Thi ‘chỉ đơn giản như làm bài kiểm tra’ nên không cần bố mẹ đưa đón
Nhiều bạn trẻ cho rằng việc được bố mẹ đưa đi hay chủ động đến điểm thi một mình không ảnh hưởng đến kết quả mà phụ thuộc năng lực của bản thân.
Khoảng 2 năm trước, khi còn là học sinh lớp 12, Minh Hậu (20 tuổi, sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM) vẫn nhớ như in buổi sáng tự đạp xe đến trường thi trên con đường quen thuộc.
Vẫn là đường đến trường hàng ngày, nhưng hôm ấy Hậu cảm thấy khác hơn – bồi hồi và có chút lo lắng cho ngày thi đầu tiên.
Khác với nhiều bạn cùng xóm được bố mẹ đưa đón, trước đó, Hậu đã đề xuất với gia đình được đi một mình. “Mình cảm thấy việc tự đi thi thoải mái hơn và cũng đỡ vất vả hơn cho bố mẹ”, nam sinh chia sẻ.
So với kỳ thi đại học nhiều năm về trước, không ít bạn trẻ hiện nay muốn được tự mình đến điểm thi hoặc đi cùng bạn bè vì tâm lý thoải mái, giảm áp lực và đỡ nhọc cho gia đình đưa rước.
Ngày con đi thi, bố mẹ cũng sốt ruột như không kém. Ảnh: Ngân Giang.
“Con lớn rồi”
Những năm gần đây, các điểm thi đều được tổ chức quy tụ trong khu vực các sĩ tử theo học để giúp họ tránh phải đi xa và đảm bảo về mặt thời gian. Vì vậy, đa số thí sinh chỉ phải di chuyển đến các trường nội bộ trong quận hoặc được thi ngay tại trường cấp 3 của mình.
Nhiều bạn trẻ chọn phương án tự đến điểm thi với nhiều lý do khác nhau như “Ngay gần nhà”, “Thi tại trường luôn nên không sợ lạc”, “Đỡ phiền gia đình”, “Sợ bố mẹ hỏi có thi được không”, “Lo phải đối mặt với kỳ vọng của gia đình”.
Ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn việc đi thi một mình để chủ động thời gian. Ảnh: Việt Hùng.
Với Lê Ngọc Vân Anh (21 tuổi), việc tự đi thi khiến bản thân cô cảm thấy có trách nhiệm và trưởng thành hơn.
“Vì giờ thi bắt đầu khá sớm, nhà lại xa nên mình muốn tự đến trường thi. Điều đó giúp mình chủ động hơn về thời gian và cũng đỡ cực cho bố mẹ phải dậy sớm, tất bật cùng mình”, nữ sinh cho hay.
Ngoài ra, 9X cho biết việc tự đi thi bằng xe máy giúp cô được “làm nóng người” trước giờ thi, tinh thần phấn chấn hơn và “thấy mình lớn hơn hẳn”.
Vân Anh nói thêm không chỉ cô mà nhiều bạn cùng lớp cũng từng chọn cách đi thi tương tự. Ngoài ra, nhiều nhóm bạn của cô ở những trường khác còn qua nhà gọi nhau vì tiện đường và muốn động viên nhau trước giờ thi.
Video đang HOT
Đối mặt với kỳ vọng của gia đình, một số sĩ tử sợ đi cùng gia đình sẽ thấy áp lực hơn. Ảnh: Liêu Lãm.
Rút kinh nghiệm từ những kỳ thi quan trọng trước đây, Quốc Minh (20 tuổi, quê Bình Dương) chọn phương án đi một mình vì không muốn vừa bước ra khỏi phòng thi đã bị hỏi: “Làm bài được không?”, “Thi ra sao rồi?”.
“Mình biết bố mẹ lo lắng nhưng những câu hỏi này khiến mình thấy áp lực hơn. Buổi chiều còn thi một môn khác nên mình muốn dành tâm trạng để làm bài thật tốt”, Minh nói.
Ngoài những lý do trên, một số bạn trẻ khác muốn nán lại dò kết quả và trao đổi thêm về môn tiếp theo nên việc bố mẹ đưa đón sẽ khá bất tiện và mất thời gian.
“Sợ bố mẹ đứng nắng, đội mưa đợi mình”
Mai Anh (18 tuổi, học sinh trường THPT Trần Quang Khải, TP.HCM) là sĩ tử của kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Dù khá hồi hộp, 10X vẫn quyết định đến điểm thi một mình.
Chia sẻ với Zing, Mai Anh giải thích vì thời gian kết thúc các buổi thi sẽ rơi vào khoảng 11-12h trưa hoặc 16-17h. Đó là 2 khung giờ cao điểm nên lượng xe ra vào khá đông đúc, nhất là tại các thành phố lớn. Vì thế, cô bạn không muốn để bố mẹ đứng nắng, đội mưa đợi mình. Thay vào đó, việc tự đi sẽ giúp cả nhà linh hoạt hơn khi sắp xếp công việc.
Ngoài ra, ngày nay, với nhiều sự lựa chọn hơn trong việc theo đuổi ước mơ, nhiều bạn trẻ cho rằng đại học không còn là con đường duy nhất dẫn đến thành công nên chuyện thi cử cũng không quá áp lực như các thế hệ trước.
Một số xác định du học khá sớm, số khác chọn gap year để khám phá bản thân. Có người thì quyết định không học đại học lý do cá nhân.
