Theo dấu chân người Việt cổ
Xứ Thanh – ‘nơi căn bản của nước Nam’, ghi dấu ấn sâu đậm ‘địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại’.
Đó không phải lời tán thưởng xuông mà là thực tế lịch sử. Ngược dòng quá khứ, lần theo bước chân người Việt cổ, qua những nền văn hóa – văn minh từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ qua thời đại đá mới, đồng thau tiến đến văn minh Đông Sơn rực rỡ để hiểu biết sâu sắc hơn tiến trình lịch sử cũng như vai trò, vị trí của xứ Thanh trên tiến trình vĩ đại ấy.
Tượng đá Đa Bút trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đa Bút, thuộc thôn Đa Bút, xã Minh Tân, Vĩnh Lộc (nơi lần đầu phát hiện di chỉ Đa Bút).
Các dấu vết của người nguyên thủy – người vượn sớm nhất được phát hiện ở núi Đọ, tỉnh Thanh Hóa vào năm 1960. Văn hóa núi Đọ bao gồm một hệ thống các di tích sơ kỳ thời đại đồ đá cũ như: núi Đọ, núi Nuông, núi Quan Yên, núi Nổ… Trên những ngọn núi này, người vượn nguyên thủy đã biết ghè vỡ đá núi để chế tác công cụ, làm thành các mảnh tước, hạch đá, rìu tay… Tuy kỹ thuật còn thô sơ, vụng về nhưng đã phần nào phản ánh được bước phát triển vượt bậc của “người nguyên thủy tối cổ trên miền đất xứ Thanh từ người vượn – vượn người đứng thẳng lên bằng hai chân và bắt đầu làm ra công cụ kỹ thuật rìu đá đầu tiên từ những mảnh bazan để lao động sản xuất” (Tinh hoa văn hóa xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa).
Từ “buổi bình minh” ấy, người Việt cổ tiếp tục tiến bước qua hậu kỳ đồ đá cũ với nền văn hóa Sơn Vi tiêu biểu. Những di tích như: Mái Đá Điều (Bá Thước), hang Con Moong (Thạch Thành) là minh chứng sinh động, khẳng định dấu ấn của những “chủ nhân” văn hóa Sơn Vi khắp vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa. “Những thành tựu nghiên cứu liên ngành khảo cổ học, nhân chủng học, cổ sinh vật học, dân tộc học… cho thấy rằng chủ nhân văn hóa Sơn Vi ở Thanh Hóa đã là những người Homo Sapiens – Người hiện đại hay Người khôn ngoan. Đó là những người có trán cao, mặt thẳng, cằm nhỏ, lưng không gù, cổ không cúi về phía trước, dáng đi hoàn toàn đứng thẳng, gần giống người hiện đại ngày nay”.
Là một trong số rất hiếm di chỉ khảo cổ học có địa tầng dày và được bảo tồn tốt nhất hiện nay ở Việt Nam và cả Đông Nam Á, hang Con Moong được ví như “bảo tàng về diễn tiến của các nền văn hóa thời đại đá”. Hang có hình tang trống, hai cửa thông nhau, chiều dài 40m, chỗ rộng nhất lòng hang đạt 9m. Hang chứa đựng 3 tầng văn hóa khác nhau với những hiện vật tiêu biểu đại diện cho 3 nền văn hóa ấy: lớp dưới cùng là những di vật tiêu biểu cho văn hóa Sơn Vi thuộc thời đại đá cũ; lớp giữa là những di vật mang đặc trưng văn hóa Hòa Bình và lớp trên cùng là di vật tiêu biểu cho văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đại đá mới. Từ 3 nền văn hóa ấy đã cho thấy bước chuyển nghìn năm của con người trên vùng đất này từ thời đại đá cũ (văn hóa Sơn Vi) qua văn hóa Hòa Bình sang thời đại đá mới (văn hóa Bắc Sơn). “Đây là một trong những di tích quan trọng nhất không chỉ đối với Thanh Hóa mà còn đối với cả nước, để các nhà khoa học nghiên cứu quá trình diễn biến liên tục của các nền văn hóa thuộc thời đại đồ đá” (Địa chí Thanh Hóa, tập I).
Dịch chuyển qua thời gian, văn hóa Đa Bút hình thành cùng với quá trình chiếm lĩnh đồng bằng của người Việt cổ. Đây là nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới, có niên đại sau các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, cách đây từ 5 – 6 nghìn năm. “Văn hóa Đa Bút có nguồn gốc từ văn hóa Hòa Bình, trải qua nhiều nghìn năm tồn tại và phát triển, là cơ tầng vững chắc cho việc hình thành các văn hóa Tiền Đông Sơn ở vùng đệm giữa châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Mã, một mảng màu đặc sắc trong tiền sử Việt Nam” (Văn hóa Đa Bút – Những giá trị cần bảo tồn và phát huy, Nguyễn Xuân Ngọc).
