Thi ĐH môn Hóa sẽ nhiều điểm 9,10
9h30 phút sáng nay 5/7, các sỹ tử trên cả nước đã kết thúc môn thi cuối cùng của kì thi ĐH đợt 1. Hầu hết các thí sinh đều cho rằng đề Hóa năm nay khá sát chương trình học và không có nhiều câu hỏi “đánh đố” như đề thi Vật Lý.
Thí sinh thở phào vì đề Hóa dễ thở
Sau khi bước ra khỏi trường thi, nhiều thí sinh thấy an tâm hơn với phần bài làm của mình trong ngày hôm nay, đa phần các thí sinh được hỏi đều nhận định đề thi Hóa nhẹ nhàng hơn so với năm trước và có tính chất phân loại học sinh.
Em Hoàng Minh Long, thí sinh thi vào khoa cơ khí, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vui vẻ cho biết: “Đề Hóa ít lý thuyết hơn. Muốn làm hết đề chắc phải là những bạn học sinh giỏi, làm đến đâu chuẩn đến đấy. Hôm nay em làm tốt hơn hai môn hôm qua, được khoảng hơn 70% đề. Điểm chuẩn khoa cơ khí năm ngoái là 18 nên em rất hi vọng mình sẽ đỗ ĐH.”
Thí sinh vào phòng thi. (Ảnh: Hương Giang)
Thầy Nguyễn Mạnh Hà, phó Chủ nhiệm bộ môn Hóa, Trường ĐH Mỏ-Địa chất nhận xét: “Đề Hóa năm nay rất đảm bảo về kiến thức cơ bản, nhất là phần lý thuyết, không quá khó. Một số câu mang tính phân loại, chỉ cầ học sinh cận giỏi đã có thể làm rất tốt vì những câu này chưa thực sự khó.
Thí sinh làm bài thi. (Ảnh: Chu Ngọc)
Cấu trúc đề và các nội dung kiến thức tương tự như năm ngoái, khá cân bằng giữa bài tập và lý thuyết. Phần lý thuyết chủ yếu kiểm tra kiến thức ghi nhớ, không có nhiều suy luận và có phần hỏi nhiều chi tiết nhỏ.
Lượng kiến thức ở lớp 10 chỉ chiếm khoảng 10% nhưng dung lượng của lớp 11 chiếm tới khoảng 30%. Vì vậy, học sinh nên xác định kiến thức Hóa lớp 11 là một trong những phần rất quan trọng. Học sinh trung bình có thể đạt 5,6 điểm, học sinh khá làm được 6,7 điểm sẽ nhiều, 8,9 điểm cũng không quá khó đối với những bạn học chắc chắn.
Thí sinh làm bài thi môn Hóa sáng 5/7. (Ảnh: Chu Ngọc)
Theo tôi, đề Hóa sẽ nhiều điểm trên trung bình hơn và nhiều em sẽ có cơ hội đạt từ điểm sàn trở lên để có thể nộp đơn xét tuyển vào các trường xét nguyện vọng (NV)2, NV3.
Sẽ nhiều điểm 9,10
Với đề thi môn Hóa nhiều thí sinh có nhận xét “học sinh có lực học bình thường có thể làm được từ 60% trở lên, còn những học sinh khá giỏi dễ dàng đạt được điểm 9, 10 nếu làm tốt phần câu hỏi nâng cao”.
Em Hoàng Tùng (Ba Vì, Hà Nội) ra về trong tâm lý tự tin, thoải mái vì hai môn Vật Lý và Hóa học đều làm được từ 70% trở lên. Tùng cho biết: “Nếu như môn Toán em thấy rất lo lắng vì chỉ chắc chắn được 50% thì hai môn sau em yên tâm hơn vì làm được tầm 7, 8 điểm. Nói chung đề Hóa hôm nay không quá khó, nhất là những câu lý thuyết bạn nào chăm chỉ học sẽ làm được hết, còn lại phần bài tập thì phải luyện nhiều mới làm xong hết trong vòng 90 phút.”