Do đó, với những bạn trẻ này, kỳ thi đại học cũng bình thường như “bao bài kiểm tra khác ở trường” nên không cần thiết phải nhờ bố mẹ đưa đón.
“Mình đi thi với tâm lý khá thoải mái do mình định sẽ gap year để trau dồi thêm ngoại ngữ để chuẩn bị đi du học. Với mình, kỳ thi này không gây áp lực nhiều nên cũng không đặt nặng kết quả”, Mỹ Linh (19 tuổi) nói với Zing.
Thế hệ cuối 9X, đầu 10X không còn đặt nặng việc thi cử như thời trước. Ảnh: Phạm Ngôn.
Năm nay, chị Lê Hương (45 tuổi, nhân viên văn phòng, TP.HCM) cũng có con gái dự thi tốt nghiệp THPT. Vì chồng thường hay đi công tác xa nhà, việc đưa rước con cái đi học đều phụ thuộc vào chị. Cứ mỗi buổi sáng, chị lại tất bật sửa soạn cho đứa lớn, đứa nhỏ đến trường rồi mới đến cơ quan.
Từ khi con gái lên cấp 3, chị Hương sắm cho con chiếc xe đạp điện để tiện đi học. Ngày thi đến gần, vì muốn động viên con, chị dự định xin nghỉ vài hôm để đưa con đi thi.
Thương mẹ vất vả, Thu Trang – con gái chị Hương – đề xuất với mẹ để cô tự đến điểm thi một mình. Sau một hồi thảo luận, cuối cùng, hai mẹ con quyết định chị Hương đưa con đến trường vào ngày thi đầu tiên vì rơi vào cuối tuần. Những ngày còn lại, Trang sẽ tự đi hoặc nhờ bạn bè qua đón.
“Điểm thi ở trường khác nhưng cũng khá gần nhà em. Nếu để mẹ nghỉ làm để chở em đi thi thôi thì cực quá. Với trước đó, em cũng đi tìm trường thử rồi nên không lo lạc”, 10X bày tỏ.
Nhiều phụ huynh nói rằng việc đưa con đi thi vẫn là điều cần thiết. Ảnh: Quỳnh Trang.
Theo cuộc khảo sát nhanh của Zing với 60 bạn trẻ từ độ tuổi từ 18-21, khoảng 35% trả lời được bố mẹ đưa đi thi, 42,5% chọn tự đi một mình và 22,5% muốn tự đến điểm thi nếu được gia đình cho phép.
Trong đó, gần 78% số người được hỏi cho rằng việc được bố mẹ đưa đi thi hay tự đi một mình không ảnh hưởng đến kết quả mà phụ thuộc vào năng lực của bản thân. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn muốn đưa con đến trường thi vì sợ con gặp rủi ro trên đường.
Thí sinh, phụ huynh đầy tâm trạng trong buổi đầu thi tốt nghiệp THPT
Hồi hộp và lo lắng là tâm trạng chung của nhiều thí sinh, phụ huynh trước kỳ thi đặc biệt này. Công tác phòng dịch cũng được thực hiện chặt chẽ.
Sáng nay (9/8), hơn 866 nghìn thí sinh trên cả nước chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1 với bài thi môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông tại điểm thi trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều phụ huynh đã đưa thí sinh tới đây từ sớm và động viên các con trước kỳ thi quan trọng này
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức làm 2 đợt. Đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 8-10/8. Đợt 2 đối với các địa phương thực hiện cách ly xã hội.Các thí sinh thuộc diện F1, F2 trong cả nước (nếu có) sẽ dự thi đợt 2
Cái ôm động viên trước giờ "G"
"Thi tốt con nhé!"...
Tại Hà Nội đầu giờ sáng nay, thời tiết khá mát mẻ, không mưa, thuận lợi cho các thí sinh di chuyển đến trường thi
Đưa con tới điểm thi từ sớm, chị Nguyễn Thị Ngọc Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Dù con đã vào điểm thi nhưng tôi vẫn quyết định nán lại để yên tâm hơn. Trước kỳ thi đặc biệt này, gia đình cũng đã chuẩn bị bữa ăn đầy đủ chất để tăng sức đề kháng cho con"
Còn chị Hồ Việt Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ: "Năm nay là một năm khó khăn cho các con khi phải thi trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với những biện pháp được Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế đưa ra giúp phụ huynh yên tâm hơn. Chúng tôi chỉ biết chúc các con bình tĩnh, càng khó khăn lại càng phải nỗ lực"
Cùng chung tâm trạng, anh Phan Quang Bình (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay: "Điều quan trọng hàng đầu tôi nhắc nhở con khi bước vào kỳ thi năm nay là phải biết bảo vệ chính mình bằng các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn đúng quy định trong phòng dịch"
Thí sinh sát khuẩn tay trước khi bước vào điểm thi
Các cán bộ cũng được bố trí tại cổng trường để đo thân nhiệt cho thí sinh
Hình ảnh phụ huynh không rời mắt khỏi điểm thi mà con mình đã vào phòng thi
Tâm trạng trái chiều của những phụ huynh đưa con đi thi tốt nghiệp THPT sáng nay tại Hà Nội Những cái ôm đầy yêu thương, những cái đấm tay chúc thi tốt đan xen tâm trạng lo lắng hồi hộp chờ đợi con em mình trong giờ thi là những cảm xúc mà bậc cha mẹ nào cũng phải trải qua khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Sáng nay 9/8, hơn 870.000 thí sinh trên cả nước bước vào kỳ...