Thi 4 lần đại học, 3 năm đạt trên 27 điểm, thí sinh vẫn trượt
Dù đã cố gắng đạt trên 9 điểm/môn, nhiều thí sinh vẫn trượt đại học trong tiếc nuối.
Thậm chí, có em đã trải qua sự việc đáng tiếc này đến 3 lần.
“Kiên trì em có thừa nhưng may mắn còn thiếu”, là tiếng thở dài của Nguyễn Linh (21 tuổi, Hải Phòng), khi kể về hành trình 4 năm tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nam sinh tốt nghiệp năm 2019, mang ước mơ gắn với sắc xanh của màu áo biên phòng. Nỗ lực đèn sách, kiên trì ôn luyện và chấp nhận thi liên tiếp 4 năm 2019, 2020, 2021, 2022 nhưng may mắn vẫn không mỉm cười với em.
Đạt 28,25 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1
“Ba năm đầu, em thi Học viện Biên phòng với số điểm lần lượt là 20; 27,75; 27,75 khối C00. Em nhớ rõ từng bước đi của mình, để nâng mức điểm từ 6 lên 9 điểm/môn không phải dễ dàng. Em đã nỗ lực hết sức, cố gắng hết mình trong nhiều năm qua, nhưng vẫn không đỗ vì không đạt tiêu chí phụ. Đã có lúc em chán nản, mệt mỏi, em từng bị suy sụp tới mức kiệt sức. Hàng xóm bàn tán, bạn bè dè bỉu, nhưng bố mẹ luôn là người bảo vệ, bênh vực và động viên em cố gắng. Sự ủng hộ và động viên của bố mẹ chính là động lực giúp em cố gắng trong suốt nhiều năm qua”, Nguyễn Linh bộc bạch.
Thí sinh thi 4 lần đại học, 3 năm đạt trên 27 điểm, nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1. Ảnh: NVCC.
Năm 2022, nam sinh quyết định chuyển hướng, đăng ký vào chuyên ngành Luật Kinh tế của ĐH Luật Hà Nội. Em còn đặt thêm 2 nguyện vọng lần lượt là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Hải Phòng.
Năm nay, Linh đạt số điểm khối C00 môn Văn, Sử, Địa lần lượt là 8,25; 10; 9,75 và được cộng 0,25 điểm vùng. Tổng điểm là 28,25 nhưng vẫn không đỗ nguyện vọng 1 là ĐH Luật Hà Nội.
Trượt nguyện vọng 1, Linh cũng trượt luôn nguyện vọng 2 vì thiếu 0,25 điểm mới đỗ vào chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn của ĐH Sư phạm Hà Nội.
Video đang HOT
“May thay, số điểm em đạt được đủ đỗ vào ĐH Hải Phòng. Em xem đây là một niềm an ủi sau nhiều năm miệt mài đèn sách. Trong thời gian tới, em sẽ cố gắng học tập tại ngôi trường em đỗ đạt, sau đó kinh doanh thêm để phụ giúp gia đình để bố mẹ bớt lo lắng”, Nguyễn Linh chia sẻ.
Đủ điểm chuẩn nhưng vẫn trượt vì tiêu chí phụ
Chia sẻ về câu chuyện của mình, Quốc Tuấn (19 tuổi, Hà Nam) cho biết năm ngoái, em đăng ký nguyện vọng vào Học viện Hải quân. Với số điểm 24,2 khối A00, Tuấn không đỗ đại học.
Không nản chí, Quốc Tuấn miệt mài đèn sách và quyết tâm tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Em đạt số điểm 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học lần lượt là 8,2; 6,75; 8,25 và 0,5 điểm cộng vùng, tổng là 23,7 điểm. Đây là điểm số bằng với điểm chuẩn Học viện Hải Quân đưa ra.
Tuy nhiên, trường lấy tiêu chí phụ 1 là 8,2 điểm Toán, tiêu chí phụ 2 là 8,25 điểm môn Vật lý. Quốc Tuấn đã trượt vì không đạt tiêu chí phụ 2.
