Theo Đại học Harvard: Có 7 hình thức khác nhau của trí tuệ, bạn thông minh theo kiểu nào?
Các nhà khoa học của trường Đại học Harvard chứng minh rằng, tồn tại 7 dạng khác nhau của trí thông minh. Mỗi người đều nổi trội về một lĩnh vực nào đó và không có ai tổng hợp được tất cả các dạng thông minh.
Hầu hết mọi người đều cho rằng những người theo học ở đại học Harvard đều là những người xuất chúng, phát minh ra máy tính, viết những cuốn tiểu thuyết. Nhưng đó không phải là tất cả! Trên thực tế, thông minh là một khái niệm khái quát và phức tạp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Chẳng hạn, một người từng bị coi là kẻ đứng cuối sổ ở trường lại có thể khôi phục được chiếc xe cổ hay sửa chữa một chiếc ti vi hỏng. Hay nhiều nhà khoa học xuất chúng trong toán học hay vật lí, nhưng họ không thể bắt một quả bóng hoặc thấu hiểu tại sao người bạn của mình lại buồn bã, sợ hãi. Người thông minh biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau.
Bản chất của sự thông minh
Người ta nói gì về trí thông minh? Với Einstein, thông minh là khả năng sáng tạo. Với Oscar Wilde, đó là cái đẹp và sự quyến rũ. Một số người vượt qua những kì thi nhờ vào trí nhớ siêu đẳng. Khả năng ghi nhớ và sử dụng thông tin nhanh chóng được xem là một dấu hiệu của sự thông minh. Mặt khác, các nhà thần kinh học cho rằng, thông minh đến từ sự kết nối của não và sự hoạt động của các nơtron thần kinh.
Xét trên khía cạnh khác khi định nghĩa sự thông minh, nó phụ thuộc nhiều vào các giá trị văn hóa. Trong xã hội khoa học và công nghệ hiện đại, các nhà khoa học với những ý tưởng, sáng kiến, phát minh giúp cho cuộc sống đối phó dễ dàng hơn với sự khắc nghiệt, ô nhiễm và nghèo đói. Chính vì vậy, những thứ được gọi là ‘ý tường khoa học’ được đề cao. Theo xu hướng đó, các nhà vật lí, kĩ sư và nhà lập trình được ví như là các bộ máy sáng tạo phi thường. Nhưng điều đó không đúng trong thời đại Phục Hưng, nơi mà những người khôn khéo về chính trị và xuất chúng trong nghệ thuật được coi trọng. Trong xã hội bộ lạc, quan niệm về thông minh lại khác. Pháp sư là trung tâm của xã hội, được coi trọng bởi khả năng chiêm tinh và nói chuyện với linh hồn. Thậm chí ngày nay, pháp sư vẫn được đề cao ở cộng đồng châu Phi và Nam Mỹ.
Các dạng thông minh
Video đang HOT
Các nhà khoa học đều đồng ý rằng có nhiều dạng thông minh, nhưng họ vẫn còn bất đồng về bản chất của thông minh và liệu chúng có liên quan với nhau hay không.
Nhìn chung, họ đều đồng ý rằng, khả năng giải quyết một bài toán hay xây dựng một công thức yêu cầu thông minh ở một góc độ khác so với việc viết một bài thơ hay sáng tác một bản nhạc. Một số người có niềm say mê với toán học hay văn chương, và họ giành hầu hết thời gian để đặt ra những câu hỏi trừu tượng (tại sao chúng ta ở đây? tại sao vũ trụ lại bao la?…). Đó có thể là một dạng của sự thông minh?
Câu hỏi đặt ra là liệu rằng các dạng thông minh đó có được liên kết với nhau hay không? Nếu nói không, ta có thể chia thành 3 loại: thông minh, bình thường, và chậm chạp. Nhưng có thể bạn đã từng thấy một người xuất sắc trong khoa học và toán học, biết thưởng thức nghệ thuật, đồng thời cũng tốt trong thể thao và rất tâm lí.
Nhiều nhà lí luận khác nhau đã bàn về sự thông minh. Ví dụ, vào đầu thế kỉ 20, Charles Spearman đã lập luận để ủng hộ sự thông minh tổng thể. Nói cách khác, ông thừa nhận rằng, thông minh có nhiều dạng khác nhau, nhưng ông cũng lập luận rằng nếu một người giỏi trên một lĩnh vực, thì họ cũng có thể nổi trội trên tổng thể. Ngược lại, Robert Sternberg đưa ra một lí thuyết về sự thông minh, ông cho rằng, sự thông minh nên được chia làm 3 loại: sáng tạo, phân tích và thực tiễn.
