Thi đánh giá năng lực: Tốn kém và “tự trói”
Ba năm liên tục Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển nhưng năm 2020 ngưng tổ chức; các trường khác tổ chức thi riêng cũng đã nhận thấy nhiều bất cập
Theo thông báo mới nhất của Trường ĐH Luật TP HCM, năm 2020 trường thay đổi căn bản phương thức tuyển sinh. Theo đó, không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực mà sẽ áp dụng 2 phương thức tuyển sinh độc lập: Xét tuyển thẳng và xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2020.
Ngưng vì quá phức tạp
Sau nhiều năm chuẩn bị, năm 2017, Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển, không dựa hoàn toàn vào kỳ thi đánh giá năng lực mà là tùy theo tỉ trọng điểm từng thành phần hằng năm do trường quy định, quy trình xét tuyển trước tiên dựa vào kết quả học bạ sau đó xét kết hợp với kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu về điểm số mới được gọi để tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.
Theo công bố hằng năm của Trường ĐH Luật TP HCM, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực bao gồm 4 nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn…); kiến thức về pháp luật; tư duy logic và khả năng lập luận.
Khi tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, lãnh đạo Trường ĐH Luật TP HCM cho biết là nhằm tìm ra những sinh viên phù hợp với ngành luật. Thế nhưng, tại hội nghị công tác tuyển sinh 2019 và thực hiện Luật Giáo dục ĐH sửa đổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 17-7-2019 ở TP HCM, lãnh đạo trường bất ngờ cho biết sẽ xét lại đề án tự chủ tuyển sinh. PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP HCM, cho biết đề án tự chủ tuyển sinh thực hiện từ vài năm nay nhưng dường như làm vậy là tự trói chân mình.
Ông Hải cho hay hiện các trường ĐH sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển như tuyển thẳng học sinh giỏi, xét tuyển học bạ, xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Trường ĐH Luật TP HCM nhiều năm nay vẫn xét từ kết quả học bạ, sau đó xét tiếp đến kết quả kỳ thi THPT quốc gia rồi gọi một lượng thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực.
“Ba năm thực hiện tự chủ tuyển sinh, trường luôn tuyển đủ chỉ tiêu nhưng quy trình tuyển sinh qua nhiều công đoạn là quá phức tạp với thí sinh” – ông Hải nói.
Video đang HOT
Thí sinh thi đánh giá năng lực tại ĐHQG TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Tự làm khó!
Trong khi đó, nhiều trường ĐH vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi này.
ĐHQG TP HCM năm nay tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để các trường thành viên dùng kết quả xét tuyển, nhiều trường ĐH ngoài khối ĐHQG TP HCM cũng thông báo sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Trường ĐH Quốc tế (thành viên của ĐHQG TP HCM) cùng nhiều trường ĐH khác như Quốc tế Hồng Bàng, Nguyễn Tất Thành, Công nghệ TP HCM (HUTECH)… cũng thông báo tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển.
TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam – cho rằng chưa nói đến đề thi có phù hợp cho việc xét tuyển vào các ngành trong trường hay không nhưng ngay từ đầu, cách tổ chức thi và xét tuyển của Trường ĐH Luật TP HCM đã bộc lộ những điểm bất cập cho chính trường. Về tổ chức thi, không giống như ĐHQG TP HCM tổ chức nhiều điểm thi, thu hút được số đông thí sinh và các thí sinh ở nhiều địa phương khác nhau, Trường ĐH Luật TP HCM chỉ tổ chức thi ở TP HCM nên có thể nhiều thí sinh có nguyện vọng thi vào trường song không có điều kiện tham gia. Về xét tuyển, điểm xét tuyển của trường gồm nhiều thành phần đã phức tạp hóa việc xét tuyển, trong khi các trường khác điểm xét tuyển theo phương thức nào chỉ có điểm của một thành phần điểm đó.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP HCM, cho rằng về tuyển sinh, nên đa dạng hóa và có nhiều thước đo để đánh giá toàn diện chứ không nên chỉ là kỳ thi kiểm tra kiến thức như kỳ thi THPT quốc gia hiện nay. Nhưng để tạo ra thước đo khác thì không dễ làm và tốn kém, có khi việc xây dựng thước đo không chuẩn lại có hại. Bất cứ trường nào, khi xây dựng thước đo cần phải có tiềm lực, không thì nên dựa vào một tổ chức chuyên nghiệp. Trường ĐH Quốc tế thuộc ĐHQG TP HCM cũng xây dựng kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh, kỳ thi đó giống kỳ thi THPT quốc gia nhưng cụ thể hóa hơn và trường tuyển được sinh viên phù hợp thông qua thước đo đó.