“Hiện tại, em rối lắm. Em cũng chưa biết mình cần làm gì tiếp theo. Em chưa đủ dũng khí để ôn thi lại thêm năm nữa, nhưng không đủ tự tin bước vào thị trường lao động”, Quốc Tuấn bộc bạch.
Dành lời khuyên cho thí sinh, cô Nguyễn Thị Thuận – giáo viên trường THPT Đông Sơn (Thanh Hóa) – cho biết điều đầu tiên, các em cần làm là giữ bình tĩnh để kịp thời xem xét thông tin, tìm kiếm và nắm bắt cơ hội cho mình. Nhiều trường đại học vẫn xét tuyển bổ sung, các bạn thí sinh vẫn còn những lựa chọn khác để có thể vào đại học.
Nếu phương án trên không thành, các em có thể dành thời gian để ôn luyện hoặc chọn một công việc nào đó phù hợp để làm, năm sau thi lại và đăng ký xét tuyển những ngành mà các em yêu thích. Hoặc, các em có thể chuyển hướng để tìm được con đường đi phù hợp và đúng với năng lực cũng như hoàn cảnh gia đình.
“Mỗi người sẽ có một lối đi riêng, quan trọng là các em tìm được lối đi phù hợp. Nếu khó đưa ra quyết định, hãy tham khảo lời khuyên của người thân, thầy cô và các anh chị đi trước”, cô Thuận nhắn nhủ.
Những việc thí sinh cần làm ngay sau khi trúng tuyển đợt 1
Đến thời điểm này, hầu hết cơ sở giáo dục đại học đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2022.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Thế Đại
Theo các chuyên gia, điểm chuẩn năm nay không có nhiều biến động so với dự đoán ban đầu. Với thí sinh đã trúng tuyển, cần lưu ý thời hạn xác nhận nhập học trực tuyến.
Phải xác nhận nhập học trực tuyến
Năm nay, mức điểm chuẩn vào các ngành: Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ công chúng của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) là 29,95 điểm - tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Ngành Báo chí của trường này cũng có mức điểm chuẩn lên đến 29,9 điểm. Bên cạnh đó, một số ngành xét tuyển bằng tổ hợp C00 ở một số trường khác cũng rất cao. Đơn cử như: Trường ĐH Luật Hà Nội, ngành Luật kinh tế lấy 29,5 điểm. 3 ngành: Giáo dục chính trị, Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có mức điểm chuẩn 28,5 điểm.
"Trong 11 ngành xét tuyển thì Truyền thông đa phương tiện và Quản trị kinh doanh có mức điểm cao nhất. Đây là 2 ngành luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của thí sinh do có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực" - PGS.TS Trần Quang Tiến nhìn nhận, đồng thời nhấn mạnh: So với năm trước, năm nay điểm trúng tuyển của Học viện Phụ nữ Việt Nam tăng đáng kể ở hầu hết ngành với mức tăng từ 1 - 5 điểm.
Mức điểm trúng tuyển vào một số ngành tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có xu hướng tăng lên so với năm 2021, PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện phân tích, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 ở các môn: Lịch sử, Ngữ văn tăng, phổ điểm đẹp hơn so với năm 2021.
Do đó, điểm chuẩn tổ hợp C00 ở một số trường có xu hướng tăng là điều dễ hiểu. Với nhóm trường đào tạo thiên về ngành kinh tế, điểm chuẩn không biến động quá nhiều so với năm 2021, chỉ chênh lệch 0,5 - 1 điểm. Đơn cử như Học viện Phụ nữ Việt Nam, mức điểm chuẩn dao động từ 15 đến 24 tùy ngành và tổ hợp khối xét tuyển.
