm giáo dục, hoặc quan tâm đến giáo dục nước nhà thắc mắc. Ông Ngô Văn Minh, giáo viên Toán, trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) nói: "Chúng ta nhập khẩu quá nhiều kỳ thi của nước ngoài, dù không biết rõ có nguồn gốc từ đâu, như thế nào".

"Các kỳ thi Toán học bị thương mại hóa theo chiều thiếu tích cực, sức tàn phá của nó rất khủng khiếp. Bởi vậy, các nhà Toán học và khoa học khác cần có phản biện chuyên môn để tránh những ảnh hưởng tiêu cực trong giáo dục", ông Minh quả quyết.

GS Ngô Bảo Châu: Việt Nam nhập khẩu nhiều cuộc thi - Hình 1

GS Ngô Bảo Châu giảng bài tại Ngày hội Toán học mở 2016. Ảnh: Hoàng Như.

Trả lời câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu và khán giả đặt ra, TS Trần Nam Dũng - giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM cho biết: "Muốn tổ chức các cuộc thi 'made in Việt Nam', trừ kỳ thi học sinh giỏi các cấp, chúng ta cần nâng tầm ảnh hưởng của nền giáo dục trở nên rộng và lớn mạnh hơn. Khi đó, những cuộc thi quốc tế tầm cỡ mới vào được Việt Nam. Bây giờ, việc tự tổ chức các cuộc thi bỏ ngỏ hoàn toàn nên mới dễ dàng vào nước ta".

Cùng chia sẻ về vấn đề này, TS Toán học Lê Thống Nhất cho rằng, việc nhập khẩu các cuộc thi không phải xấu.

"Vấn đề của các cuộc thi là cách tuyên truyền thổi phồng và các giải thưởng thí sinh đạt được. Có nhiều cuộc thi chỉ ở tầm cỡ khu vực, độ khó của đề không cao, gần như 100% thí sinh đi thi có giải, nhưng khi trở về lại tôn thành tích ngang tầm quốc tế, khiến nhiều người hiểu nhầm, thí sinh và gia đình ảo tưởng", TS Nhất nhận định.

Mặt trái các cuộc thi

Bên cạnh vấn đề nhập khẩu các cuộc thi, các vị khách mời và khán giả trong buổi tọa đàm còn thảo luận sôi nổi về ý nghĩa và mặt trái của các cuộc thi tại Việt Nam hiện nay.

TS Trần Nam Dũng cho rằng, các cuộc thi không chỉ để kiểm tra, đánh giá, mà còn tạo không khí học tập cho học sinh, là gốc của sự học. Ngoài ra, các cuộc thi còn là những sân chơi tạo nên sự thi đua, hứng khởi và động lực cho học sinh.

GS Ngô Bảo Châu: Việt Nam nhập khẩu nhiều cuộc thi - Hình 2

Các vị khách mời thảo luận tại toạ đàm Thi đấu Toán học, ích gì? Ảnh: Hoàng Như.

Tồn tại song song với những ý nghĩa tốt đẹp, các cuộc thi cũng ẩn chứa những mặt trái, bất cập khiến các nhà giáo dục suy nghĩ, trăn trở.

PGS.TS Lê Anh Vinh - Phó hiệu trưởng trường THPT Khoa học Giáo dục (Hà Nội) chia sẻ: Hiện, các kỳ thi phần lớn cho học sinh giỏi. Để đạt thành tích, học sinh giỏi phải vượt qua nhiều cuộc thi ở nhiều cấp bậc khiến việc đi thi của các em rất nặng nề. Việc này do cách tổ chức thi trước đây từ cấp cơ sở đến trung ương còn nhiều bất cập.

Theo ông Vinh, chúng ta cần có cái nhìn khác, mọi thứ sẽ đơn giản hơn. Thay vì chỉ có học sinh giỏi được tham dự, hãy để mọi học sinh có nguyện vọng được đi thi. Dù không làm bài tốt như học sinh giỏi, các em vẫn vui vì được tham dự kỳ thi như mọi người.

"Sức ép lớn nhất từ phụ huynh, lúc nào cũng muốn con mình đạt thành tích. Nếu con đã cảm thấy áp lực vì phải học trường chuyên, lớp chọn hay những kỳ thi học sinh giỏi, cha mẹ đừng tạo áp lực cho con thêm nữa. Nên đặt nhẹ thành tích xuống, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn. Trẻ con chính là người gánh chịu nhiều nhất", ông Vinh nói.