Tên gọi của nền văn hóa này được lấy theo tên thôn Đa Bút (xã Vĩnh Tân cũ, nay là xã Minh Tân, Vĩnh Lộc), phát hiện ra lần đầu tiên năm 1926, sau đó di chỉ này được tiến hành khai quật. Những hiện vật phát hiện đầu tiên như: rìu đá, cuốc đá, bàn nghiền, chày nghiến, đồ gốm đã cho biết di tích này cho thấy đây là dạng di tích Cồn vỏ nhuyễn thể – Cồn hến: có niên đại đá mới, phản ánh quá trình chiếm lĩnh đồng bằng, chinh phục thiên nhiên, tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong cư dân nguyên thủy thời đại đá mới với việc phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
Ngoài di chỉ Đa Bút (xã Minh Tân), tại Thanh Hóa, văn hóa Đa Bút lưu dấu ấn đậm nét trong hệ thống các di chỉ: bản Thủy (xã Vĩnh Thịnh), làng Còng (Vĩnh Hưng) thuộc huyện Vĩnh Lộc; Cổ Cồn Ngựa (xã Hà Lĩnh, Hà Trung) và Gò Trũng (xã Phú Lộc, Hậu Lộc)…
Những hiện vật còn lưu giữ được tại Di chỉ Cổ Cồn Ngựa (xã Hà Lĩnh, Hà Trung) cho thấy dấu vết của con người thời đại đá mới thuộc nền văn hóa Đa Bút cách ngày nay hơn 6 nghìn năm trước. Di chỉ rộng khoảng 2.000m2, được khai quật năm 1979 – 1980. Di chỉ nằm trong khu vực dải đất cao giữa thung lũng rộng được bao bọc bởi núi đá vôi và đồi đất, ngày nay thung lũng ấy được người dân gọi là cánh đồng Bọc. Đây vừa là nơi cư trú, vừa là nơi mai táng người chết, có tầng văn hóa dày gần 1m. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được số lượng di cốt nhiều nhất trong thời đại đá mới ở Việt Nam tại di chỉ Cổ Cồn Ngựa này.
Video đang HOT
Cùng với đó, các nhà khảo cổ học đã thu được một số lượng mảnh gốm rất lớn. Đồ gốm ở di chỉ Cổ Cồn Ngựa giống với đồ gốm ở khu vực Đa Bút, là các loại có đáy tròn, miệng thẳng hoặc hơi loe, mép miệng bằng xương gốm thô pha nhiều sạn sỏi và không có dấu vết trang trí nào ngoài những rãnh chìm… Ngoài ra, ở di tích Cổ Cồn Ngựa cũng tìm thấy nhiều công cụ bằng đá, nhiều công cụ được ghè đẽo.
Các hiện vật khai quật được ở nơi đây đã khẳng định con đường tiến xuống chiếm lĩnh đồng bằng Thanh Hóa của cư dân Đa Bút. Mặt khác, những biểu hiện khác biệt về hoạt động kinh tế mà trong đó nông nghiệp trồng lúa xuất hiện được coi là một bước chuyển biến lớn lao của đời sống, mà các nhà khảo cổ học thường gọi đây là “một cuộc cách mạng đá mới” thực sự.
Đến nay, dẫu đã trải qua hơn 9 thập kỷ, những di tích, hiện vật thuộc nền văn hóa Đa Bút tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu. Tháng 11-2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2655/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò khảo cổ tại địa điểm Đa Bút thuộc thôn Đa Bút, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, kéo dài gần 1 tháng, trên diện tích 4m2.
Xuyên suốt tiến trình lịch sử, từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ qua thời đại đá mới, đồng thau tiến đến văn minh Đông Sơn rực rỡ, Thanh Hóa vẫn luôn ghi đậm dấu ấn với những di tích, di chỉ, hiện vật tiêu biểu. Đó không chỉ là tư liệu lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học… sinh động, hấp dẫn mà còn là “điểm tựa” vững chắc, nguồn động lực, “sức mạnh nội sinh” quý giá để các thế hệ người xứ Thanh không ngừng nỗ lực, phấn đấu mở “cánh cửa” tương lai…
Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi 'vô hiệu hóa' lũ lụt bằng cách khó ai ngờ!
Người Trung Quốc cổ xưa đã làm gì để tránh lũ lụt mỗi khi mùa mưa kéo về?
Ảnh minh họa.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số ống thoát nước bằng gốm tại một địa điểm thời kỳ đồ đá mới của Văn hóa Long Sơn có niên đại hơn 4.000 năm và tin rằng chúng tạo thành hệ thống thoát nước đô thị sớm nhất và hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc.