Video đang HOT
Ảnh Hương Giang
Tại điểm thi Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên (ĐHQG Hà Nội) – thí sinh Hoàng Thị Hà Ngân (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho biết: ” Vì em học chuyên Hóa nên đã được luyện khá nhiều dạng bài, bởi vậy đề thi này với em rất “vừa sức”, em làm vừa kịp thời gian và chắc chắn tầm khoảng 9 điểm. Em thấy đề thi năm nay khá hay, những câu bài tập tuy không “bẫy” học sinh như môn Lý nhưng để giải nhanh, chính xác thì thí sinh phải thật sự nắm chắc kiến thức”.
Gợi ý đáp án môn Hóa học:
http://docs.srv.vietnamnet.vn/docs/giaoduc/da_hoaa_2011.pdf
Cũng như nhiều thí sinh khác, theo bạn Hà Minh Khánh (TP Vinh, Nghệ An) đăng kí dự thi vào trường ĐH Giao Thông Vận Tải thì đề Hóa không quá dài và “lắt léo” như môn Vật Lý chiều qua, nhưng để làm bài tốt thì học sinh phải biết phân bố thời gian hợp lý, đặc biệt là những câu bài tập nếu không xác định đề và hướng giải nhanh thì dễ lạc đề khiến nhiều bạn chỉ loay hoay vào một câu mà không kịp làm các câu khác.
Ảnh Hương Giang
Tuy nhiên vẫn có một số thí sinh lắc đầu với môn Hóa vì đề thi nhiều câu bài tập khá “khó nhằn”. Thêm vào đó do áp lực tâm lý nên nhiều em quá căng thẳng dẫn đến nhầm lẫn kiến thức.
Em Triệu Quốc Đạt (Từ Sơn, Bắc Ninh) nhăn nhó: “Đề Hóa khó lắm chị ạ, giải mấy câu bài tập đã hết hơn nửa thời gian, em chỉ làm được 40% còn lại một số câu không biết làm nên khoanh bừa”.
Còn một số sĩ tử dù không làm được bài nhưng vẫn thấy “nhẹ người” vì đã kết thúc kì thi ĐH đầy áp lực…
Ngày đầu: Xử lí 60 thí sinh
Báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT cuối ngày 4/7 – kết thúc hai môn thi Toán và Vật lý cho thấy, căn cứ vào tổng số 909.532 hồ sơ đăng ký dự thi thì ở môn Toán có lượng hồ sơ “ảo” chiếm gần 23% – chỉ có 699.628 thi sinh đến dự thi.
Ảnh Lê Anh Dũng
Ở môn Vật lý, có thêm 5.200 thí sinh vì nhiều lý do không đến thi nên số thí sinh dự thi môn Vật lý chiều 4/7 so với số đăng ký dự thi chỉ còn 694.336 (chiếm 76,34%) giảm 5.292 thí sinh so với buổi thi sáng.
Kết thúc buổi thi, đã có 60 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế tuyển sinh bị xử lý kỷ luật. Trong đó 26 trường hợp bị đình chỉ thi và 3 thí sinh đến muộn không được thi, 22 trường hợp bị khiển trách và 9 trường hợp bị cảnh cáo.
Các công tác như đề thi, coi thi, giao thông, hỗ trợ thi bước đầu, được Bộ đánh giá là nghiêm túc, an toàn.
Kết thúc hai môn thi Toán và Vật Lý nhiều thí sinh than đề Toán khó còn đề Vật lý không đủ thời gian làm bài.
Bấm vào đây để Tra cứu điểm thi đại học và cao đẳng
Theo VNN
Làm thủ tục dự thi đợt 1: tốp giữa và ĐH vùng "lên ngôi"
Thống kê ban đầu từ các trường cho thấy, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi ĐH đợt 1 năm 2011 có sự chênh lệch khá rõ giữa hai khu vực Bắc và Nam.
Trong khi các trường ĐH phía Bắc có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục hầu hết chỉ trên dưới 60% thì các trường khu vực phía Nam đa số có tỷ lệ trên 70%, nhiều trường trên 80%
Thí sinh nghe giám thị phổ biến quy chế thi sáng 3-7 tại Trường ĐH Sài Gòn - Ảnh: Như Hùng
Ở khu vực phía Bắc, các trường ĐH lớn, có điểm chuẩn các năm trước cao, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi khá thấp. Trong khi đó các trường có điểm chuẩn vừa phải, số thí sinh đến làm thủ tục dự thi cao hơn. Theo nhiều cán bộ tuyển sinh, do lượng hồ sơ ảo vẫn còn và thí sinh đã cân nhắc chọn thi ở các trường phù hợp với năng lực của mình. Sự lựa chọn này là dấu hiệu đáng mừng, cơ hội trúng tuyển ĐH của thí sinh cũng sẽ cao hơn.