Ngoài ra, nhiều ý kiến của khách mời và khán giả trong buổi tọa đàm đề nghị Bộ GD&ĐT chuyển giao lại cuộc thi học sinh giỏi các cấp cho các hiệp hội chuyên môn.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, một vị khách tham dự chương trình, nêu quan điểm: Nên cấm tuyệt đối việc dùng ngân sách Nhà nước để đi thi, ai muốn thi thì nộp tiền trên tinh thần tự nguyện. Nhà nước thay vì phải bỏ ngân sách tổ chức cuộc thi, lại còn thu thêm được ngân sách.

"Bộ GD&ĐT nên giao trách nhiệm lại cho các hiệp hội chuyên môn tổ chức các cuộc thi. Không nên lấy tiêu chuẩn thành tích của trẻ con làm thành tích của người lớn", ông Sơn gay gắt nói.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Vũ Lương - nguyên hiệu trưởng trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên cho rằng: "Các kỳ thi hấp dẫn trẻ con, được chúng rất yêu thích. Quan trọng là người lớn phải tổ chức như thế nào cho hiệu quả, làm sao để các em có nhiều cơ hội thành công. Các kỳ thi nên chuyển giao cho nhà khoa học, chuyên môn để chất lượng tốt hơn".

Ngày hội Toán học mở là sự kiện do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức, phối hợp các đơn vị đào tạo, câu lạc bộ Toán học. Chủ đề của năm nay là "Bản giao hưởng số pi".

Chủ đề của ngày hội ngụ ý sự phá cách có trong nội tại của Toán học. Số pi chứa nhiều bất ngờ, bí ẩn. Những cái hay, đẹp, bí ẩn, vô lý, có lý... hoà trong nhau tạo nên sự hấp dẫn của Toán.

Tại ngày hội, GS Ngô Bảo Châu (ĐH Chicago, Mỹ) trình bày "những câu chuyện xung quanh định lý cuối cùng của Fermat". GS Vũ Hà Văn (ĐH Yale, Mỹ) thuyết trình về "Số đề". TS Trịnh Hữu Tuệ (ĐH Wisconsin - Milwaukee) diễn giảng về "cơ sở luận lý của nghĩa không đen".

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tùRộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tù
15:14:28 27/12/2024
Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"
16:33:52 27/12/2024
Nhà hàng tự ý làm tròn hóa đơn thêm 350 đồng, người đàn ông bất bình kiện ra tòa: Phán quyết khiến ai nấy thán phụcNhà hàng tự ý làm tròn hóa đơn thêm 350 đồng, người đàn ông bất bình kiện ra tòa: Phán quyết khiến ai nấy thán phục
15:35:55 27/12/2024
Quay đầu "né chốt", thanh niên khiến bạn gái nằm đường sau cú tông cực mạnhQuay đầu "né chốt", thanh niên khiến bạn gái nằm đường sau cú tông cực mạnh
17:09:06 27/12/2024
Á hậu Vbiz lên tiếng tin lợi dụng tình cảm mỹ nam Hàn Quốc đánh bóng tên tuổi, hé lộ 1 chi tiết gây sốcÁ hậu Vbiz lên tiếng tin lợi dụng tình cảm mỹ nam Hàn Quốc đánh bóng tên tuổi, hé lộ 1 chi tiết gây sốc
16:28:54 27/12/2024
Báo động tình trạng của Triệu Lộ TưBáo động tình trạng của Triệu Lộ Tư
15:05:50 27/12/2024
Gương mặt biến dạng của mỹ nhân đẹp nhất châu Á khiến cả nước sốc nặngGương mặt biến dạng của mỹ nhân đẹp nhất châu Á khiến cả nước sốc nặng
17:53:01 27/12/2024
'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc
17:36:09 27/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay

Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay

Sức khỏe

20:53:44 27/12/2024
Cột sống là khu vực có nguy cơ cao bị ung thư di căn. Ung thư phổi, vú và đại tràng có nhiều khả năng di căn đến cột sống và biểu hiện dưới dạng khối u cột sống.
Phát hiện cả ngàn người xuyên đêm không ngủ chen nhau, vượt cả rào mua vé bán kết Việt Nam vs Singapore tạo nên cảnh choáng ngợp

Phát hiện cả ngàn người xuyên đêm không ngủ chen nhau, vượt cả rào mua vé bán kết Việt Nam vs Singapore tạo nên cảnh choáng ngợp