ThS Dương Văn Bá - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Hòa Bình (Hà Nội) nêu quan điểm, thay vì quan tâm đến biến động của điểm chuẩn vào các trường đại học, thí sinh cần lưu ý những việc cần làm ngay sau khi biết mình có nằm trong danh sách trúng tuyển của đợt này hay không. Theo đó, với những thí sinh nằm trong danh sách trúng tuyển, cần chú ý các mốc thời gian quan trọng. Cụ thể từ ngày 18/9 đến 17 giờ 00 ngày 30/9, Bộ GD&ĐT mở Hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. Đây là việc bắt buộc các em phải làm trước khi nhập học vào trường.
Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Tìm hiểu các đợt xét tuyển bổ sung
Nhấn mạnh, thí sinh đã xác nhận nhập học trực tuyến vẫn phải thực hiện nhập học tại cơ sở đào tạo (CSĐT) theo kế hoạch, thời gian và quy định, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định, đây là yêu cầu bắt buộc, nếu bỏ qua bước này, thí sinh sẽ không thể nhập học vào CSĐT. Đây được coi là bước tiến trong công tác tuyển sinh năm nay nhằm minh bạch hóa thông tin, tránh hiện tượng các trường "làm ẩu". Cùng với đó, đây cũng là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền lưu ý, thí sinh cần theo dõi thông tin chính thống trên website của các trường để cập nhật về thời gian nhập học, các khoản phí phải đóng góp và các đợt xét tuyển bổ sung (nếu có). Với những thí sinh trượt các nguyện vọng trong đợt 1, có thể tìm hiểu đợt xét tuyển bổ sung của CSĐT.
Theo đó, từ tháng 10 đến tháng 12/2022, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của CSĐT. Nếu CSĐT xét tuyển bổ sung, thí sinh đã trúng tuyển và xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học.
PGS.TS Trần Quang Tiến cho hay, dự kiến sau khi thí sinh đợt 1 xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, đồng thời làm thủ tục nhập học, Học viện Phụ nữ Việt Nam sẽ xét tuyển bổ sung các ngành chưa đủ chỉ tiêu. Thí sinh cần thường xuyên cập nhật thông tin trên website: http://hvpnvn.edu.vn/ để không bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển đại học.
"Để chuẩn bị đón tân sinh viên khóa 10, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động như: Giải bóng đá sinh viên nam - nữ; Cuộc thi Sinh viên thanh lịch 2022; Đại nhạc hội chào tân sinh viên. Tại lễ khai giảng, Học viện sẽ trao hơn 300 suất học bổng đầu vào cho tân sinh viên..." - PGS.TS Trần Quang Tiến chia sẻ.
Đại viện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) thông tin, từ ngày 18/9 đến 17 giờ ngày 30/9, Bộ sẽ mở cổng xác nhận nhập học. Thí sinh cần thực hiện các bước để xác nhận nhập học. CSĐT cần hướng dẫn các em thực hiện đầy đủ quy trình xác nhận nhập học trực tuyến.
Cùng với đó, CSĐT có thể bắt đầu tổ chức nhập học đồng thời với quá trình thí sinh xác nhận nhập học, hoặc tổ chức nhập học sau khi thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. CSĐT có thể theo dõi và tải dữ liệu danh sách cập nhật về số lượng thí sinh nhập học trực tuyến trên Hệ thống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu tuyển sinh nhằm giảm áp lực và thuận lợi trong quá trình tuyển sinh cho nhà trường.
Theo quy định, trước 17 giờ ngày 17/9, CSĐT phải thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1. Từ ngày 18/9 đến trước 17 giờ ngày 30/9, thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống. Từ ngày 1/10, CSĐT có thể thông báo tuyển sinh đợt bổ sung. Từ tháng 10 đến tháng 12/2022, CSĐT xét tuyển các đợt tiếp theo, cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định. Trước ngày 31/12, CSĐT phải báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2022 về Vụ Giáo dục Đại học.
Trường ĐH Luật Hà Nội công bố điểm trúng tuyển học bạ năm 2022 Chiều 19/7, Trường ĐH Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển học bạ. Theo đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Luật Kinh tế tổ hợp A01 với 29,52 Học sinh tham dự buổi tư vấn tuyển sinh của Trường ĐH Luật Hà Nội. Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của Trường ĐH Luật như...