Theo dõi chặt diễn biến của vùng áp thấp trên biển
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm nay (24-11) ở Bắc Bộ có mưa vài nơi, riêng các tỉnh vùng núi phía bắc đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác.
Hiện trường sạt lở đường dẫn lên cầu Chắc Rè (huyện An Phú, tỉnh An Giang).
Khoảng trưa và chiều 25-11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh thuộc vùng núi phía bắc của Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, một số nơi Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ; từ chiều 25-11, các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm 25-11 trời trở rét. Từ ngày 25-11, ở khu vực bắc Biển Đông gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; biển động.
Ngày 23-11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có Thông báo số 618/TWPCTT-VP gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau cùng các bộ, ngành liên quan về việc xuất hiện một vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông. Hồi 1 giờ ngày 23-11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 9,5-10,5 độ vĩ bắc; 110,5-111,5 độ kinh đông và sẽ dịch chuyển hướng tây tây nam. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía tây quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao từ 2 đến 3m, biển động. Theo đó, các đơn vị cần theo dõi chặt diễn biến của vùng áp thấp trên biển; thông báo cho các tàu, thuyền đang hoạt động biết vị trí, hướng di chuyển để phòng tránh. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu…
Video đang HOT
Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục lên theo triều và đạt đỉnh vào các ngày 27 và 28-11, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long dao động ở mức báo động 1; tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) dao động trên báo động 3 từ 0,05 đến 0,1m. Nguy cơ ngập lụt xảy ra tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông ở TP Hồ Chí Minh. Cảnh báo cấp độ rủi ro do ngập lụt: Cấp 3.
Gần đây, bờ sông Nông Giang đoạn qua thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng. Những vết sạt cao tới 3 đến 4 m, dài hàng chục mét ngày càng tiến sát vào mặt quốc lộ 47C, đe dọa sự an toàn của người, phương tiện lưu thông qua đây. Chính quyền địa phương đã cho rào lại đoạn sạt và đặt biển cảnh báo, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài cần phải được kè kiên cố…
Khoảng 23 giờ ngày 22-11 đã xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng với chiều dài 100 m thuộc tổ 3, ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) làm sụp hoàn toàn đường dẫn lên cầu Chắc Rè đang thi công xây dựng bắc qua sông Hậu. Vụ sạt lở đã kéo theo một xe lu, hơn hai tấn sắt thép, một phà máy bơm cát, một nhà dân sụp xuống sông và đe dọa bốn nhà khác, tổng thiệt hai hơn bốn tỷ đồng… Lực lượng chức năng đã hỗ trợ người dân di dời nhà và tài sản các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn…
Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền nam, khu vực bán đảo Cà Mau có tốc độ sụt lún cao nhất. Nguyên nhân do các đập thủy điện ở thượng nguồn làm suy giảm nguồn phù sa bùn cát. Hiện lượng bùn cát đổ về đồng bằng sông Cửu Long giảm khoảng 70% đến 80%, đến năm 2040 có thể giảm đến 95%. Xu thế xói lở bờ sông, bờ biển sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Theo NDĐT
Bắc Bộ lạnh sâu và kéo dài
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hiện nay, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam.
Sáng nay 18-11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh thuộc phía đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, các tỉnh Bắc Bộ có mưa, mưa rào; các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông.
Người dân thôn I, xã Quảng Châu, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên thu hoạch cam. Ảnh: PHẠM KIÊN (TTXVN)
Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm 18-11 trời trở rét. ợt không khí lạnh này có cường độ mạnh cho nên các tỉnh Bắc Bộ sẽ lạnh khá sâu và kéo dài. Nền nhiệt thấp nhất khu vực Hà Nội có thể xuống mức 15 đến 16 độ C, khu vực miền núi ở mức 12 độ C. Gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 3, cấp 4. Vịnh Bắc Bộ và khu vực bắc Biển ông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động mạnh.
Còn hơn nửa tháng nữa mới bước vào mùa thu hoạch cam ường Canh, nhưng các nhà vườn ở xã Yên Phú (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đã có nhiều khách đến đặt hàng bao tiêu sản phẩm. Sản lượng cam toàn xã ước đạt 400 nghìn tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước gần 100 nghìn tấn, giá bán theo hợp đồng là 32.000 đồng đến 37.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái từ 20 đến 25%. Lý do là nhiều diện tích cam trong xã vừa được cấp chứng nhận VietGAP.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đến nay toàn tỉnh có hơn 10.200 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP (tăng 200 ha so với năm 2018 và 500 ha so với năm 2017) và hơn 260 ha sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Toàn tỉnh có bảy cơ sở đóng gói thanh long và 30 hợp tác xã thanh long gắn với xây dựng chuỗi giá trị theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ngành nông nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các tổ nhóm sản xuất thanh long để xây dựng chuỗi giá trị.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, đến nay, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã công bố tất cả 151 xã, phường, thị trấn hết dịch tả lợn châu Phi. Sở đã đưa ra nhiều giải pháp để các địa phương chỉ đạo việc tái đàn và phát triển chăn nuôi đàn lợn trong thời gian tới; trong đó, chỉ tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học; tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình các tuyến đê biển huyện Lý Sơn (giai đoạn 1). Theo đó, dự án có quy mô xây dựng với chiều dài 855 m, tổng vốn đầu tư 85 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách trung ương và tỉnh. Mục tiêu nhằm chống sạt lở bờ biển, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo vệ cảnh quan môi trường; kết hợp phát triển hạ tầng giao thông, góp phần phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm công tác quốc phòng và an ninh.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Mùa lũ ở An Giang theo chân người đi đặt lọp tôm ở đồng nước nổi Về xã đầu nguồn Phú Hữu, huyện An Phú (tỉnh An Giang) thời gian này, con nước tuy đã tràn đồng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với cùng kỳ, lũ về muộn, cuộc sống mưu sinh của người dân nơi đây cũng vì thế mà chậm trễ theo. Trao đổi với lão ngư Trần Văn Phối, người dân ấp Phú Hiệp,...