Thép Việt Ý đã có lãi 16 tỷ đồng sau 8 quý liền ngập trong thua lỗ
CTCP Thép Việt Ý (HoSE: VIS) báo lãi trong quý 2 hơn 16 tỷ đồng sau 8 quý chìm ngập trong thua lỗ.
Trong quý 2, doanh thu thuần của VIS giảm 32% so cùng kỳ đạt 902 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gộp đạt hơn 32 tỷ đồng gấp 3,7 lần so với cùng kỳ.
Nhờ tiết giảm được các chi phí trong kỳ nên VIS có lãi ròng hơn 25 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 16 tỷ đồng. Như vậy VIS đã có lãi trở lại sau 8 quý liền ngập trong thua lỗ.
Lũy kế 6 tháng, VIS ghi nhận 1.658 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 30% so với cùng kỳ và vẫn phải ghi lỗ hơn 32 tỷ đồng. Được biết, trong năm nay VIS dự kiến vẫn lỗ gần 66 tỷ đồng.
Theo báo cáo, lỗ luỹ kế tính đến ngày 30/6 của VIS ghi nhận hơn 560 tỷ đồng, cao hơn so với con số 482 tỷ đồng của vốn chủ sở hữu.
VIS báo lãi 16 tỷ đồng trong quý 2.
Video đang HOT
VIS cho biết tình hình kinh doanh khởi sắc là do công tác nhận định, đánh giá thị trường tương đối tốt vì vậy các giao dịch mua bán nguyên vật liệu đầu vào trong quý 2 đều bám rất sát theo biến động lên xuống của thị trường.
Công tác quản trị hàng tồn kho cũng thu được hiệu quả tốt hơn so với các kỳ trước, hạn chế phát sinh tình trạng chênh lệch giữa giá sổ sách của hàng tồn kho với giá trị trường có thể thực hiện được. Kết quả là công ty đã được hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho làm tăng lợi nhuận trong kỳ.
Bên cạnh đó những giải pháp kỹ thuật được công ty nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong khâu sản xuất đã thu được hiệu quả. Các khoản chi phí sản xuất phôi thép được tiết giảm và duy trì ở mức hợp lý, tạo điều kiện cho sản phẩm phôi thép của VIS có thể cạnh tranh về giá với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Ngoài ra do tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VND biến động tăng mạnh từ cuối quý 1 và giảm xuống trong quý 2 nên công ty đã phát sinh khoản thu nhập chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp và đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ của các khoản công nợ có nguồn gốc ngoại tệ.
CenLand của shark Hưng báo lãi giảm mạnh 30% trong 6 tháng đầu năm 2020
Bán niên 2020, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, HoSE: CRE) báo lãi giảm 30% về còn 133 tỷ đồng, thực hiện được 35% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
CenLand ghi nhận doanh thu thuần trong quý 2/2020 gần 430 tỷ đồng, giảm 35% so cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chiếm 245 tỷ đồng kéo lợi nhuận gộp về mức 185 tỷ đồng, giảm 8% so cùng kỳ.
Song song đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên gần 65 tỷ đồng từ mức 53 tỷ đồng.
Do những yếu tố đó, lãi ròng còn lại trong kỳ của CenLand ghi nhận hơn 90 tỷ đồng, giảm hơn 19% so với con số lãi 111 tỷ đồng của quý 2/2019.
Luỹ kế trong cả 6 tháng đầu năm, CenLand báo doanh thu gần 700 tỷ đồng, giảm 33% so cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu hoạt động môi giới bất động sản giảm 24% xuống 510 tỷ đồng, doanh thu đầu tư bất động sản giảm 43% xuống 183 tỷ đồng và doanh thu dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện giảm mạnh 95% từ 54 tỷ đồng xuống còn 2,7 tỷ đồng.
Khấu trừ thuế và chi phí, lãi ròng của CenLand trong bán niên giảm 30% từ 190 tỷ đồng về còn 133 tỷ đồng.
CRE của Shark Hưng báo lãi giảm mạnh trong 6 tháng 2020.
Ban lãnh đạo CenLand từng cho biết thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2020 dự kiến sẽ tiếp tục khó khăn khi nguồn cung bị hạn chế do những vấn đề về pháp lý.
Bên cạnh sự chững lại của thị trường mang tính chu kỳ, và đặc biệt diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có ảnh hưởng rất xấu tới nền kinh tế và thị trường bất động sản tại Việt Nam. CenLand chắc chắn sẽ không tránh khỏi được những tác động đó.
Do đó, Công ty đề ra tổng doanh thu hợp nhất đạt 2.441 tỷ đồng, tăng 5% so với tổng doanh thu 2019, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 400 tỷ đồng, tăng 2% và cổ tức dự kiến là 10%.
So với kế hoạch đề ra, trong nửa đầu năm 2020, CenLand đã thực hiện được 29% mục tiêu doanh thu và 35% mục tiêu lợi nhuận.
Tổng tài sản của CenLand tại ngày 30/6 đạt 2.700 tỷ đồng, xấp xỉ so đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn sụt giảm 10% về mức 1.308 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu khách hàng ngắn hạn 708 tỷ đồng, giảm 13%; khoản phải thu ngắn hạn khác giảm 40% về còn 273 tỷ đồng.
Giá trị hàng tồn kho của Công ty đạt 66 tỷ đồng, trong đó chiếm đa số là hàng hóa bất động sản (bao gồm các căn hộ, đất nền công ty mua từ chủ đầu tư để thực hiện kinh doanh bán lại) với 32 tỷ đồng, còn lại là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với 34 tỷ đồng.
Nợ phải trả của CenLand đã giảm 12% so hồi đầu năm về mức 693 tỷ đồng, đáng kể khoản nợ vay tài chính của Công ty đã giảm đến 90% về còn 9 tỷ đồng từ mức 83 tỷ đồng.
Cổ phần hóa doanh nghiệp ngành Xây dựng: Thua lỗ, chỉ lo bán 'đất vàng'? So với nhiều bộ ngành khác, Bộ Xây dựng là đơn vị có nhiều tập đoàn, tổng công ty phải thực hiện cổ phần hoá (CPH). Tiến trình này đã được đẩy nhanh, tuy nhiên kết quả không được như kỳ vọng. Hàng loạt doanh nghiệp "con cưng" của Bộ Xây dựng CPH xong đã rơi vào tình cảnh làm ăn thất bại,...