Hơn 680.000 thí sinh đến dự thi, đạt 74,83%
Chiều ngày 3-7, Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ (Bộ GD-ĐT) cho biết trong đợt 1 của kỳ thu tuyển sinh năm 2011, cả nước có 107 trường ĐH có tổ chức thi với 989 điểm thi và 25.630 phòng thi. Trong đợt thi này có tổng số 909.532 lượt thí sinh đăng ký dự thi (hồ sơ đăng ký dự thi).
Theo số liệu thống kê từ báo cáo nhanh của các trường tính đến 17 giờ ngày 3-7, cả nước đã có 680.597 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt 74,83% so với số lượng đã đăng ký. Con số này tương đương so với tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi đợt 1 của kỳ thi tuyển sinh năm 2010.
Số trường Đại học tổ chức thi: 107 trường;
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga,, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh cho biết, Hội đồng tuyển sinh các trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến làm thủ tục dự thi. Số thí sinh phải chỉnh sửa những sai sót trong giấy báo dự thi không nhiều.
Cũng theo đánh giá của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số thành phố khác không có hiện tượng ùn tắc giao thông trong ngày làm thủ tục dự thi. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có hiện tượng kẹt xe cục bộ tại một số khu vực: Cầu Thị Nghè, đường Nguyễn Cửu Vân, đường Ngô Tất Tố do đường nhỏ, lượng xe cộ tập trung đông,...
Phía Bắc: Chuộng trường tốp giữa
Tại Trường ĐH Ngoại thương, trong số hơn 4300 hồ sơ ĐKDT của cơ sở 1 (Hà Nội)nhưng trong sáng 3-7 chỉ có hơn 2300 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt 53,5%. Cơ sở 2 của trường tại TPHCM tuy có lượng hồ sơ ít hơn nhưng lượng thí sinh đến làm thủ tục cao hơn, đạt đạt 59%. Tỷ lệ này tương đương năm 2010.
Tương tự, tỷ lệ làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân chỉ đạt 52%. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với năm 2010. Tại Học viện Ngân hàng, thí sinh đến làm thủ tục dự thi cũng chỉ đạt 53,28%. Trường ĐH Xây dựng HN tuy số thí sinh đến làm thủ tục khá hơn nhưng cũng chỉ đạt khoảng 65%.
Nhìn lại kỳ thi tuyển sinh năm 2010, tỷ lệ làm thủ tục dự thi và dự thi thực tế tại các trường này hầu như ít có sự thay đổi. Tuy số thí sinh đến dự thi có tăng hơn nhưng không đáng kể. Mặc dù tỷ lệ dự thi thấp, tỷ lệ chọi các trường này cũng không cao nhưng điểm chuẩn luôn nằm ở tốp đầu.
Ở các trường có điểm chuẩn vừa phải, trường đa ngành, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục nhỉnh hơn, một số trường đạt trên 70%. Trong số hơn 12.000 hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Điện lực, sáng 3-7 có hơn 8300 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt khoảng 70%. Trong khi đó, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, số thí sinh đến làm thủ tục đạt hơn 72%.
So với năm 2010, tỷ lệ thí sinh làm thụ tục dự thi vào trường cao hơn. Trong khi các trường khối kinh tế, ĐH tốp đầu có tỷ lệ thí sinh làm thủ tục khá thấp thì các trường khối nông - lâm nghiệp lại có tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi cao chót vót. Trong đó, tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi tạo Trường ĐH Lâm nghiệp lên đến 78%. Tuy thấp hơn một chút nhưng tỷ lệ tại Trường ĐH Nông nghiệp cũng đạt khoảng 76%.
