Theo tận vào phòng ngủ để truy sát nạn nhân
Ngày 10/4, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Bùi Minh Tuyền (SN 1996, ở Đông Anh, Hà Nội), Nguyễn Khả Hùng (SN 1993, ở Đông Anh, Hà Nội), Đào Trọng Tài (SN 1995, ở Đông Anh, Hà Nội) ra xét xử tội “Giết người”.
Theo cáo trạng, khoảng hơn 15 giờ ngày 3/3/2012, Tuyền đến quán internet của chị Phạm Thị Lan, ở cùng xã để chơi điện tử.
Khi vào quán, Tuyền ngồi chơi ở máy số 3. Lúc này anh Đặng Minh Tú (SN 1991) cũng đang chơi điện tử trong quán.
Các bị cáo tại tòa.
Trong khi chơi điện tử, Tuyền hút thuốc lá và nhả khói ra làm khói thuốc bay vào mắt Tú khiến Tú bực bội chửi và đuổi Tuyền ra chỗ khác. Tuyền đứng dậy đi ra trước cửa quán internet, lấy điện thoại gọi cho Nguyễn Khả Hùng (SN 1993) nói mình đang bị đánh, cần bạn “tham chiến”.
Nhận điện thoại của bạn, Hùng nhao đến ngay. Lúc Tuyền đang gọi điện cho bạn đến, anh Tú nghe được cuộc hội thoại đã tát Tuyền rồi bỏ đi.
Một lúc sau, Khả Hùng cùng Đào Trọng Tài tới nơi. Hùng hỏi Tuyền: “Thằng nào đánh mày?” Tuyền đáp: “Thằng ở quán điện tử đánh tao”.
Cả nhóm đến quán internet của chị Hương để tìm anh Tú. Thấy anh Tú đang đứng gần quán, Tuyền chỉ tay vào anh Tú nói với Hùng và Tài: “Nó kia kìa”.
Cả nhóm lao vào tấn công anh Tú. Tuyền rút dao đâm anh Tú khiến nạn nhân phải bỏ chạy về phía nhà mình cách đó khoảng 80m.
Tuyền hô cả bọn đuổi theo anh Tú về tận nhà. Hai tên đứng ngoài cửa, còn Tuyền cầm dao đuổi theo anh Tú vào trong phòng khách tầng 1. Tại đây, anh Tú bị Tuyền đâm trúng ngực trái.
Sau khi bị đâm, Tú bỏ chạy lên tầng 2, Tuyền cầm dao tiếp tục đuổi theo truy sát. Anh Tú chạy vào phòng ngủ ở tầng 2 chốt cửa lại.
Video đang HOT
Không vào được, Tuyền đành ra về. Đúng lúc này, bà Xuân Thị Biên, là mẹ của anh Tú đang ở ngoài vườn, vội chạy vào hô hoán.
Hùng đứng ngoài chờ bạn, thấy bà Biên hô hoán đã dùng viên gạch nửa ném bà Biên và dọa: “Tao thách mày đấy. Hôm nay tao đập nát nhà mày”. Khi Tuyền cầm dao từ trong nhà chạy ra, cả bọn lên xe máy bỏ trốn
Nạn nân được đưa đi cấp cứu và giữ được tính mạng, bị tổn hại 47% sức khỏe.
Các bị cáo bị truy tố tội “Cố ý gây thương tích”, TAND huyện Đông Anh, Hà Nội đã xử phạt Tuyền: 3 năm, 6 tháng tù; Hùng: 6 năm tù; Tài: 3 năm 6 tháng tù.
Ngày 4/2/2013, TAND TP Hà Nội đã xét xử phúc thẩm và tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Đông Anh để điều tra lại vì cho rằng, hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội “Giết người’ chứ không phải “Cố ý gây thương tích” như trước đó các bị cáo đã bị truy tố.
Đến ngày 7/4/2013, Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Minh Tuyền, Nguyễn Khả Hùng, Đào Trọng Tài về tội “Giết người”, đồng thời chuyển hồ sơ vụ án đến Công an Hà Nội để điều tra theo thẩm quyền.
Ngày 11/4, sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt bị cáo Tuyên 8 năm, Hùng 12 năm, Tài 5 năm tù cùng vì tội ‘Giết người’.
T.Nhung
Theo_VietNamNet
Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội
Trong lễ hội rước vua, chúa giả độc đáo ở Đông Anh (Hà Nội), kiệu rước chúa giả đã bị lật.
Hôm nay 10/2 (tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch), tại làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã diễn ra lễ hội đền Sái. Nổi bật là nghi thức rước vua, chúa giả.
Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi. Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ.
Lễ hội được bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa đã được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên nhà vua mới xây xong thành Cổ Loa. Sau đó, Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước "vua sống" diễn ra vào 11/1 âm lịch.
Mỗi một năm, người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai "vua, chúa" và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Năm nay, cụ ông Lê Quang Hân (70 tuổi) được đóng vai chúa. Đây là một trong hai lão nông cao niên trong làng được tuyển chọn kĩ lưỡng (phải từ 70 tuổi trở lên, gia đình văn hóa, con cháu đề huề, nội ngoại đầy đủ). Còn người đóng vai vua là cụ ông Trần Văn Chương (72 tuổi).
Năm nào cũng vậy, người dân trong làng lại nô nức đi xem hội rước vua, chúa giả. Lễ hội bắt đầu từ 13h với lễ khênh kiệu từ đền Sài về đình làng. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chuông, trống.
Kiệu vua, chúa được rước từ đình làng Sái
Người dân tập trung xem lễ rước vua, chúa suốt dọc đường tới đình làng. Kiệu chúa đi trước, dẹp đường cho kiệu vua
Đám thanh niên khiêng kiệu thỉnh thoảng lại hô vang và chạy dẹp đường cho kiệu vua, chúa đi
Năm nay, cụ ông Lê Quang Hân (70 tuổi) được chọn làm chúa giả
Cụ ông Trần Văn Chương (72 tuổi) được chọn làm vua giả
Ngoài ra còn có 4 vị "quan tứ trụ triều đình" gồm có: quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi
Khi kiệu vua gần tới đình làng, một số thanh niên bị vấp chân nên kéo theo những người phía sau ngã theo khiến kiệu lật nhào. Rất may là "vua" không bị văng ra ngoài
Sau khi đón vua về đền làm lễ, chúa thực hiện nghi lễ chém ma gà. Chúa tự tay chém 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá và đổ bát tiết gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà
Vua cùng con cháu kính cẩn vái lạy tại đền. Sau đó, vua sẽ trở về nhà vái lại tổ tiên, dòng tộc
Trẻ em cũng được đóng vai lính trong lễ hội độc đáo nhất Việt Nam này
Theo Khampha
Hà Nội được phép tách huyện Từ Liêm thành 2 quận Trong kỳ họp sắp tới (từ ngày 2 đến 6/12/2013), HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét thông qua đề án chia tách huyện Từ Liêm thành hai quận mới. Vị trí huyện Từ Liêm Chiều nay, tại buổi họp báo giới thiệu nội dung kỳ họp HĐND TP Hà Nội (dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 6/12), ông Nguyễn Hoài...