Howard Gardner.
Một trong những lí thuyết thú vị nhất về trí thông minh được nhà tâm lí học Howarf Gardner của đại học Harvard phát triển. Năm 1983, ông nêu ra lí thuyết: ‘Trí thông minh đa dạng’. Gardner không đồng ý với quan điểm của các nhà lý luận như Spearman và ông lập luận rằng trí thông minh không có hình thức tổng thể hoặc khả năng chung.
Gardner nêu ra 7 hình thức khác nhau của trí thông minh. Bắt đầu với 2 dạng thông minh cơ bản là ‘logic-toán học’ và ‘ngôn ngữ-lời nói’. Bên cạnh đó, ông cũng nêu ra các hình thức khác của trí thông minh.
‘Thông minh thị giác-không gian’ có nghĩa là khả năng hình dung và đưa ra các phán đoán không gian chính xác.
‘Thông minh âm nhạc’ bao gồm sự nhạy cảm trong âm nhạc, khả năng làm chủ nhạc cụ, độ cao và âm sắc.
‘Thông minh về mặt thể chất’, nói đơn giản, đây là khả năng phối hợp và kiểm soát cũng như là tốc độ phán ứng của cơ thể. Những ai có được hình thức này sẽ nổi trội trong các lĩnh vực như thể thao, khiêu vũ hoặc diễn xuất.
‘Thông minh giao tiếp xã hội’ có nghĩa là khả năng thích ứng với tâm trạng, cảm xúc, tính khí, và kiểu tính cách của người khác. Giáo viên, nhà trị liệu, và thậm chí cả nhân viên bán hàng đều cần sự thông minh giao tiếp.
‘Thông minh nội tâm’ cơ bản có nghĩa là tự nhận thức hoặc tự hiểu.
Lý thuyết Gardner là chuẩn mực vì họ cho rằng mọi người đều nổi trội về một lĩnh vực nào đó. Theo đồi thị nổi tiếng của Wechsler khoảng 2/3 dân số có chỉ số IQ từ 85 đến 115, và Einsteins và Leonardo da Vincis nằm trong 1/3 còn lại.
Theo Thu Hoài/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Học viên 68 tuổi có tám bằng đại học
Người đàn ông ở TP HCM vừa làm, vừa học để nhận được tám bằng đại học với tâm niệm "nghèo về vật chất nhưng không nghèo tri thức".
Sáng 9/2, Đại học Mở TP HCM trao bằng tốt nghiệp cho hơn 900 học viên theo hình thức đào tạo từ xa, trong đó có người 68 tuổi nhận bằng tốt nghiệp thứ tám ngành Quản trị kinh doanh.
Theo đại diện Trung tâm đào tạo từ xa (Đại học Mở TP HCM), trước đó học viên này đã nhận bảy bằng đại học, trong đó năm bằng do đại học này cấp ở các ngành Tin học, Kinh tế, Xây dựng, Kế toán, Luật kinh tế.
Ngoài ra, học viên còn tốt nghiệp ngành tiếng Anh (Đại học Hà Nội) và ngành Luật (Đại học Huế). Hiện người này chuẩn bị hoàn tất 12 môn học ngành Tài chính - Ngân hàng tại Đại học Mở.
Vì lý do cá nhân, học viên 68 tuổi không có mặt tại buổi lễ tốt nghiệp. Chia sẻ với VnExpress, ông nói không muốn nhiều người biết đến mình bởi "nhìn xung quanh tôi chẳng bằng ai".
Quê ở vùng nông thôn nghèo miền Tây Nam bộ, sau khi có bằng đại học đầu tiên ở Hà Nội, ông đi làm và bắt đầu học tiếp. Việc học nhiều giúp ích cho công việc của ông.
"Càng học càng thấy mình hiểu biết còn kém lắm. Tôi muốn con cháu mình hiểu rằng dù có nghèo về vật chất nhưng không được nghèo về tri thức, phải nỗ lực học tập bất cứ khi nào có thể", ông nói.
Theo VNE
Không có sinh viên trong hội đồng trường, đại học khó qua được kiểm định quốc tế Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tổ chức kiểm định quốc tế rất quan tâm tới sự tham gia của sinh viên trong hội đồng trường. Tại hội thảo góp ý dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chiều 5/12, đại biểu tranh luận sôi nổi về quy định Hội đồng trường -...