Theo UBND tỉnh Cà Mau thì năm 2020 tỉnh này bị thiệt hại mấy nghìn tỷ đồng vì thiên tai?
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2020 tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh không theo quy luật, như hạn hán, mưa lớn kéo dài kết hợp triều cường, giông lốc, sạt lở, sụp lún đất,…Thiên tai đã làm thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi và đời sống người dân…
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, thiên tai đã gây thiệt hại cho tỉnh này với với tổng thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Tính đến giữa tháng 11/2020, thiên tai làm chết 5 người, mất tích 2 người, thiệt hại 860 căn nhà, hơn 43.400 ha lúa và hoa màu, gần 20.500 ha nuôi trồng thủy sản, hơn 20.800 hộ thiếu nước sinh hoạt, trên 1.400 vị trí nhiều tuyến đường giao thông bị sụt lún, sạt lở với chiều dài gần 46km.
Triều cường kết hợp mưa lớn do ảnh hưởng từ các cơn bão khiến nhiều diện tích lúa ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau bị ngập nặng.
Video đang HOT
Đặc biệt, xảy ra sạt lở nghiêm trọng bờ biển Tây với chiều dài hơn 9km. Chủ tịch tỉnh này đã phải ban hành 2 quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây trong tháng 8 và tháng 10/2020.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là hơn 1.072 tỷ đồng. Trong đó, riêng hạn hán thiệt hại đến 800 tỷ đồng và ngập úng hơn 170 tỷ đồng.
Nguyên nhân thiệt hại do hạn hán mà Cà Mau đưa ra là do thiếu nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô, hệ thống công trình thủy lợi chưa hoàn chỉnh, kênh rạch khô cạn làm mất phản áp nước gây sụp lún lộ giao thông.
Thêm vào đó, một bộ phận người dân còn chủ quan duy trì sản xuất tập quán cũ, không thực hiện các khuyến cáo của ngành chức năng; tình trạng nạo vét đất ở lòng sông, kênh mương không đúng quy định nhưng chưa xử lý dứt điểm;…
Bộ đội đóng quân trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các lực lượng chức năng giúp dân thu hoạch lúa bị ngập.
Trước tình hình trên UBND tỉnh Cà Mau đưa ra giải pháp trong thời gian tới, trước mắt đẩy nhanh tiến độ khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất; khẩn trương thi công các công trình nâng cấp, sửa chữa đê, cống, nạo vét kênh…
Về lâu dài, tập trung rà soát điều kiện sản xuất từng vùng để bố trí, tổ chức lại sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, đề xuất giải pháp thay thế việc khai thác nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt và tiếp tục đề xuất Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu các giải pháp chuyển nước ngọt về Cà Mau.
Sạt lở hơn 3 km đê biển, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp
Hơn 3,3 km đê biển ở Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến một số công trình và 26.000 hộ dân.
Sáng 27/8, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với hai huyện trên khoanh vùng khu vực nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn, bố trí lực lượng trực, xây dựng phương án bảo vệ đê...
Ngoài ra, UBND huyện Trần Văn Thời và U Minh được giao trách nhiệm sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực đặc biệt nguy hiểm, cấm mọi tác động vào rừng ở khu vực sạt lở.
Lực lượng chức năng Cà Mau gia cố những điểm sạt lở đê biển Tây. Ảnh: Nhật Tân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 4 đoạn đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng có tổng chiều dài hơn 3,3 km, thuộc các xã Khánh Tiến (U Minh), Khánh Hải, Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời). Nơi đây đai rừng rất mỏng hoặc không còn. Nhiều công trình lưới điện, trường học và trạm y tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, trong mùa mưa bão, gió lớn uy hiếp thân đê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 26.100 hộ dân và 128.900 ha đất nông nghiệp.
Khó khăn khi triển khai các công trình khẩn cấp Hết sụt lún do khô hạn rồi đến mưa bão, nước biển dâng... là thực trạng của tỉnh Cà Mau hiện nay. Trong khi muốn triển khai các dự án tu sửa vướng trăm đường. Cà Mau gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các công trình khẩn cấp. Ảnh: Trọng Linh. Cà Mau là là một trong những tỉnh chịu ảnh...