Hệ thống thoát nước thành phố đã được khai quật trong tàn tích Thành phố cổ Pinliangtai ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc.
Điều đặc biệt là, khi các nhà nghiên cứu đang xem xét hệ thống thoát nước cổ đại này, họ đã phát hiện ra bằng chứng mới về khía cạnh tập thể đối với một nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới.
Nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc và Anh cho biết người Pingliangtai ở thành phố cổ cùng tên là một phần của xã hội "quản trị xã hội tập thể" chứ không phải là một hệ thống phân cấp tập trung khi họ tạo ra hệ thống quản lý nước bằng gốm 4.000 năm trước ở tỉnh Hà Nam, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Water ngày 14/8/2023.
Các ống thoát nước bằng gốm được khai quật từ di chỉ Pingliangtai. Ảnh: Handout
Zhuang Yijie, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học UCL (Anh) cho biết: "Việc xây dựng và bảo trì hệ thống thoát nước và các cơ sở công cộng khác được vận hành trong một cấu trúc xã hội tập thể, khác với cấu trúc quyền lực hình kim tự tháp mà chúng ta quen thuộc hơn".
Thành phố cổ Pingliangtai được quy hoạch theo hình vuông, xây dựng trên một nền cao 5 mét, diện tích khoảng 50.000 mét vuông, và có chiều dài 185 mét.
Trước đó, năm 2020, các nhà khảo cổ đã khai quật một số ống thoát nước bằng gốm và dần dần phát hiện tại đây có hệ thống thoát nước đô thị cổ hoàn chỉnh, lâu đời nhất.
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐỘC ĐÁO 4.000 NĂM
Các nhà nghiên cứu cho biết các lõi trầm tích chỉ ra rằng trước khi Pingliangtai và các khu định cư khác được xây dựng, khu vực này bằng phẳng và trũng thấp, và bị ngập lụt theo định kỳ.
Toàn cảnh tàn tích thành phố cổ Pingliangtai ở Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: Xinhuanet
Họ cho biết những trận mưa lớn vào mùa hè có thể đổ hơn 500mm mỗi tháng xuống khu vực này, gây thiệt hại lớn cho các cộng đồng.
Để giảm thiểu lũ lụt trong mùa mưa, người dân thành cổ Pinliangtai đã phát triển một hệ thống thoát nước hai tầng.
Tầng đầu tiên là một loạt các rãnh thoát nước chạy song song với các ngôi nhà và giúp chuyển hướng nước từ khu dân cư.
Tầng thứ hai bao gồm một số lượng lớn các ống thoát nước bằng gốm, là công trình được "lập kế hoạch cẩn thận và nỗ lực lớn từ các nhóm làm việc khác nhau của toàn bộ cộng đồng".
Hệ thống thoát nước độc đáo của người dân Pinliangtai. Ảnh: Xinhua
Hệ thống cổ này đặc biệt hiệu quả trong việc chuyển hướng nước trong những cơn mưa mùa hè xối xả.
Ông Zhuang cho biết hệ thống nước ở Pingliangtai là sự kết hợp được quy hoạch bài bản giữa mương và cống. Chúng là sản phẩm của "sức mạnh tập thể".
Ông nói: "Các con mương thu và xả nước thải theo thời gian và chi phí lao động tương đối thấp; trong khi ống thoát nước bằng sứ đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn nhưng có thể chuyển hướng nước mà không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng trên mặt đất như đường xá và tường đất".
Các tác giả kết luận: "Hệ thống thoát nước yêu cầu sức mạnh tập thể này cho thấy tại đây không có dấu hiệu của sự phân cấp xã hội rõ ràng hoặc sự bất bình đẳng đáng kể trong dân cư, như các nơi khác".
Thành phố cổ Pingliangtai được phát hiện vào những năm 1980 và là thành phố thời tiền sử được quy hoạch bài bản sớm nhất ở Trung Quốc. Di chỉ khảo cổ Pinliangtai từng là một trung tâm khu vực trong Văn hóa Long Sơn. Rất nhiều di tích văn hóa, bao gồm cả đồ gốm và ngọc bích tinh xảo, đã được khai quật ở đó.
Trước đó, một số vết bánh xe có niên đại ít nhất 4.200 năm cũng được tìm thấy tại khu di tích này. Chúng được cho là vết bánh xe sớm nhất của Trung Quốc.
Phát hiện hơn 900 hiện vật khảo cổ tại hang Ngườm Sâu, Lạng Sơn Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn Nông Đức Kiên cho biết, Bảo tàng tỉnh vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ tại hang Ngườm Sâu (thôn Làng Giang, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng), phát hiện trên 900 hiện vật khảo cổ học giá...