Phía Nam: ĐH đa ngành "lên ngôi"
Khu vực phía Nam, theo đánh giá của các trường, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi tăng từ 2 đến 5% với năm 2010. Hầu hết các trường có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục trên 75%. Riêng các ĐH vùng, các trường ĐH khu vực có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục rất cao, trên 80%. Trong đó Trường ĐH Luật TPHCM có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục đạt hơn 78%.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM 76,3%, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM 78,5%, Trường ĐH Tài chính Marketing 76,38%, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM 75%, Trường ĐH Nông lâm TPHCM 77%, Trường ĐH Sài Gòn 77%, Trường ĐH Tôn Đức Thắng 77%, Giao thông vận tải TPHCM hơn 78%...
Ở khối ĐHQG TPHCM, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại các trường thành viên có phần thấp hơn so với các trường bên ngoài. Trong đó, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM) chỉ có 64,7% thí sinh đến làm thủ tục dự thi.
Tuy tỷ lệ này cao hơn năm 2010 khoảng 2% nhưng so với các trường tại khu vực phía Nam thì tỷ lệ khá thấp. Tỷ lệ thí sinh làm thủ tục tại Trường ĐH Bách khoa đạt 72% và tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên là 75,4.
Trong khi đó, nhiều trường ĐH đa ngành, ĐH vùng có tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi rất cao. Chẳng hạn Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thoi vào trường lên đến 81%.
Có thể điểm chuẩn năm 2010 của trường này ở mức khá thấp (dao động từ 14 đến 16 điểm) nên năm nay đã thu hút lượng hồ sơ ĐKDT khổng lồ (đợt 1 có gần 40.000 hồ sơ ĐKDT). Trường ĐH Cần Thơ cũng tăng khoảng 5% so với năm 2010, lên 84,2%. Tương tự, ĐH Huế cũng có tỷ lệ làm thủ tục dự thi lên đến 82,15% và tại ĐH Đà Nẵng khoảng 80%...
Hà Nội: Các trường khối kinh tế có tỷ lệ dự thi không cao
Các trường tốp đầu trong khối kinh tế đều có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi sang ngày 3-7 không cao. Tuy nhiên con số này cũng không có biến động lớn so với tỷ lệ dự thi của năm 2010.
Bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại Thương cho biết tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi sáng nay đạt 53,5% với 2.328 thí sinh/4.350 hồ sơ ĐKDT. Con số này ở cơ sở II trong TPHCM cao hơn một chút. Trong số 1.255 hồ sơ ĐKDT có 739 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt 59%. Ông Phạm Quang Trung, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay tỷ lệ đến làm thủ tục dự thi của trường sáng nay đạt 51,42%, với gần 9.900 thí sinh/19.227 hồ sơ ĐKDT, tương đương năm 2010.
Ông Trần Mạnh Dũng, trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho hay chỉ có 53,28 % trong tổng số 12.200 hồ sơ ĐKDT đến làm thủ tục.
Trong khi đó, các trường khối ngành kỹ thuật- công nghệ có tỷ lệ dự thi cao hơn hẳn so với khối trường kinh tế. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có tỷ lệ dự thi là 63%, tăng 3% so với năm 2010. Tỷ lệ thí sinh có mặt của trường ĐH Mỏ Địa chất sáng ngày 3-7 là 72,5%, cũng tăng 3% so với năm trước... Một số trường khác có tỷ lệ dự thi tương đương năm 2010 như trường ĐH Điện lực với 69%, ĐH Giao thông vận tải là hơn 67%... Riêng các trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có số lượng thí sinh đến dự thi năm nay đạt 58%, giảm đáng kể. Trường ĐH Xây dựng cũng có số lượng thí sinh đến làm thủ tục dự thi giảm khá nhiề, 65%.
Trong khi đó, khối trường nông lâm có tỷ lệ thí sinh đến dự thi cao hơn hẳn so với năm 2010. Điển hình là trường ĐH Lâm nghiệp năm nay có tới 78% thí sinh đến làm thủ tục dự thi trên tổng số 11.000 hồ sơ ĐKDT.
Theo TNO
"Thí sinh viết bài thi bằng chân" dự thi ĐH CNTT TPHCM Sau những đắn đo, chọn trường, hôm nay 3/7 em Nguyễn Minh Phú nhân vật trong bài viết "Kỳ tích của thí sinh viết bài thi bằng chân" cho biết đã quyết định "quyết đấu" vào trường ĐH CNTT TP Hồ Chí Minh. Kỳ thi đại học năm nay Phú tham dự vào hai trường đại học tại TPHCM là Trường ĐHCNTT và...