Một số chuyên gia cho rằng mục tiêu tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để chọn sinh viên phù hợp với ngành luật là đúng nhưng cách làm lại vô tình tự làm khó mình. Ở Trường ĐH Luật TP HCM, nếu vẫn tổ chức thi và xét kết quả kỳ thi đó để xét tuyển, song song đó vẫn xét tuyển từ kỳ thi THPT quốc gia thì không đến mức trường phải từ bỏ kỳ thi đánh giá năng lực.
Thi riêng để có thước đo riêng
PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho rằng nếu xác định chỉ cần xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia là đủ thì không cần tổ chức kỳ thi riêng làm gì nhưng có trường muốn có thêm những thước đo khác. Tổ chức thi đánh giá năng lực là tốn kém nhưng trường muốn chọn sinh viên theo tiêu chuẩn riêng.
Huy Lân
Theo nguoilaodong
Nhiều đại học tổ chức thi riêng
Ngoài phương thức tuyển sinh bằng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ, nhiều đại học tự tổ chức các kỳ thi riêng nhằm thu hút thí sinh.
Năm nay, Đại học Quốc tế Hồng Bàng có 6 phương thức tuyển sinh cho 4.000 chỉ tiêu: xét học bạ THPT quốc gia, xét kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển với thí sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài, xét tuyển kết quả kỳ thi SAT, xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và thi tuyển sinh đầu vào do trường tổ chức.
Hiệu trưởng Hồ Thanh Phong cho biết trường dành 10% thi tuyển sinh do trường tổ chức. Đây được xem là cách nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng giảng dạy của trường.
Thí sinh dự thi hai môn (trong đó có ít nhất một môn bắt buộc là Toán hoặc Ngữ Văn) và xét tuyển một môn trung bình lớp 12 trong học bạ THPT theo tổ hợp môn xét tuyển trong ngành dự thi. Các môn thi và xét tuyển bao gồm: Ngữ Văn, Vật lý, Toán, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh.
Đại học Quốc tế Hồng Bàng tạm dừng tuyển sinh 5 ngành: Khoa học môi trường, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử - viễn thông, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và Thiết kế công nghiệp bởi khó tuyển trong nhiều năm. Thay vào đó, trường mở mới 11 ngành được dự báo có nhu cầu nhân lực cao trong tương lai như: Quản lý công nghiệp, Trí tuệ nhân tạo (AI), Kỹ thuật cơ điện tử, Digital Marketing, Hộ sinh, Y đa khoa, Cử nhân sức khỏe răng miệng, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Thí sinh TP HCM làm thủ tục dự thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tương tự, trong 5 phương thức tuyển sinh cho gần 6.000 chỉ tiêu năm nay, Đại học Công nghệ TP HCMdùng phương án tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực do chính trường này tổ chức. Các môn thi gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh với hình thức trắc nghiệm.
Ba phương án còn lại gồm: xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM.
Đại học Nguyễn Tất Thành năm nay cũng sử dụng phương thức thi tuyển đầu vào do trường tổ chức nhằm giúp thí sinh có cơ hội vào đại học không phải phụ thuộc nhiều vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Ngoài ra, trường cũng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức.
Năm nay, trường dự kiến tuyển 6.250 chỉ tiêu cho 48 ngành. Phần lớn chỉ tiêu vẫn dành cho ba phương thức truyền thống gồm xét kết quả thi THPT quốc gia, xét kết quả học bạ và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi.
Đại học Yersin Đà Lạt tuyển sinh 20 ngành với 4 phương án xét tuyển: kết quả thi THPT quốc gia, xét học bạ lớp 12, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và thi đánh giá năng lực do trường tổ chức. Bốn ngành mới trường dự kiến tuyển trong năm nay gồm Luật kinh tế, Công nghệ thực phẩm, Nhật Bản học và Tư vấn môi trường.
Với phương thức thi đánh giá năng lực do trường tổ chức, các môn thi gồm Toán và tư duy logic, tiếng Anh, Văn và hiểu biết xã hội. Kiến thức chủ yếu trong chương trình lớp 12, có mở rộng để đánh giá về tư duy logic và hiểu biết xã hội. Bài thi có 50 câu, hình thức trắc nghiệm, được làm trong 60 phút.
Theo VNE
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đạt chuẩn 4 sao của tổ chức QS Stars Anh Quốc Trải qua quá trình nghiêm túc và độc lập trong việc thu thập số liệu và đánh giá hoạt động của Trường theo bộ tiêu chuẩn QS Stars, vừa qua Tổ chức QS chính thức công nhận Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt chuẩn chất lượng 4 sao. Đây là trường ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam được tổ chức...