Netizen

20:50:31 27/12/2024
Sức hút quá lớn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Sức hút của AFF Cup 2024 đang nóng dần lên sau khi tuyển Việt Nam thắng kịch tính 2-0 Singapore ở bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Xuân Son sẽ giúp Việt Nam vô địch ASEAN Cup

Xuân Son sẽ giúp Việt Nam vô địch ASEAN Cup

Sao thể thao

20:26:19 27/12/2024
Truyền thông Đông Nam Á nhận định sự có mặt của Nguyễn Xuân Son giúp tuyển Việt Nam cân bằng cán cân sức mạnh với Thái Lan. Xuân Son đang được giới chuyên môn Đông Nam Á chú ý.
Bắt người phụ nữ lừa 8 tỷ đồng của người đàn ông miền Tây

Bắt người phụ nữ lừa 8 tỷ đồng của người đàn ông miền Tây

Pháp luật

20:17:29 27/12/2024
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long hôm nay (27/12) khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Thu (51 tuổi, ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
Mưa lớn trong 2 giờ, cô gái chạy xe máy ngã nhào khi qua 'rốn ngập' ở Đồng Nai

Mưa lớn trong 2 giờ, cô gái chạy xe máy ngã nhào khi qua 'rốn ngập' ở Đồng Nai

Tin nổi bật

20:03:06 27/12/2024
Trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Đồng Nai ngập sâu trong biển nước. Nhiều người đi xe máy bị sóng đánh ngã nhào xuống đường.
The Beatles bất ngờ tái hợp

The Beatles bất ngờ tái hợp

Nhạc quốc tế

20:03:01 27/12/2024
Mới đây, Ringo Starr bất ngờ xuất hiện tại nhà thi đấu O2 trong đếm cuối thuộc khuôn khổ chuyến lưu diễn Got Back của Paul McCartney.
Chị đẹp đạp gió - Tập 11: Bùi Lan Hương sững sờ khi nhận kết quả

Chị đẹp đạp gió - Tập 11: Bùi Lan Hương sững sờ khi nhận kết quả

Tv show

19:56:30 27/12/2024
Công diễn 4 sẽ khép lại với 3 tiết mục trong tập 11. Các Chị đẹp phải đối diện với khoảnh khắc nhận kết quả trong sự bất an, lo lắng với nguy cơ dừng bước.
Thanh thoát, uyển chuyển trong từng bước đi với váy dáng xòe

Thanh thoát, uyển chuyển trong từng bước đi với váy dáng xòe

Thời trang

19:54:44 27/12/2024
Váy dáng xòe là biểu tượng của sự nữ tính, duyên dáng và linh hoạt trong thế giới thời trang. Với thiết kế phần chân váy xòe rộng từ eo, loại trang phục này tạo hiệu ứng thị giác giúp vóc dáng trông cao ráo, thanh mảnh.
"Tái sinh" của Tùng Dương lọt top 1 trending, chuyên gia lý giải sức hút

"Tái sinh" của Tùng Dương lọt top 1 trending, chuyên gia lý giải sức hút

Nhạc việt

19:53:31 27/12/2024
Chỉ sau một thời gian ngắn, bài hát Tái sinh của Tùng Dương đã nằm ở vị trí số 1 của bảng xếp hạng bài hát yêu thích của YouTube. Chuyên gia cũng lên tiếng về hiệu ứng của bài hát này.
H'Hen Niê nói gì về thông tin 'hoa hậu nộp thuế 4,7 tỉ đồng'?

H'Hen Niê nói gì về thông tin 'hoa hậu nộp thuế 4,7 tỉ đồng'?

Sao việt

19:50:16 27/12/2024
Cục Thuế TP.HCM cho biết trong thời gian qua, nhiều cá nhân có hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đã tự giác kê khai nộp thuế, trong đó có một hoa hậu nộp 4,7 tỉ đồng thuế.
Nóng: Công bố full clip "tóm" sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái gây chấn động showbiz

Nóng: Công bố full clip "tóm" sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái gây chấn động showbiz

Sao châu á

19:45:51 27/12/2024
Đúng như hứa hẹn của mình, trưa 27/12, Lưu Đại Chùy đã công bố danh tính nghệ sĩ có đời tư lộn xộn mà anh muốn vạch trần chính là Uông Tô Lang.